Thứ năm, 23 Tháng 6 2016 16:19

Tổng quan về quan hệ lợi ích trong sở hữu trí tuệ đáp ứng yêu cầu hội nhập TPP

1. Khái niệm quan hệ lợi ích trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

a) Quan hệ lợi ích

Mục tiêu theo đuổi quan hệ lợi ích trong mỗi nền kinh tế được thiết lập trên cơ sở hoạt động của các thành viên luôn gắn liền nhau, vì các quan kệ kinh tế trong xã hội được biểu hiện dưới hình thức lợi ích. Lợi ích là động lực thúc đẩy sự gắn kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong xã hội một cách có ý thức. Trong quá trình tương tác giữa các thành viên trên cơ sở kinh tế nhất định tạo thành các quan hệ lợi ích gắn bó chặt chẽ với nhau tương ứng với từng lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội tạo thành hệ thống quan hệ lợi ích trong lĩnh vực đó.

Động cơ thúc đẩy sự liên hệ giữa các chủ thể trong quan hệ lợi ích là bản thân lợi ích. Trong xã hội tồn tại nhiều động cơ lợi ích khác nhau. Cho nên, quan hệ lợi ích cũng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Với động cơ lợi ích lành mạnh, tức phù hợp với những chuẩn mực chung của xã hội ở điều kiện nhất định (hệ thống chuẩn mực này được xã hội đề ra và được chuẩn hoá theo từng điều kiện phát triển), sẽ tạo nên quan hệ lợi ích lành mạnh tương ứng. Các quan hệ này tạo thành nền tảng động lực thúc đẩy xã hội phát triển do chúng góp phần vào việc giải phóng sức sản xuất mà trước hết là giải phóng sức sáng tạo của con người.

Bên cạnh đó, có quan hệ lợi ích không phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội song chúng luôn tồn tại, thậm chí trong nhiều trường hợp, chúng còn lấn át cả quan hệ lợi ích lành mạnh. Trong trường hợp đó, chúng tạo ra các xung đột và lực cản cho sự phát triển của kinh tế và toàn bộ xã hội...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm 

Sửa đổi lần cuối Thứ tư, 07 Tháng 12 2016 16:34

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành