Thứ năm, 23 Tháng 10 2014 00:00

Sự cần thiết phải sử dụng chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu ở Việt Nam

1. Những yêu cầu của chính sách ngoại thương liên quan đến phòng vệ thương mại

Phân tích chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chính sách thương mại của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO, có thể nhận thấy việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại nói chung, chống bán phá giá nói riêng chưa được Chính phủ chú trọng, chưa được xây dựng thành chính sách, chiến lược hoàn chỉnh.

Khảo sát tất cả các mục tiêu, quan điểm chính sách ngoại thương có liên quan đến phòng vệ thương mại nói chung, chống bán phá giá nói riêng của Việt Nam, có thể thấy một số nội dung về mục tiêu và quan điểm liên quan đến chính sách CBPG như sau:

a) Thúc đẩy phát trin công nghip thay thế nhp khu, gim nhp siêu, khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XT của Đảng nhấn mạnh trong việc thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại,… nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế việc thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu, cụ thể là: “Ưu tiên phát triển và hoàn thành những công trình then chốt về cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị thay thế nhập khẩu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng…”;

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nêu nhiệm vụ của việc giảm nhập siêu trong thời gian tới. Cụ thể là “mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước; đa dạng hoá thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu cả quy mô và tỉ trọng, phấn đấu cân bằng xuất nhập khẩu...”

Do bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước rơi vào khủng hoảng, nhập siêu của cả nước trong những năm gần đây tăng cao, Báo cáo chính trị đã yêu cầu khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước. Theo đó, một trong những giải pháp cụ thể đặt ra nhằm đổi mi mô hình tăng trưởng, cơ cu li nn kinh tế, đẩy mnh công nghip hóa, hin đại hóa, phát trin nhanh và bn vng là “Có cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước, mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước ở tất cả các vùng…”

Để thực hiện các nhiệm vụ phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu, giảm nhập siêu và khuyến khích sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước đều phải thực hiện bảo hộ sản xuất trong nước, giảm sự cạnh tranh của hàng nước ngoài trên thị trường nội địa. Thực hiện chính sách chống bán phá giá sẽ góp phần thực hiện các nhiệm vụ trên.

b) Sử dụng thuế chống bán phá giá bảo vệ cạnh tranh lành mạnh giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước

Định hướng sử dụng chính sách chống bán phá giá được đặt ra từ những năm 2000 và được cụ thể hóa trong văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2003. Nghị quyết của Chính phủ số 13/2003/NQ - CP yêu cầu giải trình về dự thảo Pháp lệnh về Chống bán phá giá trên cơ sở nhận định: Cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng được đơn giản hoá và mang tính dài hạn nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các hàng rào nhập khẩu đang từng bước được dỡ bỏ. Chính sách mở cửa thị trường của ta đã đáp ứng nhu cầu mở rộng buôn bán với các nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực do cạnh tranh không lành mạnh thông qua giá hàng hoá, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Vì vậy, việc ban hành Pháp lệnh Chống bán phá giá là hết sức cần thiết nhằm tạo ra hành lang pháp lý hạn chế những tác động tiêu cực do việc bán phá giá gây ra.

Năm 2008 Chính phủ có Nghị quyết số 02/2008/NQ - CP, tiếp tục nêu định hướng cần hoàn thiện pháp luật, bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế. Trong đó, Nghị quyết yêu cầu các Bộ: Ngoại giao, Công Thương;  Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương “nghiên cứu xây dựng, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Lut Thuế chng bán phá giá; sửa đổi, bổ sung một số quy định phi thuế quan  cần  thiết”. Tuy nhiên, yêu cầu này đến nay chưa thực hiện được.  Cũng  trong  năm  2008,  Chính  phủ  đã  có  Nghị  quyết  số 03/2008/NQ - CP,  yêu cầu thực hiện các công việc chủ yếu trong năm, trong đó có: “Xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại chính đáng đối với hàng hóa sản xuất trong nước, phù hợp với các quy định của WTO”. Tuy nhiên, trên thực tế các công việc này không đem lại đề xuất gì trong xây dựng và sử dụng chính sách chống bán phá giá. Trên thực tế, không nước nào có luật Thuế chống bán phá giá, mà chỉ có Luật Chống bán phá giá, việc tính thuế và thu thuế không phải là một việc phức tạp của chống bán phá giá vì tỷ suất bằng biên độ phá giá, việc thu thuế đã có hệ thống thuế quan hiện hành thực thi.

Như vậy, trong các văn kiện thể hiện mục tiêu, quan điểm chính sách thương mại của Việt Nam đã có đề cập đến nhu cầu cần sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại, trong đó có chống bán phá giá. Tuy nhiên, trực trạng các quy định hiện hành cũng như các điều kiện sử dụng chính sách CBPG của Việt Nam phân tích ở dưới đây cho thấy Việt Nam chưa xây dựng được một chính sách CBPG hoàn chỉnh...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành