Chủ nhật, 27 Tháng 7 2014 00:00

Thực tiễn pháp luật về nhập khẩu Nhật Bản

1. Thực tiễn pháp luật về nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản

1.1. Danh mục hàng hóa HS

Hải quan thế giới đã xây dựng một hệ thống phân loại mới làm cầu nối và hài hòa các hệ thống phân loại hàng hóa khác. Với sự thông qua công ước HS của WCO (Tổ chức Hải quan thế giới), có thể nói danh mục HS đã trở thành một danh mục phân loại hàng hóa được chấp nhận trên toàn cầu. "Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu" là việc căn cứ vào tên gọi, mô tả về tính chất, thành phần, cấu tạo, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hoá để xác định, sắp xếp hàng hoá vào một mã số nhất định theo Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá. Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan. "Công ước Quốc tế về Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá" (International Convention on the Harmonized Commodity Description anh Coding System) và Công ước do Hội đồng hợp tác Hải quan, nay gọi là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) thông qua ngày 14 tháng 6 năm 1983 tại Bruxelles, Vương quốc Bỉ về "Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá", sau đây gọi tắt là Công ước HS. "Hệ thống hài hòa mô tả và mã hoá hàng hoá", sau đây gọi tắt là Hệ thống hài hoà (viết tắt là HS) là hệ thống bao gồm các quy tắc tổng quát, các chú giải bắt buộc và danh sách những nhóm hàng (mã 4 chữ số) được sắp xếp một cách có hệ thống ứng với tên, mô tả và mã số hàng hoá. Danh mục những nhóm hàng và phân nhóm hàng của Hệ thống hài hoà sau đây được gọi tắc là Danh mục HS. "Quy tắc tổng quát" là 6 (sáu) quy tắc chung để giải thích Hệ thống hài hoà nhằm phân loại hàng hoá vào một nhóm, phân nhóm nhất định. "Chú giải bắt buộc" là những nội dung giải thích các phần, chương và phân nhóm được gắn kèm ở đầu các phần, chương của Danh mục HS.

1.2. Chế độ nhập khẩu của Nhật Bản.

Nhật Bản đang cố gắng duy trì và phát triển chế độ mậu dịch tự do. Từ đầu những năm 80, Nhật Bản đã tiến hành các biện pháp kinh tế đối ngoại trong một số thời kỳ. Đặc biệt kể từ khi phê chuẩn chương trình hành động. Nhật Bản đã xúc tiến mở cửa thị trường bằng việc cắt giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu, chấm dứt và nới lỏng các biện pháp hạn chế số, cải thiện hệ thống cấp chứng nhận. Các nỗ lực này của Nhật Bản đã làm giảm bớt sự hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là đối với hàng sản xuất công nghiệp và khai thác mỏ, những mặt hàng này chịu thuế trung bình 1,9%, mức thấp nhất trong các nước công nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, đối với hàng công nghiệp, Nhật Bản đã bãi bỏ tất cả các “Hạn chế nhập khẩu còn lại”.

Đối với nông sản nhập khẩu cho đến nay Nhật Bản vẫn đang cố gắng để tự do hàng nhập khẩu và mở rộng cửa thị trường cho các nông sản chính.

Các cố gắng này đã làm tăng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản một cách đều đặn. Ngày nay, Nhật Bản áp dụng các biện pháp toàn diện để mở rộng qui mô nhập khẩu. Các biện pháp này được áp dụng: Khuyến khích về thuế để đẩy mạnh nhập khẩu hàng công nghiệp, cắt giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu, cấp tín dụng nhập khẩu và các biện pháp khác. Các chính sách này đã làm giảm một khối lượng lớn thặng dư mậu dịch và nhằm mục đích cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Nhật.

1.2.1 . Các mặt hàng nhập khẩu tư do không hạn chế

Trên nguyên tắc, ngoại trừ một số ít mặt hàng, thị trường Nhật Bản là tự do trong lĩnh vực ngoại thương. Hiện tại hầu hết hàng nhập khẩu là các mặt hàng nhập khẩu tự do mà không cần xin cấp phép của Bộ Công nghiệp và Thương mại.

1.2.2 . Các mặt hàng nhập khẩu hạn chế

Một số mặt hàng nhập khẩu cần có sự phê chuẩn của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại ghi trong giấy thông báo nhập khẩu phù hợp với các Qui định về kiểm soát nhập khẩu. Thông báo này ghi rõ:  66 mặt hàng hạn chế nhập khẩu cần hạn ngạch nhập khẩu là vật nuôi, cây cối, các sản phẩm qui định trong Công ước Washington. Các hàng hoá sản xuất ở các gia mà cần phải có sự đồng ý cho phép nhập khẩu trước khi nhập khẩu, hay những hàng hoá được vận chuyện đến từ các quốc gia này (có 13 mặt hàng bao gồm cá voi, các sản phẩm từ cá voi và các hải sản từ các khu vực có qui định đặc biệt).

Thông báo nhập khẩu được đăng trên công báo, trong tờ Tsusanaho Koho (Bản tin chính thức của MITI) và tờ Tsusho Koho (Nhật báo Jetro).

1.2.3. Các mặt hàng tự do nhập khẩu

Hàng nhập khẩu mà không cần sự cho phép nhập khẩu hay xuất trình nhập khẩu và hoá đơn cho hải quan được gọi là các mặt hàng “Tự do nhập khẩu”. Các mặt hàng này gồm có:

- Hàng hoá nhập khẩu có kim ngạch nhỏ hơn 5 triệu yên, nhập khẩu cho các mục đích sử dụng cá nhân, hàng hoá liệt kê trong phụ lục 1 của Lệnh Kiểm soát Nhập khẩu.

- Hành lý đem vào Nhật theo phụ lục 2 của lệnh kiểm soát nhập khẩu.

- Hàng hoá được tạm thời bốc dỡ ở Nhật Bản.

Nhân viên hải quan quyết định mặt hàng nào thuộc diện hàng “Tự do nhập khẩu”.

1.3  Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu

Hàng nhập khẩu được qui định bởi lệnh kiểm soát nhập khẩu theo mục 6 điều 15 của Luật Kiểm soát Ngoại thương và Ngoại hối. Các hàng hoà này gồm tất cả các loại động sản. Kim loại quí (vàng thoi, vàng hợp chất, tiền đúc không lưu thông và các mặt hàng khác có hàm lượng vàng cao), chứng khoán, giấy chứng nhận tài sản vô hình,…không thuộc sự điều tiết của lệnh kiểm soát nhập khẩu mà do lệnh kiểm soát ngoại hối qui định. Tuy hầu hết hàng nhập khẩu không cần giấy phép nhập khẩu của MITI nhưng các mặt hàng sau gồm cả những mặt hàng liệt kê trong thông báo nhập khẩu kể trên cần có giấy phép nhập khẩu.

+ Hàng thuộc 66 mặt hàng liệt kê trong thông báo nhập khẩu thuộc diện có hạn ngạch nhập khẩu.

+ Hàng hoá sản xuất hay vận chuyển từ các quốc gia, khu vực qui định trong thông báo nhập khẩu đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu.

+ Hàng hoá đòi hỏi phương thức thanh toán đặc biệt.

+ Hàng hoá cần sự xác nhận sơ thẩm và phải đáp ứng được các qui định đặc biệt của Chính phủ như các loại vắcxin nghiên cứu.

Khi nhập khẩu mặt hàng cần giấy phép nhập khẩu hay sự xác nhận của một số Bộ, các nhà nhập khẩu được toàn quyền ký hợp đồng với các nhà xuất khẩu, nhưng việc ký và thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào sự cho phép hay xác nhận của các Bộ có liên quan. Đặc biệt trong trường hợp hàng cần hạn ngạch nhập khẩu, nên nhớ rằng việc nhập khẩu các mặt hàng đó chỉ có thể sau khi có hạn ngạch nhập khẩu dựa theo thông báo hạn ngạch nhập khẩu chính thức.

Việc thanh toán hàng nhập khẩu cần giấy phép chỉ có thể thực hiện sau khi giấy phép nhập khẩu đã được cấp.

1.4.  Chế độ hạn ngạch nhập khẩu

Chế độ hạn ngạch nhập khẩu được xây dựng nhằm định ra hạn ngạch về số lượng và trị giá hàng hoá nhập vào Nhật Bản. Hạn ngạch được tính toán trên cơ sở cầu trong nước và các yếu tố khác. Thông báo nhập khẩu được xuất bản vào đầu và giữa năm tài chính, qui định trình tự các bước để xin hạn ngạch cho một hay một nhóm mặt hàng. Khi nhập khẩu một mặt hàng theo hạn ngạch, nhà nhập khẩu sẽ không được cấp giấy phép của ngân hàng quản lý ngoại hối hay các cơ quan khác nếu họ chưa xin được hạn ngạch của MITI.

Tổng  giá trị hạn ngạch của một mặt hàng hay một nhóm hàng được xây dựng và từng hạn ngạch sẽ được phân cho các nhà nhập khẩu trong giới hạn của tổng hạn ngạch đó.

a . Chế độ theo dõi việc phân bố hạn ngạch nhập khẩu

Theo chế độ này, hạn ngạch được phân bổ sẽ căn cứ vào tỉ lệ hạn ngạch của nhà nhập khẩu trong một thời kỳ cụ thể trong quá khứ so với tổng trị giá hay số lượng hạn ngạch của một mặt hàng hay một nhóm hàng.

b . Chế độ theo dõi việc thông quan

Theo chế độ này, trị giá hay số lượng hạn ngạch được phân bổ căn cứ vào tổng số lượng hay trị giá hạn ngạch dự tính hoặc đã thực hiện được trong thời gian trước.

c .Chế độ thông báo chính thức

Theo chế độ này, việc phân bổ hạn ngạch được căn cứ vào số lượng hay trị giá hạn tối đa do các cơ quan nhà nước phân trước cho các nhà nhập khẩu. Mức hạn ngạch được quyết định trước này được qui định trong các thông báo chính thức gửi các nhà nhập khẩu.

d. Chế độ theo đơn đặt hàng

Theo chế độ này, hạn ngạch được phân bổ hoặc căn cứ vào số lượng hoặc vào trị giá hàng đã được đặt mua bởi người tiêu dùng cuối cùng.

e. Chế độ theo đầu người

Theo chế độ này, số lượng và trị giá hạn ngạch được phân bổ bình đẳng cho các nhà nhập khẩu. Chế độ thường được dùng đi đôi với một trong hai chế độ theo dõi nói trên.

f. Chế độ Olympic (Ai xin trước được trước)

Theo chế độ này, hạn ngạch được phân theo nguyên tắc “Ai xin trước được trước” cho đến khi đạt đến một nửa số lượng hay trị giá cụ thể. Chế độ này có thể áp dụng cho các nhà nhập khẩu có tài liệu theo dõi việc thông quan cho một mặt hàng cụ thể nào đó, trong một thời kỳ nhất định trong quá khứ và nhà nhập khẩu này đã ký hợp đồng nhập khẩu mặt hàng đó.

g . Chế độ thống nhất ý kiến của các quan chức về phân bổ hạn ngạch

Theo chế độ này, hạn ngạch phân bổ cho nhà nhập khẩu sẽ được bàn bạc trong cuộc họp của các quan chức Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế và các Bộ khác...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ năm, 20 Tháng 11 2014 01:57

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành