Thứ tư, 22 Tháng 11 2017 04:27

Khủng hoảng nợ công Hy Lạp và bài học về chính sách chi tiêu công

1. Nguyên nhân

Khủng hoảng nợ công Hy Lạp xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên xét về bản chất cũng như tính đến những nguyên nhân quan trọng nhất, mà không chỉ Hy Lạp, còn nhiều nước trong cộng đồng Liên minh châu Âu và bên cạnh đó là các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam cũng đang gặp phải đó là hai nguyên nhân sau:

Thứ nhất, quản lý tài chính công không hiệu quả, tiết kiệm trong nước thấp, vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công

- Chính phủ Hy Lạp đã dùng quá nhiều tiền không phải của mình để đầu tư vào những lĩnh vực không đem lại hiệu quả kinh tế trong thời hạn ngắn như phúc lợi xã hội, giáo dục, chính quyền địa phương mà không quan tâm đến việc trả nợ.

Bộ máy nhà nước cồng kềnh, hoạt động không hiệu quả. Đến năm 2009, lượng công chức ở Hy lạp chiếm tới ¼ lực lượng lao động ở nước này, bình quân 1 công chức được lĩnh 1.350 euro/ tháng trong khi các khu vực kinh doanh ngoài nhà nước chỉ được khoảng 750 euro. Theo thông tin từ Bộ tài chính Hy Lạp, trong năm 2009 Bộ này đã tuyển tổng cộng khoảng 27.000 công chức mới, những số công chức làm việc thực sự chỉ chiếm 2/3. Thêm vào đó, khoản thưởng cuối năm của công chức luôn luôn lớn hơn 2 tháng lương đôi khi là 14 tháng.

Sự già hòa dân số và hệ thống lương hưu vào loại hào phóng bậc nhất khu vực châu âu. Tỉ lệ số người trên 64 tuổi của Hy Lạp năm 2007 là 19%  lương hưu vào khoảng 70 - 80% mức lương chính thức trước khi về hưu. Ước tính tổng số tiền chi trả cho lương hưu khu vực công của Hy Lạp là 11,5% GDP năm 2005.

Thứ hai, tình trạng tham nhũng có hệ thống.

Theo danh sách Tổ chức Minh bạch quốc tế) tham nhũng ở Hy Lạp luôn đúng đầu các nước châu Ẩu, hằng năm lấy đi khoảng 10% GDP nước này. Nhưng đến nay, rất ít người bị xét xử và kết án tội danh tham nhũng, bời khi bị phát hiện, họ có thế từ chức và sẽ không bị đưa ra xét xử nửa. Tại Hy Lạp, khái niệm đi hối lộ đê “đôi bên cùng có lợi” đã trờ nên bình thường và luôn đúng.

Ngoài ra cũng cần chú ý tới nguyên nhân thứ ba, đó là sự vội vã trong việc hội nhập khu vực cũng như quốc tế của Hy Lạp.

Ngày 1-1-2001, Hy Lạp đã được gia nhập khối đồng tiền chung Eurozone bằng nhiều cách làm đẹp sổ sách như cố tình không tính đến một số chi tiêu quân sự và y tế, hay coi viện trợ từ châu Âu là khoản thu của chính phủ. Hậu quả là khi đồng euro tăng giá từ 1 euro - 0,8 USD lên 1 euro - 1,6 USD do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thì đối với quốc gia nhỏ, nguồn tài nguyên hạn hẹp, năng lực cạnh tranh thấp như Hy Lạp thì đây thực sự là một khó khăn rất lớn: hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, để tránh làn sóng di dân khi thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phải gia tăng các khoản phúc lợi, an sinh xã hội, điều này càng làm gia tăng thâm hụt ngân sách gia tăng thâm hụt ngân sách.

2. Biện pháp giải quyết khủng hoảng

Tháng 5-2010, các nhà lãnh đạo Eurozone và Quỹ Tiền tệ quốc tế công bố gói cứu trợ kỳ hạn ba năm trị giá 110 tỉ euro dành cho Hy Lạp. Sau đó, vào tháng 10-2010, Quỹ Tiền tệ quốc tế cho Hy Lạp vay thêm 2,5 tỉ euro( tương đương khoảng 3,3 tỷ USD), nâng tổng giá trị các khoản vay khẩn cấp mà quỹ tiền tệ quốc tế dành để ngăn chặn khả năng vỡ nợ của nước này lên 10,58 tỉ euro(tương đương 13,98 tỉ USD).

Từ tháng 5-2010 đến tháng 6-2011, Ngân hàng Trung châu Âu đã mua khoảng 45 tỷ euro trái phiếu chính phủ Hy lạp. Ngoài ra các khoản hỗ trợ thanh khoản mà ngân hàng trung ương châu Âu dành cho các ngân hàng Hy Lạp đã tăng từ mức 47 tỉ euro vào tháng 1-2010 lên mức 98 tỷ euro vào tháng 5-2011.

Tháng 2-2012, các bộ trưởng bộ tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch giải cứu thứ hai dành cho Hy Lạp, trong đó bao gồm gói cứu trợ mới 130 tỉ euro và kế hoạch cắt giảm nợ công của Hy Lạp xuống còn 21% GDP và ở năm 2020.

Ngày 19-2-2012, chính phủ Hy Lạp đã thong qua gói biện pháp khắc khổ cuối cùng mà liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế yêu cầu để đổi gói cứu trợ thứ hai, làm tăng hy vọng đạt được thỏa thuận để Aten tránh vỡ nợ. Đồng thời chính phủ Hy Lạp cúng đề nghị các chủ nợ tư nhân hoán  đổi các trái phiếu cũ tổng trị giá khoảng 206 tỉ euro thành trái phiếu mới nhằm giúp giảm 100 tỉ euro trong “núi” nợ của Hy đưa nợ của Hy Lạp từ 160% GDP xuống còn khoảng 120% GDP vào năm 2020.

Tháng 3-2012, các chủ nợ tư nhân đồng ý hoán đổi 85% nợ cho Hy Lạp, giúp cắt giảm khoảng 100 tỉ euro nợ khỏi nghĩa vụ nợ của quốc gia này.

3. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp giải quyết khủng hoảng

Mặc dù rất nhiều gói cứu trợ đã được đưa ra, tuy nhiên, các giải pháp cho Hy Lạp đã không đem lại kết quả như mong muốn. Điển hình như giải pháp thắt lưng buộc bụng không những không giúp được nợ công mà công tăng lên đến 159,1% GD kể từ khi áp dụng giải pháp này.  

Giải pháp thứ nhất là tái cấu trúc dạng nhẹ, theo đó các chủ nợ đồng ý gia hạn thời gian trả nợ và lãi.Trong khi đó, Hy Lạp sẽ hạ thấp tỷ lệ lãi suất ngân hàng, tăng cường cải cách kinh tế và thực hiện các chương trình tư nhân hóa. Giải pháp này đem lại cho Hy Lạp thêm thời gian, nhưng xét đến cùng vẫn không giải quyết được vấn đề khả năng trả nợ của nước này. Ngân hàng trung ương châu Âu lại phản đối bất cứ hình thức tái cấu trúc nợ nào. Các hàng xếp hạng tín dụng như Moodys cũng coi hình thức tái cấu trúc này là vỡ nợ và như vậy có thể sẽ lại tiếp tục hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp khiến nước này càng không thể tiếp cận được với thị trường vốn.

Giải pháp thứ hai cùng là giải pháp ngặt nghèo nhất, đó là tái cấu trúc thực sự, khi mà toàn bộ các khoản nợ của Hy Lạp sẽ bị giảm giá trị đi một phần. Điều này sẽ khiến các chủ nợ tư nhân mất tiền và giảm ngay lập tức khoản nợ công của Hy Lạp. Hậu quả là các ngân hàng  của Hy Lạp sẽ bị ảnh hưởng, gây nguy cơ lan ra hệ thống ngân hàng của khu vực châu Âu. Niềm tin của các nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng và có thể tác động tới uy tín cùa các nước châu Âu khác. Nhưng chỉ với những biện pháp mạnh mẽ như vậy mới có thế giải quyết  triệt để nợ công quá nhiều và thâm hụt ngân sách.

- Châu Âu quá lạc quan khi cho rằng Hy Lạp sẽ nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng bởi theo đánh giá của hộ, khi áp dụng  các chính sách thắt lưng buộc bụng , Hy Lạp sẽ giảm bớt nợ công và bội thu ngân sách. Nhưng Hy Lạp không có cả mạng lưới kinh tế và công nghiệp đạt hiệu quả, cũng không có tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao. Vì vậy, chừng nào Hy Lạp vẫn còn phải đi vay tiền quốc tế và trả lãi suất cao hơn so với tý tăng trưởng kinh tế thực tế thì chưa thể tính tới khả năng giải quyết được các khoản nợ.

Khác với Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1997-1998 và khùng hoảng nợ ở Braxin và Áchentina, Hy Lạp hoàn toàn không có khả năng phá giá đồng tiền để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm lấy lại cân bằng trong cán cân vãng lai. Hơn nữa, cơ chế tài chính chung trong khu vực đồng euro chưa thực sự hoàn chỉnh, khi Hy Lạp lâm vào khủng hoảng nợ thì không có một cơ quan nào có đầy đủ chức năng đế đứng ra bảo lãnh các khoản nợ của Hy Lạp, giúp trấn an các nhà đầu tư.

- Quan trọng nhất, mặc dù Hy Lạp được vay vốn với giá “phải chăng” so với đòi hỏi của các nhà đầu tư nhưng Hy Lạp vẫn phải trả lãi suất 5%, trong khi Liên minh châu Âu đi vay với lãi suất chỉ 3% và dùng khoán tín dụng đó cho Hy Lạp mượn với lãi suất cao hơn gân gấp đôi. Thậm chí, Hy Lạp còn phải đi vay vốn với lãi suất cực cao, gấp 3 - 4 lần mức các ngân hàng trung ương khác phải trả và phải chịu thêm lãi mẹ đẻ lãi con. Lãi suất vay còn thời hạn 10 năm phải trả liên tục tăng, tới mức 12% (thắng 5-2010) lên hơn 17% ( tháng 7 -2011). Chừng nào mức lãi suất vay nợ tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế, thì chưa thể nói tới khả năng Hy Lạp giải quyết được khùng hoảng nợ. Như vậy, vấn đề chính của Hy Lạp là phải tự cứu mình bằng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ để giảm thâm hụt ngân sách, tìm cách trở lại thị trường vốn. Bởi một gói cứu trợ mới cũng chỉ là một giải pháp tình thế cho Hy Lạp thêm thời gian trước khi nước này phải trực tiếp giải quyết bài toán nợ công bằng chính khả năng của mình.

4. Những vấn đề tồn tại ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm

Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp cũng là một bài học cho Việt Nam khi nhìn lại vấn đề nợ công và mô hình tăng trưởng của nền kinh tế.

Chi tiêu công mở rộng gây sức ép lên thâm hụt ngân sách của Việt Nam. Trong thời gian gần đây, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã đưa ra cảnh báo về mức dư nợ chính phủ và nợ quốc gia đã tăng sát mức trần cho phép.

Cũng tương tự như Hy Lạp, thâm hụt thương mại của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao và kéo dài. Một tỷ lệ khá lớn vốn tài trợ cho thâm hụt cũng đến từ bên ngoài, trong đó số tiền vay nợ qua ODA vay thương mại phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế ngày càng lớn. Hiện nay tỉ lệ nợ công /GDP đã ở mức 65% và có xu hướng tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.

Việt Nam cũng đã phải thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ và kích thích kinh tế để lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng, áp lực thâm hụt ngân sách càng nặng hơn khi sắp tới Việt Nam đang có hàng loạt dự án quy mô rất lớn như xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dự án đường cao tốc bắc nam,… Đây là những dự án tiêu tốn chi phí cao và phần lớn số tiền không phải là tiền tiết kiệm trong nước, mà đến từ nguồn vốn vay từ nước ngoài.

 Mô hình tăng trường dựa quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài khiến nên kinh tế dễ bị tổn thương. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và các nước châu Âu cũng khiến Việt Nam phải suy nghĩ lại về bài toán chất lượng tăng trưởng.Tỷ lệ đầu tư/GDP trong những năm gần đây đều ở mức trên 40%. Đây là một tỷ lệ rất cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong số hơn 40%, khoảng 27 - 30% được tài trợ bởi nguồn vốn tiết kiệm trong nước. Hơn 10% còn lại là từ dòng vốn bên ngoài (đầu tư trực tiếp nước ngoài, FPI, ODA và các khoản vay khác), trong đó vốn vay chiếm một tỷ lệ không nhỏ.Với việc dòng vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ quá lớn trong cơ cấu vốn đầu tư, nền kinh tế Việt Nam sẽ rất dễ bị tổn thương một khi tinh tế thế giới ngưng trệ.

Tuy trong ngắn hạn, Việt Nam chưa phải chịu áp lực quá nhiều từ việc suy giảm các dòng vốn đến từ bên ngoài nhưng xét về dài hạn, tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào các dòng vốn đầu từ nước ngoài kéo dài sẽ khiến Việt Nam gặp phải nhiều rủi ro tương tự như Hy Lạp.

Đầu tư phát triển khoảng 3,5-4, bằng mức trung bình các nước đang phát triển, kinh tế Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao mà sẽ không phải  phụ  thuộc quá nhiều đến dòng vốn từ bên ngoài như hiện nay. Vì vậy giải pháp dài hạn của Việt Nam vẫn là phải nâng cao hiệu quả đầu tư, giúp giảm được hàng loạt  những rủi ro đối với nền kinh tế.

 Từ bài học của Hy Lạp, chúng ta có thế thấy kinh tế Việt Nam vẫn đang tiềm ẩn những rủi ro, khi tăng trưởng dựa quá nhiều vào dòng vốn đầu tu từ bên ngoài. Tình trạng của Việt Nam cũng giống Hy Lạp ở một số yếu tố như: thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài, yếu kém trong quản lý chi tiêu công... Chi có tái cấu trúc nền kinh tế và cải thiện chất lượng tăng trường mới giúp Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm sắp tới.

Sửa đổi lần cuối Chủ nhật, 03 Tháng 6 2018 02:16

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành