Thứ hai, 16 Tháng 5 2016 00:00

Tổng quan về kiểm soát độc quyền theo pháp luật cạnh tranh

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

I. Độc quyền và một số vấn đề về kiểm soát độc quyền

Sự tương tác giữa cung và cầu trong hoạt động trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán tạo nên hình thái thị trường cạnh tranh, thị trường độc quyền; thị trường độc quyền và độc quyền nhóm. Quy luật cung, cầu và thị trường sẽ chi phối hoạt động của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp luôn hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Trên thực tế, hình thái thị trường cạnh tranh phân bổ hiệu quả nhất đến giá cả, sản lượng và hàng hóa dịch vụcũng như quyền lực và sức mạnh thị trường, còn những hình thái thị trường khác sẽ do doanh nghiệp quyết định.Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ, không có quyền lực thị trường và luôn chịu áp lực gia nhập ngành dễ dàng của các doanh nghiệp mới tiềm năng. Họ là người chấp nhận giá và lựa chọn sản lượng cung ứng ra thị trường theo nguyên tắc chi phí biên (MC) = giá bán (P) để tối đa hóa lợi nhuận. Mặt khác, không tồn tại thị trường độc quyền thực sự vì theo quy luật lợi nhuận siêu ngạch từ thị trường độc quyền sẽ thu hút các doanh nghiệp tham gia và làm thủ tiêu tính chất độc quyền của thị trường và hình thành nên các dạng thị trường độc quyền nhóm hoặc thị trường cạnh tranh độc quyền. Tuy nhiên, những doanh nghiệp có sức mạnh vượt trội vẫn có thể đưa ra các quyết định về giá và sản lượng tương tự như doanh nghiệp trên thị trường độc quyền nhằm tối đa hóa lợi nhuận của mình. Những doanh nghiệp nắm sức mạnh thị trường vượt trội như vậy được coi là các doanh nghiệp nắm giữ vị trí thống lĩnh/độc quyền trên thị trường.

Đặc điểm của thị trường độc quyền là gây tổn hại phúc lợi xã hội và lợi nhuận siêu ngạch của nhà độc quyền. Các doanh nghiệp tham gia thị trường cạnh tranh khó có thể thu được lợi nhuận siêu ngạch trong khi đó các doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch khi hoạt động trên thị trường độc quyền, bởi các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường luôn tìm cách đạt được và duy trì vị thế độc quyền. Các doanh nghiệp thường áp dụngtrục lợi từ vị thế, sức mạnh thị trường của mình để thu lợi hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh, đóng cửa thị trường tạo nên sức mạnh độc quyền của doanh nghiệp. Đây là hành vi gây ra tác động tiêu cực cho nền kinh tế và tất nhiên người tiêu dùng là đối tượng phải trực tiếp gánh chịu hậu quả. Vì thế luật cạnh tranh được ban hành nhằm kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường cũng như vị trí độc quyền...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành