Thứ bảy, 23 Tháng 7 2016 04:31

Đánh giá thực tiễn chống bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam tại thị trường quốc tế

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

Theo thống kê chính thức của Hội đồng Tư vấn về các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế ( Hội đồng TRC) trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên đối với Việt Nam xảy ra năm 1994 tại Coolombia đối với sản phẩm gạo.

Vụ việc này sau đó đã không dẫn đến việc áp thuế chống bán phá giá vì cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu kết luận không có thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa. Kể từ đó cho đến thời điểm tháng 12 năm 2010 đã có tổng cộng 36 vụ kiện chống bán phá giá xảy ra đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam ở hầu hết châu lục trên thế giới, với tỷ lệ bị áp dụng thuế chống bán phá giá là xấp xỉ 70%. Hoa kỳ và EU là hai thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và cũng là hai thị trường có số vụ kiện chống bán phá giá nhiều nhất đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam: EU có 10 vụ và Hoa Kỳ có 5 vụ. Tỷ lệ bị áp dụng thuế chống bán phá giá ở cả hai thị trường này vào khoảng 80%, cao hơn so với tỷ lệ thông thường ( xem Bảng 6 phần Phụ lục ).

Ngoài tỷ lệ số vụ kiện và tần số áp dụng thuế chống bán phá giá cao, thực tiễn chống bán phá giá của Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ và EU trong những năm qua nổi lên một số điểm bất cập sau:

Thứ nhất, tần số các vụ Việt Nam bị kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ và EU diễn ra khá dày đặc. Như số liệu thống kê ở phần Phụ lục cho thấy hầu như hàng năm đều có những vụ kiện chống bán phá giá mới đối với Việt Nam ở một trong hai thị trường này. Cá biệt năm 2004, đã có tới 5 vụ kiện chống bán phá giá đối với Việt Nam ở hai thị trường này. Vào thời điểm hiện tại, Hoa Kỳ và Eu đang áp thuế chống bán phá giá đối với hơn mười sản phẩm và nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Mức thuế chống bán phá giá ở cả hai thị trường này cũng rất cao, phổ biến ở mức 40% và cả biệt có sản phẩm phải chịu thuế suất lên tới 116,31% ( sản phẩm lò xo không bị áp thuế chống bán phá giá ở Hoa Kỳ năm 2008 ). Một số sản phẩm của Việt Nam sau khi hết thời hạn áp thuế chống bán phá giá đầu tiên đã tiếp tục bị gia hạn thuế chống bán phá giá, ví dụ, sản  phẩm dày, mũ da nhập khẩu vào thị trường EU bị áp thuế bán phá giá lần đầu tiên năm 2007 và mới bị gia hạn thêm 15 tháng kể từ ngày 31-12-2010; sản phẩm cá tra, cá basa bị áp thuế lần đầu tiên tại thị trường Hoa Kỳ năm 2002 và tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá thêm 5 năm. Nhiều ý kiến dự báo của cả từ phía chuyên gia và bản thân các doanh nghiệp đều cho rằng, xu hướng hàng hóa Việt Nam bị kiện chống bán phá giá trên thế giới nói chung và đặc biệt ở Hoa Kỳ và EU trong thời gian sắp tới chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên. Đặc biệt là trong tình hình kinh tế ở Hoa Kỳ và EU đang gặp khó khăn thì các ngành sản xuất nội địa của hai thị trường này cũng lâm vào tình trạng bị thua lỗ, có khi bị phá sản, thì kiện chống bán phá giá đối với các sản phẩm cạnh tranh từ nước ngoài mà dễ có cơ hội thắng như các sản phẩm của Việt Nam được coi như là cứu cánh cho ngành sản xuất nội địa. Khi đó, hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam sẽ là miếng mồi béo bở cho cả nhà nhập khẩu và cả nhà sản xuất nội địa. Hàng giá rẻ giúp nhà nhập khẩu thu lãi lớn. Trong khi đó, thuế chống bán phá giá thu được  từ sản phẩm nhập khẩu sẽ được điều tiết trở lại cho ngành sản xuất nội địa...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ sáu, 16 Tháng 12 2016 04:40

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành