Thứ sáu, 20 Tháng 10 2017 06:59

Kỹ năng phân tích đánh giá chính sách bình đẳng giới trong quy trình lập pháp

Giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới luôn là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước. Việc Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về giới, bình đẳng giới thể hiện sự quyết tâm của Đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Trên thực tế, đã xuất hiện nhiều tấm gương nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nữ doanh nhân, nữ nghệ sĩ, nữ tiến sĩ, nữ giáo sư tài giỏi, xuất sắc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, nhận thức và tổ chức thực hiện các chính sách về bình đẳng giới trong thực tế như thế nào mới là vấn đề đáng quan tâm. Có thể nói, qua việc tổng kết nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng về bình đẳng giới và công tác phụ nữ cho thấy, ở nhiều ban, ngành, đoàn thể và địa phương vẫn chưa nhận thức đúng và thực hiện tốt các chính sách về bình đẳng giới, đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho tỷ lệ nữ tham gia trong hệ thống chính trị vẫn còn ít và thấp, mà có tham gia lãnh đạo, quản lý thì thường chỉ làm cấp phó, thậm chí họ ít có cơ hội tham gia bình đẳng vào các lĩnh vực như nam giới. Chính vì vậy, cách tiếp cận trong đánh thực hiện chính sách bình đẳng giới là rất quan trọng và chủ yếu được thể hiện ở hai cách sau:

Kỹ năng đánh giá chính sách trước khi chính sách được thực hiện: Đây là cách tiếp cận trước, thường được dùng để dự báo các tác động của chính sách. Đây là việc xem xét và đánh giá các chính sách sẽ được triển khai. Cách tiếp cận này dựa vào những số liệu có liên quan tới chính sách để có thể xử lý, phân tích kiểm nghiệm. Các số liệu thống kê, các báo cáo và các nghiên cứu có sẵn là nguồn tài liệu rất quan trọng và cần thiết để đánh giá chính sách trước khi thực hiện chính sách. Cách tiếp cận này rất cần thiết để chỉnh sửa, hoàn thiện văn bản chính sách trước khi chính thức ban hành và áp dụng trong thực tế.

Kỹ năng đánh giá chính sách sau khi bắt đầu và trong quá trình thực hiện chính sách. Đặc trưng của cách tiếp cận này là cần phải thu thập, xử lý, phân tích các dữ liệu trực tiếp liên quan tới việc thực hiện chính sách. Các dữ liệu về chủ thể chính sách, các nội dung cơ chế, chế độ của chính sách, các phương pháp, biện pháp và các đối tượng hưởng thụ chính sách, các bên liên quan đâu vào, hoạt động và đầu ra của chính sách đều cần được thu thập, xử lý và phân tích.

Kỹ năng tiếp cận dựa trên bằng chứng có nhiều yếu tố đặc trưng:

Tầm quan trọng, mức độ phù hợp và trọng lượng. Các cơ quan và đơn vị của chính phủ có xu hướng suy xét theo thứ bậc trong việc lựa chọn bằng chứng sẽ được sử dụng, ở đâu và như thế nào - những quyết định này thường được gắn chặt vào các giả thiết liên quan đến tính hiệu lực và quyền lực của nơi hay người cung cấp bằng chứng. Thường thì chỉ có các bằng chứng chắc chắn (hoặc dữ liệu theo kinh nghiệm) sẽ được sử dụng. Đó thường là lối suy nghĩ hẹp hòi, bởi vì những kiên thức còn tiềm ẩn, sự thông thái dựa trên thực tế và, có lẽ quan trọng nhất là tiếng nói của những người dân thường - “tiếng nói của người nghèo” - thường là có tầm quan trọng như nhau. Hàm ý ở đây vì vậy, là cách tiếp cận theo chính sách dựa trên bằng chứng cân phải cân nhắc cả những nguồn nghiên cứu rộng lớn chứ không chỉ với cái gọi là bằng chứng chắc chắn.

Những vấn đề gì các chính phủ cần phải xem xét khi cố gắng xác định bằng chứng nào là có ích? Những nghiên cứu các đại biểu cần phải dựa trên những đặc điểm sau:

- Tính hiệu lực: bằng chứng có mô tả đúng những gì nó định làm không?

- Tính khách quan: chất lượng của cách tiếp cận được sử dụng để tạo bằng chứng và tính khách quan của nguồn  như phạm vi những cuộc tranh cãi liên quan đến bằng chứng.

 - Uy tín: điều này liên quan đến tính đáng tin cậy của bằng chứng và vì vậy liệu chúng ta có thể dựa vào nó để giám sát, đánh giá hoặc đánh giá tác động không?

- Tính khái quát: thông tin có phạm vi rộng hay chỉ là một vài trường hợp được lựa chọn hoặc thí điểm?

- Tính phù hợp: liệu bằng chứng có kịp thời, có chủ đề và có hàm ý về chính sách không?

- Tính có sẵn:sự tồn tại của bằng chứng (tốt).

- Căn nguyên của bằng chứng: bằng chứng có nền móng thực tế không?

-Tính thực tiễn: liệu những nhà hoạch định chính sách có tiếp cận bằng chứng trong hình thái có ích và liệu những hàm ý về chính sách của nghiên cứu có khả thi và đủ điều kiện không?

Làm thế nào để áp dụng các kỹ năng hoạt động của đại biểu dân cử vào quá trình hoạch định chính sách? Xin đưa ra những kỹ năng cơ bản về phân tích chính sách đối với từng giai đoạn của quá trình chính sách từ giai đoạn sắp xếp chương trình nghị sự xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách trong xây dựng chính sách bình đẳng giới ở từng lĩnh vực:

 - Sắp xếp chương trình nghị sự: cần ý thức và ưu tiên dành cho một vấn đề thông qua thực tiễn trên cơ sở việc xác định vấn đề mối hoặc xây dựng bằng chứng liên quan đến mức độ nghiêm trọng của vấn đề, sao cho những nhân vật chính sách có liên quan ý thức được rằng vấn đề thực sự là quan trọng. Yếu tố then chốt ở đây là tính đáng tin cậy của thông tin về sự việc và cũng là cách mà thông tin được truyền tải.

- Quá trình xây dựng chính sách bình đẳng giới thông qua giám sát và đánh giá quá trình và tác động của một can thiệp nhằm hướng tới mục đích đầu tiên ở đây là để xây dựng cơ chế giám sát. Sau đó, một quy trình giám sát và đánh giá, quan trọng là không những phải đảm bảo được rằng các thông tin thu thập được là bằng chứng khách quan, triệt để và phù hợp, mà nó còn được truyền tải thành công vào quá trình chính sách tiếp theo.

- Thực hiện thông qua các hoạt động thực tiễn nhằm hướng đến trọng tâm thông qua các thông tin thực tiễn mang tính thực tế vật chất vận động nhằm cải thiện tính hiệu quả của các sáng kiến. Điều này có thể bao gồm công việc phân tích cũng như kiến thức có hệ thống về kỹ năng mang tính kỹ thuật, chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tế. Nghiên cứu hành động và các dự án thí điểm thường là quan trọng. Điều chủ yếu là thông tin có tính phù hợp thực tế trong tất cả các bối cảnh khác nhau.

- Bước cuối cùng là đánh giá chính sách bình đẳng giới thường thông qua hai giai đoạn chính đối với quá trình xây dựng chính sách: xác định các phương án lựa chọn chính sách và sau đó lựa chọn phương án ưng ý nhất. Đối với cả hai giai đoạn, những nhà hoạch định chính sách cần phải bảo đảm một cách tốt nhất rằng sự hiểu biết của họ về tình hình cụ thể và về các phương án lựa chọn khác nhau càng cụ thể và toàn diện bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, chỉ như thế họ mới có thể đưa ra được nhũng quyết định có căn cứ về chính sách sẽ ra đời và thực hiện. Điều này bao gồm môi liên kết có tính chất công cụ giữa một hoạt động và một kết quả, cũng như dự tính chi phí và tác động của một can thiệp. Chất lượng và tính đáng tin cậy của bằng chứng là quan trọng.

Từ những phân tích nêu trên cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính sách. Điều quan trọng là phải nhận thức được rằng, tại mỗi giai đoạn của một chu trình chính sách có nhiều yếu tố khác nhau cùng ánh hưởng lên chính sách. Điều này xuất hiện ở cả cấp độ cá nhân, ví dụ như về kinh nghiệm riêng của người hoạch định chính sách, sự tinh thông nghề nghiệp và đầu óc suy xét, lẫn cấp độ thể chế; về động cơ, quyền lợi và năng lực của thể chế. Đồng thời, cũng có nhiều trở ngại sẽ hạn chế mức độ ảnh hưởng của bằng chứng, ví dụ như áp lực cần phải xử lý thông tin nhanh. Việc hoạch định chính sách không khách quan và không trung lập: nó vốn đã là một quá trình chính trị. Nutley nhấn mạnh một thực tế là việc tác động lẫn nhau giữa nhà hoạch định chính sách và nhài nghiên cứu bị hạn chế bởi sự khác nhau của hai thế giới này. Họ sử dụng ngôn ngữ khác nhau và có ưu tiên, chương trình nghị sự, thời gian biểu và hệ thống khen thưởng khác nhau. Kết quả là khoảng cách về giao tiếp giữa họ luôn luôn tồn tại.

Các loại đánh giá chính sách, có thể phân biệt trên cơ sở nội dung đánh giá và sử dụng từng loại hoặc tất cả ba loại đánh giá chính sách như sau:

Đánh giá nhu cầu: đối tượng mục tiêu là ai, bản chất vấn đề cân giai quyết là gì, chương trình nằm trong khuôn khổ nào, hoạt động can thiệp có vị trí như thế nào?

Đánh giá quy trình: chương trình được triển khai như thế nào trong thực tế, các dịch vụ đã hứa được cung cấp chưa, dịch vụ có đèn được đối tượng mục tiêu không khách hàng có hài lòng không?

Đối với hai giai đoạn đầu tiên này, văn hóa đánh giá có ý nghĩa quan trọng. Những giai đoạn này được các cơ quan viện trợ triển khai đều đặn một cách có hệ thống.

Đánh giá tác động mới xuất chương trình có tạo ra tác động mong đợi đối với các cá nhân nam hay nữ hoặc cả nam và nữ hay đối tượng mục tiêu, các hộ gia đình, các thể chế, các đối tượng thụ hưởng của chương trình? Những tác động này là nhờ chương trình hay nhờ vào các yếu tố khác?

Tóm lại, khi đặt câu hỏi về bằng chứng nào được sử dụng trong quá trình hoạch định các chính sách dựa trên bằng chứng cần phải có căn cứ và có tính hệ thống, “tất cả các nỗ lực có hệ thống để làm tăng thêm kho tàng kiến thức”. (OECD, 1981) Điều này có thể bao gồm cả điều tra và đánh giá có tính chất phê phán, xây dựng lý thuyết, thu thập dữ liệu, phân tích, và dự thảo các quy định liên quan đến chính sách và thực tiễn phát triển. Nó cũng bao gồm cả nghiên cứu hành động, tức là nhũng suy nghĩ của những người vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế có hướng đến việc đề cao hoạt động thực tiễn trực tiếp. Chính sách dựa trên bằng chứng thực chất là dựa trên luận cứ khoa học đáng tin cậy. 

Sửa đổi lần cuối Thứ hai, 01 Tháng 1 2018 07:01

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành