Thứ ba, 23 Tháng 8 2016 05:42

Cơ chế hết quyền đối với nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPS

Trong quá trình đàm phán Hiệp định TRIPS, các nước phát triển cho rằng chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ nên được trao quyền ngăn chặn nhập khẩu song song trong một số, hoặc tất cả các trường hợp, trong khi hầu hết các nước đang phát triển lại ủng hộ nguyên tắc hết quyền quốc tế với sự thừa nhận nhập khẩu song song[1]. Hơn nữa, ngay chính trong các nước phát triển cũng như trong các nước đang phát triển cũng có những quan điểm khác nhau về nhập khẩu song song. Do đó, “hết quyền là nội dung đàm phán khó khăn và được chú trọng trong vòng đàm phán Uruguay”[2].

Hiệp định TRIPS là công ước đầu tiên của WTO dành riêng Điều 6 đề cập hết quyền s hữu trí tuệ (với tiêu đề tiếng Anh là “exhaustion”) được quy định “Nhằm mục đích giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, phù hợp với quy định của các Điều 3 và 4, không được sử dụng một quy định nào trong Hiệp định này để đ cập hết quyền sở hữu trí tuệ”.

Trong Hiệp định TRIPS, Điều 6 không phải là quy định duy nhất liên quan đến hết quyền sở hữu trí tuệ. Để hiểu đầy đủ về hết quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Hiệp định TRIPS Điều 6 phải được xem xét trong mối quan hệ với các quy định khác. Chẳng hạn, để làm rõ điều kiện hết quyền và cơ chế hết quyền, phải đặt Điều 6 trong mối quan hệ với Điều 16 mục 1, Điều 126 mục 1 và Điều 28; để hiểu hết quyền trong trường hợp tồn tại điu khoản giới hạn trong hợp đồng, phải xem xét Điều 6 trong mối quan hệ với Điều 8 mục 2 và Điu 40. Có thể thấy, Hiệp định TRIPS cũng như các điều ước quốc tế khác về sở hữu trí tuệ không bao gồm quy định cụ thể về hết quyền đối với nhãn hiệu và hết quyền đối với nhãn hiệu được hiểu thông qua quy định về hết quyền sở hữu trí tuệ. Cho nên, trong chuyên đề này đề cập đến những vấn đề cơ bản đối về hết quyền đối nhãn hiệu dựa trên cơ sở của hết quyền đối với sở hữu trí tuệ...

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

 


[1]Xem: Pacon, Ana M., What Will TRIPS Do for Developing Countries? (in Beier, Friedrich-Karl and Schricker, Gerhard, From GATT to TRIPS - The Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights), IIC 1996 tr. 329 337; Stack, Alexander J., TRIPS, Patent Exhaustion and Parallel Imports, The Journal of World InteUectual Property, Vol., Issue 4, tr. 657.Trong quá trình thương lượng GATT tại vòng đàm phán Uruguay, các nước phát triển cố gắng đưa các vấn đề sỏ hữu trí tuệ vào Hiệp định. Trong khi đó; các nưốc đang phát triển lại phản đối và cho rằng thúc đẩy bảo hộ quyền sỏ hữu trí tuệ chỉ đem lại lợi ích cho các nưốc phát triển. Xem; Stack, Alexander J., TRIPS, Patent Exhaustion and Parallel Imports, The ơournal of World Intellectual Property, Vol. 1, Issue 4, tr. 657; Advocates for International Development, Ạt a Glance Guide to TRIPS Agreement, đoạn 8 <http://www.a4id.org>; Dúrán, Espẹranza and Michalopoulos, Constantine, IPRs and Developing CouỊitrỉes in the WTO Millennium Ro,und, The Journal of World Intellectual Property, Vol. 2, Issue 6, 1999, tr. 853.

[2]Bài phát biểu của ông Adrian Ottèn, nguyên Giám đốc Phòng sở hữu trí tuệ của WTO - ông là Thư ký của Nhóm đàm phán thương mại tại vòng đàm phán Uruguay. Bài phát biểu này được trình bày tại Hội nghị lần thứ 69 Hội Luật gia thế giới, Luân Đôn, tháng 7 năm 2000 (thông tin này được nêu trong UNCTAD-ICTSD Project on IPRs and 'Ề Sustainable Devèlopment, Resource Book on TRIPS and Development, ấ Cambridge University Press, 2005, tr. 103).

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành