Thứ bảy, 21 Tháng 10 2017 07:01

Đánh giá chính sách bình đẳng giới dựa trên bằng chứng - bài học kinh nghiệm của một số quốc gia

Để tìm ra các biện pháp hữu hiệu giúp các nhà lãnh đạo, quản lý thực hiện tốt hơn các chính sách về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; đặc biệt là, góp phần tìm ra các giải pháp tác động ở tầm vĩ mô nhằm tạo ra nhiều cơ hội rộng lớn hơn nữa cho việc thực hiện các chính sách về bình đẳng giới thông qua những cải thiện về cơ chế, thể chế, nhất là luật pháp cần thiết phải nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế về chính sách theo xu hướng được thực hành ít hơn tại các nước đang phát triển so với các nước phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là gì? Việc sử dụng tốt bằng chứng trong chính sách và thực tiễn có thể giúp làm giảm nhanh chóng tình trạng nghèo khổ và cải thiện nhanh chóng đời sống; hai nơi do bỏ qua các căn cứ vào bằng chứng, vì vậy, đã gây ra sự tàn phá trên diện rộng. Trong trường hợp thứ nhất, Chính phủ Tandania đã thực hiện quá trình cải cách dịch vụ y tế căn cứ trên kết quả khảo sát về bệnh tật trong các hộ gia đình; điều này góp phần làm giảm 40% tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh trong các năm từ 2000 đến 2003 tại hai huyện thí điểm. Mặt khác, khủng hoảng về HIV/AIDS đã trở nên sâu sắc ở một số nước bởi vì chính phủ đã bỏ qua bằng chứng liên quan đến nguyên nhân gây bệnh và làm thế nào để ngăn chặn chúng lan tràn.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng ngày càng nhiều cách tiếp cận chính sách dựa trên bằng chứng tại các nước đang phát triển mang lại những thách thức mới. Điều quan trọng cần lưu ý là có sự khác nhau đáng kể về bối cảnh văn hóa, kinh tế và chính trị, và điều đó gây khó khăn cho việc khái quát hóa một cách hợp lý ở đây. Dưới đây, một sô điểm khác biệt chính tồn tại trong các nước đang phát triển và có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng có hiệu quả cách tiếp cận bằng EBP sẽ được nhấn mạnh. 

Một số vấn đề có ý nghĩa phổ biến trong bối cảnh một số nước:

- Điều kiện kinh tế yếu hơn: nguồn lực dành cho nghiên cứu và chính sách ngày càng khan hiếm.

- Môi trường chính trị khó khăn: có nhiều nơi hạn chế sự tự do về chính trị và hệ thông trách nhiệm công yếu thậm chí ở cả những nước có bầu cử. Chính trị bất ổn có xu hưởng tác động tiêu cực lên việc sử dụng bằng chứng trong quá trình chính sách.

- Điều thường xảy ra trong hợp phần về thực hiện của quá trình chính sách là những rào cản đổi với việc sử dụng bằng chứng là lớn nhất. Nhiều nhà bình luận nhận thấy có vấn đề về tính trách nhiệm, sự tham gia của người dân, tham nhũng và thiếu động cơ/năng lực rút ra bằng chứng trong việc thực hiện chính sách.

- Tự do học thuật, tự do truyền thông và điểm mạnh của xã hội dân sự đều có ý nghĩa đối với một chính sách dựa trên bằng chứng có hiệu quả. Đây là một yếu tố chủ chốt trong việc truyền tải ý tưởng vào chính sách và thực tiễn.

- Năng lực bị hạn chế nhiều hơn khi nó liên quan đến việc tạo ra bằng chứng xác thực và xây dựng chính sách.

- Điều kiện về xung đột: các cuộc nội chiến hoặc những xung đột cường độ thấp hạn chế việc áp dụng chính sách dựa trên bằng chứng.

Theo kết quả nghiên cứu tại Xri Lanca năm 2002, lập luận răng có nhiều yếu tố làm cho việc sử dụng chính sách dựa trên bằng chứng tại các nước đang phát triển bị thách thức nhiều hơn. Những thách thức này là do thiếu quản lý hoạt động trong các nước đang phát triển, thiếu chỉ số ở các cấp chính trị hoặc cấp giám sát việc cung cấp dịch vụ; thiếu cơ chế và thể chế; thiếu công tác đánh giá thường xuyên.

Những yếu tố này tác động lên chính sách dựa trên bằng chứng cả về khía cạnh cung lẫn khía cạnh cầu, cũng như là mối quan hệ giữa cung và cầu. Về khía cạnh cung cấp bằng chứng, hệ thông chính trị ổn định và cởi mở cho phép bằng chứng được tự do thu thập, đánh giá và truyền tải. về khía cạnh nhu cầu, dân chủ ngụ ý rằng trách nhiệm của chính phủ lớn hơn và vì vậy động cơ để cải thiện chính sách và hoạt động cũng lớn hơn. Bối cảnh dân chủ cũng bao hàm cả sự tồn tại của nhiều lối vào quá trình hoạch định chính sách và có ít trở ngại về giao tiếp hơn. Ngược lại, chế độ chuyên quyền thường có xu hướng hạn chế việc thu thập và truyền tải bằng chứng vào chính sách và yếu về cơ chế ràng buộc trách nhiệm. Thí dụ, một nghiên cứu trường hợp cụ thể ở Urugoay đã nêu hậu quả tiêu cực mà chế độ độc tài gây ra đối với sử dụng nghiên cứu trong chính sách y tế.

Rõ ràng là trong một vài bối cảnh, thách thức thực sự không phải về việc hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng, mà thấy vào đó là những thách thức chung về bối cảnh chính trị bất ổn. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước cải thiện bối cảnh chính trị của mình. Và nhiều nước đã đạt tới ngưỡng cho phép đặt trọng tâm nhiều hơn đến chính sách dựa vào bằng chứng. Thí dụ ở Chile, theo nhiều nghĩa, là một trường hợp “lý tưởng”, tại đây giới nghiên cứu và chuyên gia kỹ thuật địa phương thường xuyên góp phần cải tiên khuôn khổ chính sách trong một bối cảnh một xã hội dân chủ. Đó cũng là trường hợp ở Tandania, nước đã sử dụng bằng chứng làm căn cứ cải tiến chính sách và thực tiễn mặc dù là quốc gia có thu nhập thấp. Trong những bối cảnh như vậy, có nhiều trong sô những công cụ và cách tiếp cận đề xuất đáng được xem xét. Những công cụ và cách tiếp cận đó, tất nhiên, cần phải được làm cho phù hợp với bối cảnh riêng của địa phương khi đem ra áp dụng.

Thách thức tiếp theo là việc phân tích các điều kiện tạo thuận lợi cho việc hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng và chuyển những điều kiện đó thành công cụ thực tế cho chính phủ các nước đang phát triển.

Tóm lại, bài học kinh nghiệm quốc tế về chính sách dựa trên bằng chứng cho thấy rõ một số điều cần chú ý sau đây:

- Sử dụng bằng chứng là có ý nghĩa thiết thực: sử dụng tốt hơn bằng chứng vào chính sách và thực tiễn giúp giảm nghèo và cải thiện hoạt động của nền kinh tế trong các nước đang phát triển.

- Chính sách cần phải được căn cứ vào bằng chứng có nguồn rộng rãi, chứ không chỉ dữ liệu theo kinh nghiệm. Vấn đề mấu chốt bao gồm chất lượng, tính đáng tin cậy, mức độ phù hợp và chi phí cho một chính sách.

- Bằng chứng cần có trong tất cả các thành phần khác nhau của quá trình chính sách và cần dưới nhũng hình thức khác nhau trong từng thành phần.

- Các trở ngại (thời gian, năng lực, chi phí) sẽ tác động lên cơ chế hiện hành đối với việc thu thập bằng chứng cho chính sách trong các nước đang phát triển.

- Quá trình chính sách vốn đã mang tính chính trị: mặc dù một số nước đang phát triển có bối cảnh chính trị bất ổn, ngày càng nhiều nước cần khai thác sức mạnh và triển vọng tốt đẹp của cách tiếp cận chính sách dựa trên bằng chứng.

Sửa đổi lần cuối Thứ hai, 01 Tháng 1 2018 07:04

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành