Chủ nhật, 19 Tháng 6 2016 16:47

Kinh nghiệm về cạnh tranh và chống độc quyền của Mexico

1. Những nét cơ bản trong chính sách cạnh tranh của Mexico

Ở Mexico, độc quyền bị cấm từ giữa thế kỷ 19 và từ năm 1917 điều cấm này đã được thể hiện trong Hiến pháp Mexico. Tuy nhiên, quy định cấm độc quyền trong Hiến pháp chỉ có ý nghĩa là một tuyên bố trong chính trị mà chưa phải là cơ sở để xây dựng chính sách của chính phủ. Mục tiêu của chính sách cạnh tranh khi đó là xóa bỏ nguy cơ xuất hiện độc quyền tư nhân và mục tiêu này được thực hiện bằng cách kiểm soát giá và thiết lập sở hữu nhà nước. Trên thực tế, cho đến những năm 70 của thế kỷ 20, nhiều hoạt động kinh tế của Mexico chịu sự kiểm soát giá, kiểm soát nhập cuộc, hoặc thuộc độc quyền nhà nước và diễn ra trong môi trường bảo hộ nhập khẩu và kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Nhu vậy, độc quyền vẫn tồn tại bất chấp các hình phạt của nhà nước. Đến giữa những năm 80 của thế kỷ 20, nhiều nhân tố đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế và tài chính. Điều này cho thấy các chính sách cũ, kể cả chính sách cạnh tranh không còn tác dụng kích thích tăng trưởng. Chính phủ phải thay đổi phương hướng phát triển kinh tế, thay kiểm soát bằng cạnh tranh thị trường.

Chính sách cạnh tranh của Mexico là một phần trong chương trình cải cách rộng lớn hơn được bắt đầu từ giữa những năm 1980 nhằm xóa bỏ bảo hộ và kiểm soát tập trung, thay vào đó bằng phát triển nền kinh tế thị trường. Những nội dung chủ yếu của chương trình này là chấm dứt kiểm soát giá, tự do hóa thương mại và đầu tư, tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, cải cách quy chế, áp dụng chính sách cạnh tranh hiện đại. Như vậy, động cơ của chính sách cạnh tranh của Mexico là củng cố chương trình cải cách tự do hóa nói chung. Có thể nói, chính sách cạnh tranh theoo hướng thúc đẩy và bảo vệ cạnh tranh tự do hơn là kiểm soát giá và đầu tư là một hiện tượng mới ở Mexico.

Hai bước đi cơ bản đều có nguồn gốc từ các nguyên tắc cạnh tranh đã dẫn tới nỗ lực cải cách. Bước thứ nhất, chính phủ chấm dứt kiểm soát giá trong nước và nới lỏng hạn chế tham gia thị trường; thực hiện các biện pháp để mở cửa thương mại và đầu tư ( loại bỏ hầu hết giấy phép nhập khẩu bắt buộc, xóa bỏ giá nhập khẩu chính thức, giảm thuế quan, tham gia GATT, NAFTA ); tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm tránh sức ép yêu cầu can thiệp có tính chất bảo hộ; giải quy chế và cải cách thể chế. Tự do hóa thương mại là bước đi rất quan trọng tiến tới cạnh tranh nhưng chưa đủ. Tự do hóa nhập khẩu chưa đủ bảo đảm cạnh tranh trong các khu vực phi thương mại. Việc xóa bỏ những rào cản thương mại chính thức có thể chưa bảo đảm cạnh tranh nếu như các rào cản này được thay thế bởi các rào cản do tư nhân tạo ra. Các doanh nghiệp trong nước có vị trí chi phối hoặc các hiệp hội xuất khẩu, nhập khẩu có thể ngăn cản cạnh tranh bằng cách thông đồng hoặc độc quyền trong hệ thống phân phối và bán lẻ.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm 

Sửa đổi lần cuối Thứ ba, 06 Tháng 12 2016 16:56

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành