Thứ năm, 18 Tháng 9 2014 00:00

Kinh nghiệm sử dụng chính sách chống bán phá giá của EU

1. Quan điểm, mục tiêu sử dụng chính sách chống bán phá giá của EU

EU thực hiện chính sách chống bán phá giá dựa trên chủ trương phục vụ lợi ích cộng đồng (community interest), bao gồm cả lợi ích nhà sản xuất trong nước và lợi ích người tiêu dùng ở các nước thành viên. Theo đuổi chính sách đó, một mặt các quy định  của EU vẫn cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản để tính toán các yếu tố liên quan đến bán phá giá, dựa trên Hiệp định ADA nhằm bảo vệ quyền lợi của ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, khác với Mỹ, EU không thực hiện triệt để mọi công cụ để tối đa hóa biên độ phá giá (trong nhiều trường hợp, EU không dùng phương pháp zeroing). Bên cạnh đó, EU quy định không áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp có ảnh hưởng xấu đến đến lợi ích cộng đồng. Có thể nói, trong số các nước (nhóm nước) thực hiện bảo vệ lợi ích công thì EU là nhóm nước đi đầu và thực hiện tốt chủ trương này. So sánh các quy định của EU, Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy, EU có quy định cụ thể về lợi ích công hơn các nước khác và việc thực thi thể hiện tốt hơn chủ trương bảo vệ lợi ích công.

Trong  gian  đoạn  từ 1995  đến 2011,  EU  đã tiến hành  428 cuộc  điều  tra CBPG, trong đó có 275 cuộc dẫn đến áp dụng biện pháp CBPG (tỷ lệ 64%). Các nước xuất khẩu sang EU bị điều tra và áp dụng biện pháp CBPG chủ yếu là các nước Châu Á. Các nước, khu vực phát triển cũng bị áp dụng biện pháp như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan....

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành