Thứ hai, 20 Tháng 11 2017 04:13

Giới thiệu một số cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới

1. Khủng hoảng nợ công tại Mỹ Latinh (1980 -1990)

Cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực Mỹ Latinh xảy ra vào thời kỳ đầu những năm 1980 (ở một số nước bắt đầu từ những năm 1970), còn được gọi là Thập kỷ mất mát (The lost decade). Khi đó các quốc gia trong vực này rơi vào tình trạng nợ nước ngoài vượt qua ngưỡng an toàn và mất khả năng trả nợ.

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ là do vào những năm 1960 -1970, các nước Mỹ Latinh như: Braxin, Áchentina và Mêhicô đã vay mượn một số tiền lớn từ các nhà cho vay tín dụng quốc tế để thực hiện công nghiệp hóa, đặc biệt là đầu tư vào các chương trình cải thiện và xây dựng cớ sở hạ tầng. Những nước này lúc đó có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, vì vậy hoàn toàn chiếm được lòng tin của các nhà cho vay tín dụng. Giữa năm 1975 và năm 1982, nợ các ngân hàng thương mại của Mỹ Latinh tăng với tốc độ tích lũy 20,4%/năm. Vay mượn tràn lan khiến mức nợ của khu vực Mỹ Latinh tăng gấp 4 lần từ 75 tỉ USD vào năm 1975 đến hơn 315 tỉ USD vào năm 1983, chiếm tới 50% tổng thu nhập quốc nội khu vực1.

Khi nền kinh tế thế giới bước vào thời kỳ suy thoái ở thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ XX, giá dầu tăng đột biến, các nước xuất khẩu dầu lửa với lượng tiền mặt dồi dào đã đầu tư tiền của mình vào các ngân hàng quốc tế tạo ra một phần vốn mà các ngân hàng sử dụng để cho các nước Mỹ Latinh vay. Khi lãi suất gia tăng ở Mỹ và châu Âu năm 1979, các khoản nợ phải trả cũng tăng cao hơn khiến việc trả nợ đôi với các nước vay mượn trở nên khó khăn. Phần nợ gốc và lãi vay phải trả năm 1982 lên đến 66 tỉ USD, tăng đáng kể từ mức 12 tỉ USD năm 1975.

Tháng 8-1982, Bộ trưởng Tài chính Mehicô tuyên bố nước này không có khả năng trả nợ. Sau tuyên bố vỡ nợ của Mêhicô, hầu hết các ngân hàng thương mại giảm mạnh hoặc ngừng hẳn việc cho các nước Mỹ Latinh vay. Bàn chất tình thế khi đó là rất nghiêm trọng do hầu hết các khoản vay của Mỹ latinh là vay nước ngoài và vay ngắn hạn. Các thị trường vốn quốc tế nhận ra rằng My latinh đã không còn khả năng trả nợ do không thể tiếp tục vay được tiền để trả lãi và nợ gốc. Cuộc khủng hoảng nợ công tại Mỹ Latinh bùng nổ.

Để đối phó, hầu hết các nước Mỹ Latinh đã từ bỏ chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu và thay vào đó bằng chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu. Những dòng vốn giảm, từ đó làm tăng tỷ suất lợi nhuận thực tế.

2. Khủng hoảng tài chính châu Á (1997 - 1999)

Khủng hoảng tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á đến ngay sau thời kỳ tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Nguyên nhân cũng do sự bùng nổ tín dụng từ các nguồn vốn nước ngoài được sử dụng một cách thiếu kiểm soát khi phần lớn đổ vào bất động sản và chứng khoán.

Mặc dù được gọi là khủng hoảng Đông Á nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn cầu với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Braxin và Hoa Kỳ.

Khủng hoảng tài chính Đông Á chính thức bắt đầu từ tháng 7 -1997 với sự sụp đổ của đồng Bath Thái do các dòng vốn rút mạnh khỏi quốc gia này. Tại thời điểm đó, Thái Lan đã có gánh nặng nợ nước ngoài lớn khiến quốc gia này lâm vào tình trạng vỡ nợ trước khi đồng Bath sụp đổ. Hiệu ứng lan tỏa khiến nhà đầu tư phương tây bất ngờ rút mạnh vốn, khiến tiền tệ các quốc gia khác trong khu vực lần lượt bị phá giá. Hàng loạt tập đoàn và công ty, đặc biệt về bất động sản vỡ nợ. Indônexia, Hàn quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Khủng hoảng tài chính nhanh chóng chuyển sang suy thoái kinh tế trầm trọng. Đồng tiền các quốc gia bị phá giá, lạm phát gia tăng, các tổ chức tài chính và các công ty phá sản, nợ xấu lên tới mức kỷ lục, tăng trưởng kinh tế suy giảm và thất nghiệp gia tăng GDP của Indonexia giảm tới 15% trong vòng một năm, Thái lan và Malaixia cũng giảm xấp xỉ 10%, trong khi Hàn quốc giảm 3,8% trong quý đầu của năm 1998.

 Quỹ tiền tệ quốc tế đã phải khởi động chương trình cứu trợ trị giá 36 tỷ USD cuối năm 1997để ổn định đồng tiền của các nước bị tác động mạnh nhất bởi khủng hoảng. Đổi lại, các nước thắt chặt tiền tệ, tái cấu trúc hệ thống tài chính hoặc giảm can thiệp vào kinh tế thị trường. Đến đầu năm 1999, khu vực này mới dần hồi phục.

Có ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khủng hoảng Đông Á, cụ thể là:

Thứ nhất, việc cân bằng các nhân tố kinh tế vĩ mô không hiệu quả.

Thái Lan và một số nước Đông Á đã cố gắng thực hiện “bộ ba chính sách  không thể đồng thời”: vừa cố định giá trị đồng tiền của mình và đồng USD, vừa cho phép tự chuyển vốn và vừa duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt. Kinh tế Đông Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vô hiệu hóa đã được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế.

Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt ngoại trừ việc đồng won Hàn Quốc không ngừng lên giá so với USD trong thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này là cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốc suy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng. Trong hoàn cảnh đó Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái lỏng lẻo và chính sách tự do hàng hóa tài khoản vốn. Vì vậy, thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hang của nước này đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro.

Thứ hai, các dòng vốn nước ngoài chảy vào ồ ạt.

Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1990 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nên cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.Trong khi đó, các nước Châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn.Lãi suất ở các nước Châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì vậy, các dòng vốn quốc tế đa ồ ạt chảy vào các nước Châu Á.

 Ngoài ra, chính sách xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm dành cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm cho các công ty ở Châu Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bất chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự do bảo hiểm rủi ro.

Thứ ba, tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt.

Nguyên nhân trực tiếp nhất của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những đợt tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước Châu Á. Hệ quả của nó là đổ vỡ của thi trường bất động sản Thái Lan, một số thể chế tài chính bị phá sản, nhà đầu tư mất niềm tin vào việc chính phủ đủ khả năng giữ tỷ giá hối đoái cố định. Khi nhận thấy những dấu hiệu tiêu cực trong nền kinh tế cuả các nước Châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ Châu Á, các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn.

 Bên cạnh đó năng lực xử lý khủng hoảng yếu kém cũng làm cho nhưng hậu quả của nó càng thêm trầm trọng. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, khi mới bị tấn công tiền tệ, các nước Châu Á cần phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến mức cạn kiệt dự trữ ngoại hối, đồng thời lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài.

Ngoài ra, xét trên một số khía cạnh khác, chính sách tài chính thắt chặt Quỹ tiền tệ quốc tế được áp dụng ở các nước xảy ra khủng hoảng càng làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng do chính sách này kìm hãm tang trưởng kinh tế.

3. Khủng hoảng nợ công tại Achentina (2001- 2002)

Trong lịch sử, Achentina là một điển hình về vỡ nợ quốc gia. Nợ công cuả Achentina đã tang rất nhanh, từ mức 35% GDP vào năm 1995 lên 65% GDP  vào năm 2001.Từ năm 1990 đến năm 2001, nợ nước ngoài cũng tang mạnh từ mức 44% GDP lên 51% GDP. Tỷ lệ nợ công và nợ nước ngoài tăng quá nhanh trong khi không có những cải cách về kinh tế và tang thu ngân sách đã tạo ra nguy cơ tiềm ẩn làm mất khả năng kiểm soát nên kinh tế của chính phủ

Bên cạnh đó, vẫn còn một số nguyên nhân khác dẫn đến cuộc khủng hoảng tại Achentina:

   Quản lý ngân sách lỏng lẻo. Một nửa ngân sách của địa phương được lấy từ ngân sách nhà nước, vì vậy, việc chi tiêu của các chính quyền địa phương không gắn với nỗ lực thu thuế. Thậm chí, chính quyền địa phương còn được phép phát hành trái phiếu và giao dịch như tiền mặt. Tình trạng quản lý ngân sách lỏng lẻo đã làm cho nợ công của Achentina tắng lên nhanh chóng. Đồng thời, việc vay vốn quá nhiều của chính phủ và địa phương đã hạn chế nguồn vốn vay dành cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, gián tiếp tác động xấu đến nền kinh tế.

Xuất khẩu yếu kém. Trong khi nợ công tăng lên nhanh chóng thì kim ngạch xuất khẩu của Áchentina lại quá thấp, chỉ chiếm 10% GDP. Việc neo cố định đồng peso vào USD theo tỷ lệ 1:1 đã khiến cho đồng tiền này lên giá so với các đồng tiền khác, kết quả làm suy yếu khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Áchentina. Xuất khẩu yếu kém cộng với nợ nước ngoài cao đồng nghĩa với việc quốc gia đó có thề mất khả năng trả nợ bất cứ lúc nào.

Đầu tư nước ngoài sụt giảm. Khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 - 1998 nổ ra ở châu Á, Nga Braxin, Thổ Nhĩ làm cho dòng vốn FDI vào các nền kinh tế đang nổi giảm mạnh. Riêng tại Achentina, FDI giảm từ 18,3 tỷ USDnăm 1998 xuống còn 4,4 tỷ vào năm 2001. Theo đó, khả năng vỡ nợ của Achentina tăng cao do cán cân thanh toán thâm hụt nghiêm trọng và không có khả năng phục hồi.

Chính sách đối phó với khủng hoảng sai lầm. Khi tình hình đã trở nên nghiêm trọng, Chính phủ Áchentina tiếp tục đưa ra những chính sách sai lầm: ra lệnh đóng băng tiền gửi, đột ngột thả nổi đồng peso, tăng mạnh thuế, thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng làm tăng nỗi sợ phá giá đồng tiền, vội vàng tuyên bố vỡ nợ chính phủ. Tất cả các động thái này đã trực tiếp tác động đến tâm lý vốn bất an của nhà đầu tư. Khủng hoảng bùng nổ, nhà đầu tư tháo chạy, các nhà băng tê liệt, xã hội trở nên hỗn loạn, mất kiểm soát hoàn toàn.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành