Thứ hai, 18 Tháng 4 2016 00:00

Đánh giá tình hình thực tiện tương trợ tư pháp về dân sự thương mại việt nam và nước ngoài

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

 Hiện nay tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự,thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác mà Việt Nam đã có hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Điều này trước hết thể hiện ở số lượng các yêu cầu,chưa được giải quyết triệt để, số kết quả chưa tương xứng với số yêu cầu được gửi đi và ngược lại cũng như thời gian thực hiện các yêu cầu còn rất chậm.Hoặc là có hiệp định nhưng cá biệt có những nước từ năm 2008 đến nay không phát sinh yêu cầu qua lại nào là qua kênhhiệp định đó là: Mông Cổ, Triều Tiên, Cuba, Bungari và Angiêri mới có hiệu lực năm 2010.

 Ngoài ra điều khoản về ngôn ngữ trong một số hiệp định đôi khi cũng cản trở hoặc làm chậm việc thực hiện hồ sơ ủy thác ở các cơ quan trực tiếp thực hiện. Điển hình là quy định trong thỏa thuận giữa văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự: ”Văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp và các vấn đề kèm theo được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận này phải gửi kèm theo bản dịch có chứng thực một cách hợp thức ra ngôn ngữ chính thức của bên được yêu cầu hoặc ra tiếng Anh khi nhận được hồ sơ yêu cầu không được viết bằng tiếng Anh cơ quan thẩm quyền của Việt Nam trả lại hồ sơ cho Bộ tư pháp và đề nghị phía Đài loan (Trung Quốc )dịch sang Tiếng Việt vì các cán bộ được giao thực hiện trực tiếp các yêu cầu không biết Tiếng Anh. Đây là trường hợp phía bạn thực hiện theo đúng thỏa thuận giữa hai bên nhưng do năng lực cán bộ trong nước còn chưa đáp ứng yêu cầu gây ách tắc trong quá trình thực hiện. Liên quan đến những trường hợp như vậy, Luật trong tương trợ tư pháp năm 2007 và các văn bản hướng dẫ thi hành chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm dịch hồ sơ cũng như kinh phí dịch đối với tài liệu này.

 Bên cạnh đó nhiều yêu cầu ủy thác về dân sự, thương mại bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các quốc gia có hiệp định tương trợ tư pháp với việt Nam trả lại do sai địa chỉ người nhận hoặc không có bản dịch theo ngôn ngữ chính thức của quốc gia được yêu cầu. Trong khi đó một số trường hợp xác định địa chỉ chính xác của đương sự cần ủy thác ở nước ngoài cũng là vấn đề tương đối khó khăn đối với cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam ở nước ngoài,vì địa chỉ của họ thường hay thay đổi hoặc nhiều đương sự không chịu hợp tác đối với cơ quan có thẩm quyền...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành