Chủ nhật, 17 Tháng 4 2016 00:00

Tình hình tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về thương mại, dân sự

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

Một điểm dễ nhận thấy của các hiệp định tương trợ tư pháp song phương được ký kết năm 2007 điều chỉnh nhiều lĩnh vực về tương trợ tư pháp( trừ hiệp định ký với Cộng hòa Pháp). Đặc biệt, có hiệp định gồm cả bốn lĩnh vực của tương trợ tư pháp là tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại, hình sự, dẫn độ vàchuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Sau khi luật tương trợ tư pháp năm 2007 được ban hành, với quy định mỗi lĩnh vực của tương trợ tư pháp do một bộ/ ngành đảm nhiệm từ đề xuất, đàm phán đến ký kết và thực hiện tương trợ tư pháp nêncác hiệp định được ký sau giai đoạn này khôngcòn lồng ghép các lĩnh vực của tương trợ tư pháp như trước đây nữa.

Một đặc điểm nữa là các nội dung về dân sự, thương mại trong một số hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam và nước ngoài đã ký từ những năm 80 của thế kỷ XX gồm quy định về dân sự cũng rộng hơn so với các hiệp định được ký kết gần đây, tức là gần với khái niệm dân sự, tố tụng dân sự theo nghĩa rộng. Trong khi các hiệp định ký mới của Việt Nam[1] cũng như Luật tương trợ tư pháp năm 2007 chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, trình tự,thủ tục như: phạm vi, cách thức, liên hệ, ngôn ngữ, chi phí, miễn phí hợp pháp hóa, điều kiện từ chối tương trợ v.v… thì phần về dân sự của các hiệp định trước đây[2] ngoài quy định chung còn chứa cả các quy định về chọnluật áp dụng về kết hôn, ly hôn, quan hệ pháp lý về thân nhân và tài sản giữa vợ và chồng, về nuôi con nuôi, giám hộ, về hợp đồng và trách nhiệm do gây thiệt hại.v.v..

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 


[1] Hiệp định ký kết với Campuchia

[2] Các hiệp định Việt Nam ký với các nước sau: Tiệp Khắc, CuBa, Bungari

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành