Thứ tư, 19 Tháng 4 2017 07:54

Giới thiệu về chính sách ngoại giao dầu khí ngăn chặn và vượt qua các cuộc khủng hoảng của một số nước

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

1. Lý thuyết Hiện thực và chính sách ngoại giao dầu khí

Hiện nay, dầu khí đã trở thành một loại năng lượng  mang tính chiến lược, là “nguồn máu” nuôi sống ngành công nghiệp, an ninh của nó gắn liền với cuộc sống, an ninh và an toàn của một quốc gia. Bất kỳ một cuộc khủng hoảng dầu khí nào (cho dù là khủng hoảng do giá dầu tăng trong các giai đoạn trước hay cuộc khủng hoảng do giá dầu giảm như hiện nay) đều gây ra những tác động tiêu cực và tích cực cho nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Khi khủng hoảng giá dầu tăng, các nước sản xuất và xuất khẩu dầu được hưởng lợi nhiều, còn các nước nhập khẩu rơi vào tình trạng sản xuất đình đốn, suy thoái, cán cân thương mại thâm hụt nặng; trong khi khủng hoảng giá dầu giảm làm cho những nền kinh tế vốn phụ thuộc và phải nhập khẩu nhiều dầu khí có cơ hội phát triển, còn các nước sản xuất và xuất khẩu dầu mở điêu đứng như đã phân tích. Đó là lý do tại sao thế giới đang chứng kiến cuộc chạy đua để thực thi chính sách ngoại giao dầu khí giữa các nước, nhất là các nước lớn, làm cho quan hệ quốc tế thêm phức tạp và đa dạng. Do vậy, trên thế giới đã xuất hiện một phạm trù mối trong nền chính trị quốc tế đương đại, đó là chính sách “ngoại giao dầu khí” trong quan hệ quốc tế.

Chính sách “ngoại giao dầu khí” của các nước được tiến hành tuân theo lý thuyết Hiện thực, theo đó: thứ nhất, cấu trúc hệ thống dầu khí quốc tế và vị trí thứ bậc quyền lực trong thị trường dầu mở quốc tế sẽ quyết định chính sách “ngoại giao dầu khí” của mỗi nước. Cấu trúc hệ thống quốc tế đơn cực, lưỡng cực hay đa cực sẽ quyết định việc các quốc gia đối xử với nhau như thế nào. Đồng thời, vị trí và vai trò của một quốc gia trong cấu trúc hệ thống sẽ cho biết nhiều điều về chính sách đối ngoại của quốc gia đó. Ví dụ, cường quốc sản xuất và xuất khẩu dầu mở sẽ có thiên hướng chi phối không gian chiến lược xung quanh họ, trong khi nước nhỏ (cả về cung và cầu) sẽ tìm cách thích nghi và trong nhiều trường hợp phải chấp nhận sống chung với lũ. Đây chính là cơ sở để nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách đối ngoại bấy lâu nay vẫn duy trì nhận định rằng, quan hệ quốc tế chủ yếu là quan hệ giữa các nước lớn. Không chỉ dừng lại ở lý thuyết, bên cạnh việc kêu gọi một trật tự thế giới công bằng, bình đẳng hơn, các quốc gia nhở thường có xu hướng ưu tiên quan hệ với các nước lớn trên thực tế. Như vậy, từ góc độ này, cấu trúc quyền lực của hệ thống dầu khí quốc tế sẽ cung cấp thêm ít nhất một cơ sở thuyết phục trong quá trình phân tích chính sách đối ngoại của các quốc gia.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn tài liệu xin quý vị tải xuống tệp đính kèm. 

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành