Thứ ba, 21 Tháng 11 2017 04:16

Khủng hoảng nợ công của cộng hòa Síp – bài học về biện pháp kiểm soát khủng hoảng cho Việt Nam

Được viết bởi
Đánh giá bài viết
(0 Đánh giá)

1. Nguyên nhân khủng hoảng của Cộng hòa Síp

Cộng hòa Síp gia nhập liên minh châu Âu vào năm 2004 và gia nhập đồng tiền chung vào năm 2008 nhằm phát triển kinh tế. Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế thì tổng tài sản của hệ thống ngân hàng nước này cao gấp 8 lần GDP quốc gia, đây là một hệ thống ngân hàng có quy mô lớn dưới sự giám sát của EU, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Khi khủng hoảng nợ công của Hy lạp rơi vào tình trạng nguy kịch đã kéo theo cả hệ thống tài chính của cộng hòa Sip rơi vào tình trạng suy thoái do các ngân hàng Síp đem số tiền gửi khổng lồ tái đầu tư ở các quốc gia khác và đặc biệt bị thu hút bởi mức lợi suất hấp dẫn, họ đầu tư vào trái phiếu phát hành bởi chính phủ Hy Lạp và các ngân hàng Síp cũng đầu tư khá nhiều vào trái phiếu chính phủ Síp. Nền kinh tế Síp đã rơi vào tình trạng suy thoái khi các hoạt động kinh doanh giảm 2,3% trong quý 3/2012 và 18tháng giảm liên tiếp.

Khủng hoảng tài chính ở Cộng hòa Síp bùng phát do ba nguyên nhân chủ quan sau đây:

Thứ nhất, Chính phủ Síp đã duy trì chính sách tài chính lỏng lẻo; thiết lập hành lang pháp lý và cơ chế thông thoáng, dễ tiếp cận; áp dụng thuế doanh nghiệp thấp... trong suốt một thời gian dài. Công cuộc cải cách và mở cửa đã đưa Síp từ một quốc gia vốn chỉ phụ thuộc vào nông nghiệp trở thành “thiên đường” của các dịch vụ tài chính, thu hút được một lượng vốn khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê, hệ thống ngân hàng của nước này nắm giữ một lượng tài sản lớn gấp 8 lần quy mô nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng quá “nóng”, nền tảng không vững vàng khiếu hệ thống ngân hàng của Síp ngày càng bộ lộ nhiều bất cập.

Thứ hai, đầu tư không kiểm soát vào những tài sản “yếu”. Với lượng vốn khổng lồ có sẵn, các ngân hàng của Síp đã vung tiền mua trái phiếu của Chính phủ Hy Lạp. Khi Chính phủ Hy Lạp đứng trước bờ vực phá sản, buộc Liên minh Châu Âu phải tiến hành tái cơ cấu các khoản nợ của nước này đã khiến cho hệ thống ngân hàng của Síp vào tình thế lâm nguy. Các ngân hàng của Síp đã mất khoảng 4,5 tỉ euro khi buộc phải xóa hơn 70% nợ cho Hy Lạp.

Để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Eurozone, Chính phủ Síp đã phải bơm tiền để cứu hệ thống ngân hàng. Chính điều này đã làm tăng thâm hụt ngân sách của Chính phủ Síp, nợ công tăng lên mức kỷ lục 85% GDP.

Thứ ba, sự phụ thuộc chặt chẽ của nền kinh tế vào lĩnh vực tài chính và du lịch. Trong khi hệ thống tài chính của Síp gặp khó khăn do khủng hoảng nợ Hy Lạp, ngành du lịch - một trong hai nguồn thu ngân sách chính của Síp cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nguồn thu từ du lịch giảm mạnh càng làm quốc gia này lún sâu vào khủng hoảng nợ công. Bên cạnh đó, Liên minh Châu Âu cũng phải chịu một phần trách nhiệm với tình trạng khủng hoảng hiện nay tại Síp vì:

Một là, việc Liên minh Châu Âu trong nỗ lực ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp buộc các chủ nợ tư nhân xóa bỏ phần lớn nợ trái phiếu chính phủ cho nước này đã khiến hệ thống ngân hàng của Síp sụp đổ.

Hai là sự phát triển quá nóng của hệ thống tài chính ngân hàng ở Síp xảy ra một phần do sự giám sát quá lỏng lẻo của bộ tam Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế.

Ba là khi Síp yêu cầu được nhận hỗ trợ từ Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế điều kiện bộ ba này đưa ra để Síp nhận được gói cứu trợ 10 tỉ euro hết sức ngặt nghèo. Những điều kiện này đã làm Síp mất đi sức mạnh kinh tế lớn nhất của mình, đồng thời đẩy nước này vào một cuộc khủng hoảng chính trị khác khi người dân hoàn toàn mất niềm tin vào Chính phủ.

2. Biện pháp giải quyết khủng hoảng

Bước đi đầu tiên của Síp là đề nghị khoản viện trợ 17,5 tỉ euro từ Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế. Tuy nhiên, ngay 16-3-2013, các bộ trưởng bộ tài chính khu vực Eurozone va Quỹ Tiền tệ quốc tế đã đồng ý cung cấp cho Sip gói cứu trợ trị giá 10 tỉ euro. Điều kiện để giành được số tiền lớn trên là do Chính phủ phải tiến hành thu nhỏ các ngân hàng gặp khó khăn, tư hữu hóa một số tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Mặt khác, tăng tỉ lệ thuế công ty trên danh nghĩa lên 2,5% lên 12,5% bên cạnh việc áp thuế một lần duy nhất ở mức 9,9% đối với các khoản tiền gửi trên 100.000 euro và 6,75% đối với các khoản tiền gửi có giá trị thấp hơn các ngân hàng nhà nước.

Các điều kiện trên được đưa ra với mục đích thanh lọc hệ thống ngân hàng của Síp, cũng như là một lời cảnh cáo đến các quốc gia khác. Tuy nhiên, ở khía cạnh tiêu cực,các điều kiện này sẽ khiến Síp mất đi vị thế thiên đường tài chính” của mình, đồng nghĩa với việc dòng vốn từ nước ngoài sẽ chuyển hướng và gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế Síp, đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp của quốc gia này. Nghiêm trọng hơn, đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm không chỉ tạo nên làn sóng rút tiền ồ ạt, làm tê liệt hệ thống ngân hàng Síp mà còn có nguy cơ lan rộng khắp châu Âu và thậm chí làm sụp đổ hàng loạt các ngân hàng. Điều kiện này nếu được thực hiện cũng có thể sẽ trở thành một tiền lệ xấu làm các nước khác đang gặp khó khăn như Hy Lạp, Tây Ban Nha, v.v. phải lo ngại.

Trước sự phản đối gay gắt của người dân và nguy cơ dòng vốn đang tháo chạy khỏi đất nước, ngày 19-3-2013, Chính phủ Síp đã bác bỏ kế hoạch đánh thuế tiền gửi tiết kiệm.

Ngày 22-3-2013, Quốc hội Síp thông qua 3/8 dự thảo luật do Chính phủ nước này soạn thảo với hy vọng nhận được gói cứu trợ. Đó là các dự luật: Thành lập “Quỹ đầu tư đoàn kết” nhằm huy động 5,8 tỷ euro; kiểm soát vốn nhằm ngăn chặn nguy cơ rút tiền ồ ạt tại các ngân hàng gặp khó khăn phải phân loại nợ có khả năng hoàn trả và nợ khó đòi.

Sáng ngày 25-3-2013, các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu cùng Quỹ Tiển tệ quốc tế, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã đồng ý gói viện trợ 13 tỉ USD cứu hệ thống ngân hãng Síp. Theo đó, Liên minh cháu Ẩu sẽ không đánh thuế bất kỳ khoản tiền gửi nào tại các ngân hàng của Síp và Popular Bank of Cvprus (hay ngân hàng Laiki), ngân hàng lớn thứ hai tại nước này sẽ đóng cửa. Các khoản tiền gửi dưới 100.000 euro tại Laiki sẽ được chuyển sang Bank of Cyprus trong khi các khoản tiền gửi lên đến 100.000 euro sẽ bị đóng băng. Thỏa thuận này đã phần nào giúp ổn định tình hình tại Síp, đẩy lùi nguy cơ Cộng hòa Síp phải rời Eurozone. Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều tác động tiêu cực. Việc ngân hàng Laiki bị buộc đóng cửa khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, bất ổn chính trị gia tăng, tâm lý hoang mang của người dân và sự can thiệp ngày càng mạnh tay của Châu Âu vào Síp cả về kinh tế lẫn bộ máy chính trị…

Ngày 12-4-2013, Liên minh Châu Âu, Ngân hàng trung ương Châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế đã công bố một dự thảo mới, theo đó chi phí giải cứu cho Cộng hòa Síp đã lên đến 23 tỉ euro thay vì 17,5 tỉ euro như ban đầu. Các chủ nợ cũng yêu cầu Síp phải huy động thêm 6 tỉ euro để tự đưa mình thoát khỏi bờ vực phá sản. Yêu cầu này một lần nữa đẩy nền kinh tế bấp bênh của Síp tới nguy cơ sụp đổ và tiếp tục đe dọa đến tiền gửi ngân hàng. Để có số tiền này, Síp dự kiến sẽ đánh thuế nặng vào các tài khoản tiền gửi lớn của người dân tại ngân hàng, gia tăng các loại thuế, tiến hành các vụ quốc hữu hóa, đồng thời bán ra một phần dự trữ vàng quốc gia.

Trước khi nhận được khoản cứu trợ đầu tiên vào tháng 5-2013, Síp cũng đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu thanh khoản và nợ lương viên chức cũng như những người về hưu. Nếu không huy động được 75 triệu đô trong tháng 4-2013, chắc chắn tình hình ở đảo quốc sẽ càng thêm bất ổn1.

Nghiêm trọng hơn, hiện tại ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công tại Cộng hòa Síp đã không còn giới hạn trong phạm vi Châu Âu mà đã lan rộng ra toàn thế giới. Thông tin Síp dự kiến bán vàng mất giá tới 13%- mức sụt giảm lớn nhất trong vòng ba thập kỷ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến ngân hàng trung ương các nước sử dụng vàng làm tài sản dự trữ. Dự trữ vàng của Mỹ, Đức, Italia, Pháp …. Đã chịu thiệt hại hàng chục tỉ USD. Ngoài ra, khủng hoảng tại Síp cũng có thể đẩy Hy Lạp lún sâu hơn vào suy thoái trong năm 2013.

3. Những vấn đề tồn tại ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm

thể thấy sự tương đồng giữa bối cảnh Việt Nam hiện nay với tình trạng của Síp trước khi xảy ra khủng hoảng hệ thống ngân hàng của Việt Nam cũng đang gặp khó khăn vì nợ xấu - nợ xấu này xuất phát từ tình trạng suy thoái kinh tế và vỡ bong bóng bất động sản; đồng thời, nợ công của Việt Nam đã ở mức trên 71,7 tỉ USD, tương đương 49,4% GDP.

Mặc dù các chỉ số về nợ của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng qua đánh giá những vấn đề còn tồn tại của nền kinh tế Việt Nam, nhìn nhận từ bài học của Síp, chúng ta cần rút ra một số bài học nghiệm sau đây:

Thứ nhất, cần thiết phải giám sát sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, để giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu ngân hàng nhất định phải có sự đầu tư nghiêm túc. Nếu cần thiết phải vay tiền từ nước ngoài để giải quyết các vấn để trong nước; cần xem xét, đánh giá giữa lợi ích mà nguồn vốn vay đó mang lại với những ảnh hưởng đến chính trị, chủ quyền quốc gia.

Thứ ba, sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, đặt mục tiêu giảm dần bội chi ngân sách tiến tới mức cân bằng ngân sách.

Thứ tư, khi xảy ra khủng hoảng cần tìm hiểu tận gốc nguyên nhân, các giải pháp giải cứu đưa ra cần dựa trên lợi ích của số đông, không căn cứ trên lợi ích của một số nhóm hay một số tổ chức riêng lẻ.

Thứ năm, không để bất kỳ một lĩnh vực kinh tế nào phát triển “quá nóng”, trở nên “quá lớn” buộc Chính phủ phải giải cứu khi xảy ra khủng hoảng nhằm tránh nguy cơ đổ vỡ của nền kinh tế.

Đã xem 332 lần

Để lại nhận xét

Hãy chắc chắn rằng bạn nhập thông tin (*) là bắt buộc. HTML không được phép.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành