Thứ sáu, 07 Tháng 8 2015 00:00

Một số vấn đề về quyền sở hữu đối với chứng khoán theo quy định của bộ luật dân sự

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

Nội dung của quyền sở hữu chứng khoán là vấn đề cơ bản khi nghiên cứu về sở hữu chứng khoán. Nội dung này được thể hiện nhiều trong các quy định của pháp luật dân sự, luật doanh nghiệp và luật chứng khoán. Quyền sở hữu chứng khoán thường được nhìn nhận bao gồm ba quyền cơ bản[1] như mọi tài sản khác gồm: quyền chiếm hữu (nắm giữ, quản lý); quyền sử dụng (khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức); quyền định đoạt (chuyển giao quyền sở hữu, từ bỏ quyền sở hữu). Trên cơ sở đặc trưng của từng loại chứng khoán, quyền sở hữu chứng khoán bao gồm những quyền sau:

1.1 Quyền nhận lợi nhuận từ việc sở hữu chứng khoán. Người nắm giữ chứng khoán có thể kỳ vọng ở tài sản tài chính này hai nguồn lợi tức tiềm năng là cổ tức/trái tức và lãi vốn. Tùy theo đặc tính của từng loại chứng khoán mà người sở hữu chứng khoán thu được lợi nhuận  dưới các hình thức sau:

i) Đối với cổ đông, người nắm giữ chứng chỉ quỹ:  Cổ tức là một phần trong lợi nhuận của doanh nghiệp dành chia cho cổ đông, được gọi là thu nhập của cổ đông. Quyền nhận lợi nhuận (cổ tức) từ việc sở hữu cổ phiếu phổ thông. Đây là quyền lợi kinh tế của người sở hữu chứng khoán xuất phát từ đặc thù của chứng khoán. Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty quyết định trả cho những người chủ sở hữu.  Cổ phiếu phổ thông không quy định mức cổ tức tối thiểu hay tối đa mà cổ đông được nhận. Việc có trả cổ tức hay không, tỷ lệ và hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông là tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động và vào chính sách của công ty, và do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Vì thế, thu nhập mà cổ phiếu phổ thông mang lại cho cổ đông là thu nhập không cố định. Khi Công ty thành đạt trong hoạt động kinh doanh, các cổ đông của công ty thường có thể thu được cổ tức cao. Khi công ty thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, các cổ đông thu được cổ tức thấp, thậm chí là không có cổ tức. Ngay cả trong trường hợp công ty hoạt động tốt, lợi nhuận thu được cao, cổ tức mà các cổ đông nhận được có thể không cao do chính sách phân chia lợi nhuận của Công ty muốn dành phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư....

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 


[1] Bộ Luật Dân sự

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành