Thứ hai, 22 Tháng 8 2016 05:21

Cách xác định giá trị thông thường trong luật chống bán phá giá của một số nước

Theo xu thế chung của thế giới, dưới góc độ thực tiễn của Việt Nam, cùng với việc chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới,chúng ta đang phải đối mặt với ngày càng nhiều các vụ kiện chống bán phá giá. Vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam gặp phải là vào năm 1994 và đến nay, tổng số vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam có liên quan đã lên tới con số 36 (tính đến tháng 12 năm 2012), trong đó có 15 vụ kiện tại thị trường Hoa Kỳ và EU. Một số hàng hóa xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như xe đạp, cá tra, cá basa, giầy, dép, quần áo,v.v, những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, lại là những mặt hàng có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá cao, nhất là tại các thị trường Hoa Kỳ và EU. Có thể nói, cho đến nay, thuế chống  bán phá giá đang là một trong những rào cản lớn nhất đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, kể cả khi đã tham gia WTO. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá, trong thương mại quốc tế, thuế chống bán phá giá được hiểu là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu. Đây là loại thuế nhằm loại bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa có đối sách hữu hiệu để ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá. Doanh nghiệp Việt Nam thường ở thế thụ động, bất lợi trong các vụ kiện chống bán phá giá. Mức thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam luôn ở mức cao, từ 70%-80%. Mỗi khi bị kiện,không những sản lượng của mặt hàng này bị suy giảm nghiêm trọng, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam điêu đứng mà hàng trăm ngàn công nhân cũng có nguy cơ bị mất việc làm...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Sửa đổi lần cuối Thứ bảy, 17 Tháng 12 2016 05:28

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành