Thứ ba, 19 Tháng 4 2016 00:00

Tổng quan về hệ thống pháp luật hội nhập quốc tế của Việt Nam

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

Trước đổi mới, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam còn đơn giản về cấu trúc và ít về số lượng văn bản, bởi tại thời điểm đó hệ thống văn bản pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa. Các văn bản pháp luật của Việt Nam thời kỳ này hầu như không có thể hiện vai trò của việc điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hội nhập quốc tế.

 Kể từ khi đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để phục vụ nhu cầu phát triển nội tại của đất nước và thực hiện cam kết quốc tế đã được triển khai một cách khẩn trương hay tích cực. Vì thế, đã làm gia tăng mạnh mẽ về số lượng và chất lượng cảu hệ thống văn bản pháp luật của nước ta. Thậm chí, quá trình đó cũng làm thay đổi về cấu trúc của hệ thống văn bản pháp luật theo hướng phức tạp và hiện đại hơn.

Quá trình cải cách pháp luật của Việt Nam cũng được đánh dấu từ sau đổi mới (năm 1986) đến nay. Trong những năm cuối của thập niên 80 và cả thập niên 90 của thế kỉ XX, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành hoặc sửa đổi với tinh thần thúc đẩy mọi đời sống xã hội của Việt Nam tiếp cận gần hơn, hòa đồng hơn với thế giới bên ngoài, nhưng tập trung hơn cả vào lĩnh vực kinh tế. Do đó, các văn bản pháp luật được ban hành khắc phục những tồn tại, trì trệ của nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo cơ sở pháp lý mới cho việc mở cửa, đón nhận hội nhập về kinh tế quốc tế.

Đến thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, việc cải cách hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam càng trở nên mạnh mẽ với mục tiêu là tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và làm hài hòa hóa pháp luật với các cam kết của Việt Nam cũng như tiếp thu những thành tựu tiến bộ của khao học pháp lý quốc tế để cải cách pháp luật trong nước và tham gia thực hiện cam kết trong khuôn khổ các tổ chức, thiết chế kinh tế quốc tế như ASEAN, Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).v.v..

Trong khoảng 5 năm trở lại đây hội nhập quốc tế càng trở nên mạnh mẽ hơn với việc Việt Nam đưa ra các cam kết quôc tế ở chuẩn mực pháp lý quốc tế cao hơn , hiện đại hơn . Hiện tại trong lĩnh vực hội nhập kinh tế Việt Nam đã kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác nguyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do giữa liên Minh kinh tế Á – Âu và các quốc gia thành viên với Việt Nam (EAEU) (sau đây gọi là hiệp định thương mại tự do giữ Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu); đồng thời kết thúc cơ bản đàm phán hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA). Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do với khối mậu dịch tự do châu âu (EFTA) cũng đang tiến tới giai đoạnh kết thúc đàm phán...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành