Chủ nhật, 16 Tháng 4 2017 06:08

Xác định nguyên nhân khủng hoảng giá dầu thế giới hiện nay

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng

Sau khi đạt ngưỡng 102,53 USD vào tháng 3-2008 từ sau cú sốc giá dầu năm 2007-2008, giá dầu thế giới vẫn tiếp tục giữ ở mức cao trên 100 USD/thùng và đến ngày 11-7-2008 đã lên tới 147,27 USD/thùng, chỉ trong 5 năm (2003-2008) đã tăng 500% . Khi đó, lãnh đạo một số tập đoàn năng lượng của Anh, trong đó có ông Richard Branson, Chủ tịch Tập đoàn Virgin Tycoon đã lên tiếng cảnh báo rằng, thế giới có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng giá dầu tăng cao trong vòng 5 năm tới. Theo nhận định được đưa ra trong báo cáo của Cơ quan đặc trách về mức cung dầu đỉnh và an ninh năng lượng Anh (UK Industry Taskforce on Peak 03 and Energy Security - ITPOES) mà Branson là thành viên[1], thì tỷ lệ khai thác dầu sẽ đạt mức cực điểm vào năm 2015, sau đó sẽ giảm. Điều này, do vậy, sẽ đẩy giá dầu và chi phí đời sống tăng cao. Báo cáo có đoạn viết: “ITPOES phát hiện ra rằng dự trữ dầu mỏ, sự mất an ninh năng lượng bắt nguồn từ những biến động giá và sự bất ổn của nguồn cung dầu sẽ dẫn tới sự mất ổn định trong các hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội vào năm 2015. Việc sản xuất dầu mỏ thế giới sẽ đạt mức cực điểm với sản lượng khai thác hơn 95 triệu thùng/ngày vào năm 2015 (so với sản lượng khai thác của thế giới trong năm 2008 đã là 85 triệu thùng/ngày) và sau đó, đô thị khai thác dầu trong, tương lai sẽ duy trì theo đường thẳng hoặc thậm chí dần đi xuống. Điều này có nghĩa là thời kỳ dầu mỏ giá rẻ đã đi tới hồi kết”[2].

Trong bối cảnh khó khăn đó, nước Mỹ tuyên bố đã có thể sản xuất dầu đá phiến ở quy mô công nghiệp và sẽ sớm trở thành nước xuất khẩu dầu lửa hàng đầu trên thế giới. Cùng lúc đó, khối các quốc gia sản xuất dầu mỏ OPEC tuyên bố tăng thêm 740.000 thùng/ngày vào sản lượng dầu khai thác của khối, với nguồn tăng xuất phát từ Libi. Cùng lúc, các cuộc cách mạng năng lượng sử dụng quang năng, phong năng, thủy năng, năng lượng sinh học,... mà các nước công nghệ phát triển như Đức, Nhật Bản triển khai từ hàng chục năm trước đây bước đầu phát huy tác dụng, trong khi các trung tâm kinh tế lớn của thế giới như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Braxin bắt đầu có dấu hiệu giảm tốc và tăng trưởng chậm lại. Bởi vậy, từ tháng 9-2014, giá dầu liên tục giảm từ mức 114 USD/thùng xuống còn 83 USD/thùng vào ngày 17-10-2014, sau đó tiếp tục giảm xuống mức dưới 45 USD/thùng vào trung tuần tháng 1-2015 và chỉ còn 39,86 USD/thùng vào ngày 21-8-2015, đánh dấu lần đầu tiên kể từ tháng 2-2009 giá dầu giảm xuống dưới 40 USD/thùng.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 


[1] Bản báo cáo với tên gọi "Khủng hoảng dầu mỏ - lời cảnh báo từ nền kinh tố Anh" đã yêu cầu phải thành lập một tổ chức mói để bàn bạc về vấn đề này với sự tham gia của cả chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng Anh (xem Richard Branson: Thế giới sẽ phải đổĩ mặt với khủng hoảng dẩu mỏ vào năm 2015, UK Industry Richard Branson: Thế giới sẽ phải đốì mặt với khủng hoảng dầu mỏ vào năm 2015, UK Industry Taskíòrce on Peak Oil and Energy Security (ITPOES), 2010Taskíorce on Peak Oil and Energy Security (ITPOES), 2010).

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành