Chủ nhật, 24 Tháng 8 2014 00:00

Đánh giá ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến FDI

Nhiều công trình trên thế giới đã nghiên cứu về nguyên nhân tạo ra dòng chảy FDI. Phần này chỉ đề cập tới một số lý thuyết về ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến FDI.

I. Lý thuyết ảnh hưởng môi trường đầu tư FDI

1. Lý thuyết chiết trung

Lý thuyết chiết trung hay lý thuyết OLI (ownership–location–internalization) `của Dunning cho rằng một công ty thực hiện hoạt động FDI khi hội đủ ba lợi thế. Ba lợi thế đó là lợi thế sở hữu - lợi thế O (ownership), lợi thế địa điểm-lợi thế L (location) và lợi thế nội hóa-lợi thế I (internalization). Lợi thế sở hữu của công ty được hiểu là công ty đang sở hữu những lợi thế so với công ty khác như công nghệ, bằng phát minh sáng chế, thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, kỹ năng quản lý. Lợi thế sở hữu là tiền đề cho hoạt động FDI. Lợi thế địa điểm có được khi công ty đầu tư tại một địa điểm. Lợi thế địa điểm tạo ra từ vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, quy mô thị trường lớn, chi phí các yếu tố của quá trình sản xuất thấp, môi trường kinh doanh thân thiện... Lợi thế địa điểm là lý do tại sao một số quốc gia lại hấp dẫn hơn các nước khác hay công ty chọn địa điểm này thay vì địa điểm khác. Lợi thế nội hóa là sự tương tác giữa hai lợi thế với nhau. Nhờ nội hóa hoạt động tại một địa điểm làm giảm chi phí giao dịch thay vì cấp phép hoặc xuất khẩu công nghệ như chi phí ký kết và thực hiện hợp đồng.

Theo lý thuyết chiết trung, lợi thế địa điểm hay lợi thế của quốc gia, địa phương nhận đầu tư có ảnh hưởng tới thu hút và thực hiện FDI. Đây là lợi thế mà quốc gia nhận đầu tư có thể chủ động thay đổi để thu hút được nhiều FDI.

2. Lý thuyết chênh lệch lợi nhuận cận biên

Lý thuyết chênh lệch lợi nhuận cận biên cho rằng FDI chảy từ nước có lợi nhuận cận biên thấp đến nước có lợi nhuận cận biên cao. Mac Dougal-Kempt đưa ra lập luận lợi nhuận cận biên của vốn giảm dần khi lượng vốn tăng lên. Lý thuyết này dựa trên giả định thị trường hoàn hảo, không có rủi ro, nên lợi nhuận là biến số duy nhất của quyết định đầu tư. Do đó, một quốc gia có vốn dồi dào thì có mức lợi nhuận cận biên về vốn thấp hơn so với quốc gia khan hiếm vốn. Chênh lệch lợi nhuận cận biên sẽ tạo ra dòng chảy của vốn từ quốc gia có lợi nhuận cận biên thấp sang quốc gia có lợi nhuận cận biên cao, làm cho nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, mỗi quốc gia có chiến lược thu hút ĐTNN theo ngành và vùng khác nhau, mỗi quốc gia có lợi thế khác nhau nên có thể vừa thu hút FDI, lại vừa đầu tư ra nước ngoài. Lý thuyết chênh lệch lợi nhuận cận biên chưa giải thích được việc nhiều quốc gia vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài, vừa thu hút FDI. Với góc độ nhà đầu tư, để tối đa hóa lợi nhuận thì nhiều nhà đầu tư vẫn đầu tư sang nước khác để tránh các rào cản thương mại dù lợi nhuận cân biên không cao hơn. Lý thuyết chênh lệch lợi nhuận cần biết cũng cho thấy quốc gia nào mang lại lợi nhuận cận biên cao hơn sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư.

3. Lý thuyết quy mô thị trường

Lý thuyết này cho rằng quy mô thị trường của một nước có ảnh hưởng đến lượng FDI mà nước đó có thể tiếp nhận. Quy mô thị trường được đo lường bằng lượng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là từ các TNCs, hoặc GDP của từng nước.

Lý thuyết này hoàn toàn đúng trong trường hợp FDI thay thế hàng nhập khẩu. Balassa (1966) cho rằng, quy mô thị trường đủ lớn cho phép chuyên môn hoá sản xuất một số sản phẩm, từ đó có thể đạt đến việc giảm chi phí và vốn đầu tư để bảo đảm lợi nhuận cận biên. Do vậy, khi một nước đã phát triển đến trình độ cho phép khai thác lợi thế về quy mô thị trường đủ lớn để chuyên môn hoá các yếu tố sản xuất và tối thiểu hoá của chi phí thì trở thành nước có tiềm năng thu hút FDI.

Tuy vậy, lý thuyết này cũng không giải thích được trường hợp FDI hướng vào xuất khẩu mà một số quốc gia nhỏ như Singapore, đặc khu Hồng Kông đã thu hút được FDI mặc dù ở đó quy mô thị trường không đủ lớn. Một số nghiên cứu lập luận rằng, không chỉ là quy mô thị trường, hay độ lớn của GDP, mà là tốc độ tăng trưởng của GDP và việc mở rộng thị trường trong nước, mở cửa đối với thị trường nước ngoài là các yếu tố giải thích dòng chảy FDI vào một nước.

4. Lý thuyết lợi thế so sánh

Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1772-1823) cho rằng mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào một số ngành hoặc một số lĩnh vực có lợi thế so sánh so với quốc gia khác thì các quốc gia đều có lợi. Lợi thế so sánh có được khi các quốc gia chuyên môn hóa, tập trung sản xuất và trao đổi những mặt hàng có lợi nhuận lớn nhất hoặc mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất thì các quốc gia đều có lợi hơn khi sản xuất mọi mặt hàng. Các quốc gia có thể có lợi thế tuyệt đối cao hơn hoặc thấp hơn so với nước khác nhưng đều có lợi thế so sánh nhất định, quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng mình có lợi thế so sánh...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ hai, 24 Tháng 11 2014 04:12

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành