Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu lan rộng cũng chính là hồi chuông cảnh báo các quốc gia trên thế giới phải đánh giá lại tình trạng ngân sách của mình nhằm nhận định kịp thời nguy cơ khủng hoảng và có biện pháp đối phó, ngăn ngừa kịp thời. Có thể thấy sự tương đồng giữa bối cảnh Việt Nam hiện nay với quốc gia đang chịu khủng hoảng ở châu Âu. Nợ xấu của Nam xuất phát từ tình trạng suy thoái kinh tế và vỡ bong bóng bất động sản. Vì vậy, cần có sự quan tâm, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ nợ công, tránh sự cố xảy ra như các nước châu Âu từng gặp phải.
1-Thâm hụt ngân sách nhà nước
Giai đoạn 2003- 2012, cán cân ngân sách của Việt Nam luôn ở trạng thái âm (trù năm 2006), tức lá mức thu không đủ bù chi hay bội chi. Thâm hụt ngân sách tăng mạnh từ 0,54% GDP năm 2008 đến mức 7,17% GDP năm 2009. Trong hai năm 2009 - 2011, thâm hụt ngân sách có xu hướng giảm đi, tuy nhiên lại có dấu hiệu tăng trở lại và năm 2012 ở mức 3,4% GDP.
Bảng Tỷ trọng nợ công và số dư ngân sách nhà nước so với GDP (2003 - 2012)
Đơn vị: % GDP
2 - Tỷ trọng nợ công trên GDP
Thống kê của The Economist cho thấy, nợ công Việt Nam có xu hướng tăng lên trong giai đoạn năm 2003- 2012. Mức cao nhất được ghi nhận vào năm 2010 là 51,7% GDP.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) mức nợ công nguy hiểm cho các quốc gia đang phát triển như Viêt Nam là 64% GDP, cao hơn mức nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2003- 2012. Tuy nhiên, không thể kết luận thực trạng nợ công của Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chính phủ bởi tốn tại sự khác biệt trong cách tính nợ công của Việt Nam và thế giới khiến việc xác định mức độ nghiêm trọng của nợ công không đảm bảo tính chính xác. Cụ thể tháng 10 -2012 nợ công của Việt Nam là 1.391.478 tỷ đồng, chiếm 55% GDP vẫn ở trong ngưỡng an toàn theo tiêu chuẩn của WB. Nhưng theo cách tính quốc tế, nợ công của Việt Nam tháng 10-2012 lên đến 2.683.878 tỷ đồng tương đương 106% GDP, vượt ngưỡng an toàn.
3 - Đặc điểm nợ công của Việt Nam
a) Nợ nước ngoài ngày càng tăng khi dự trữ ngoại hối còn hạn chế
Trong giai đoạn 2006-2010, nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam tăng mạnh trong khi dự trữ ngoại hối giảm sút liên tục. Theo quan điểm của Qũy tiền tệ quốc tế WB, diễn biến quy mô nợ công và nợ nước ngoài tăng trong khi dự trữ ngoại hối giảm liên tục là những cảnh báo đối với Việt Nam vào năm 2011 và trong trung hạn đến năm 2015 về an toàn tài chính công.
b) Nguồn cung cấp nợ nước ngoài yếu của Việt Nam vẫn là các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Từ năm 2004 đến năm 2010, nợ nước ngoài từ nguồn vốn vay ODA luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ nước ngoài của Việt Nam, ở mức trên 80%. Các điều khoản ưu đãi của ODA về lãi suất cũng như thời gian trả nợ có tác động giảm bớt áp lực nợ công cho Việt Nam. Tuy nhiên, tác động này chỉ duy trì trong một thời gian nhất định, do ODA chỉ bao gồm các điều khoản thanh toán nợ ưu đãi hơn không có nghĩa là cho vay không hoàn lại.
c) Rủi ro bất ổn vĩ mô
Thứ nhất, rủi ro về tỷ giá.
Nợ nước ngoài của Việt Nam khá đa dạng về cơ cấu tiền vay.Trên lý thuyết, sự đa dạng trong cơ cấu tiền vay có thể hạn chế được rủi ro, nhưng thực tế điều này cũng tiềm ẩn nhưng rủi ro khi có biến động xảy ra trên thị trường tài chính thế giới. Các khoản vay bằng USD chiếm tỷ trọng cao( 39% năm 2010) trong khi giá USD luôn có xu thế tăng lên so với VND có thể khiến giá trị các khoản nợ của Việt Nam biến động mạnh trong tương lai.
Thứ hai, rủi ro về hiệu quả đầu tư.
Bằng việc phân tích chỉ số hiệu quả sử dụng tổng hợp của vốn đầu tư phát triển (Incremental Capital output rate), có thể nhận thấy hiệu quả đầu tư của Việt Nam ở mức thấp so với các nước trong khu vực và có chiều hướng suy giảm.
Khu vực nhà nước luôn nhận được tỉ trọng đầu tư nhiều hơn, nhưng chỉ số hiệu quả sử dụng tổng hợp của vốn đầu tư phát triển lại gấp hơn hai lần, tức là hiệu quả đầu tư thấp hơn. Cụ thể trong giai đoạn 2000 - 2005, trong khi khu vực ngoài nhà nước chi cần gần 2,93 đơn vị vốn để tạo ra 1 đơn vị doanh thu thi khu vực nhà nước trung bình cần đến 6,94 đơn vị. Đến giai đoạn 2006 - 2010, khu vực ngoài nhà nước cần 4,01 đơn vị thì khu vực nhà nước cần đến 9,68 đơn vị.
Thực trạng đầu tư thiếu hiệu quả này xuất phát từ nguyên nhân: Chính phủ là người vay nợ nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, m là chủ dự án, đơn vị thụ hưởng ngân sách. Các đơn vị này sử dụng nguồn tài chính do Chính phủ bảo lãnh nhưng sau cùng, Chính phủ lại vẫn phải chịu mọi rủi ro liên quan đến trách nhiệm trả nợ.
4. So sánh vấn đề nợ công của Việt Nam và châu Âu
a) Những điểm tương đồng
- Kỷ luật tài khóa lỏng lẻo: Ở Việt Nam, thực hiện ngân sách chi cuối năm luôn vượt trên nghị quyết của Quốc hội về chi ngân sách được công bố đầu năm. Cách thức sử dụng ngân sách, vốn vay do Nhà nước bảo lãnh cũng không được giám sát nghiêm ngặt, dẫn đến thực trạng sử dụng vốn không hiệu quả.
-Việc phân bổ nguồn vốn dễ bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị nhiều hơn mục tiêu kinh tế.
Tỷ trọng nợ nước ngoài trong tổng nợ cao, trong khi đó dự trữ ngoại hối còn hạn chế. Hiện tại, thực trạng nay chưa trở thành rủi ro nhưng trong dài hạn sẽ hình thành rủi ro thanh toán, khả năng thanh toán cũng bị phụ thuộc vào các biến động vĩ mô như: lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân xuất - nhập khẩu.
- Hiệu quả sử dụng nguồn vốn thấp:
+ Thời gian thực hiện dự án kéo dài: việc chậm trễ trong tiến độ hoàn thành các dự án khiến tiền lãi phải trả tăng lên.
+ Trách nhiệm của người đi vay không cao vì có sự tách biệt giữa việc ban hành quyết định vay nợ và việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Tài chính công thiếu tính công khai, minh bạch: Con số nợ công không được công khai trong một thời gian dài khiến tình trạng tài chính cũng không được giám sát chặt chẽ bởi chính phủ cũng như các tổ chức, nhóm xã hội. Các vấn đề và nguy cơ theo đó cũng sẽ không được phát hiện kịp thời, gây khó khăn trong việc đối phó với khủng hoảng.
b) Những điểm khác biệt.
- Vấn đề nợ công và yêu cầu khách quan của nền kinh tế
Khác với các quốc gia châu Âu, các nước đang phát triển đòi hỏi một lượng vốn tài chính và kỹ thuật lớn nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong một thời kỳ nhất định. Do đó, các quốc gia đang phát triển, thường duy trì tỷ trọng nợ công khá cao so với GDP. Tỷ trọng nợ công cao thể hiện nỗ lực của các chính phủ trong việc huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để đầu tư cho các công trình và dự án quốc gia, phục vụ cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Khi đó, nợ công ở mức cao mang những tác động tích cực nhiều hơn là tiêu cực.
- Chính sách tiền tệ và tài khóa của Việt Nam có tính độc lập và tự quyết, không chịu ràng buộc nghiêm ngặt bởi các quy định hay cam kết nào như trường hợp của các quốc gia châu Ầu:
Khi gặp rủi ro thanh toán, các quốc gia Eurozone không thể phá giá đồng tiền để khuyên khích xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại do chính sách tiền tệ bị phụ thuộc vào Ngân hàng Trung ương châu Âu. Trong khi đó Việt Nan, có sự linh hoạt tương đối trong điều chỉnh chính sách tiền tệ. Nếu gặp rủi ro thanh toán thậm chí là với các khoản nợ nước ngoài, chính phủ vẫn có thể tác động lên chính sách tỷ giá nhằm khuyến khích nguồn thu từ xuất khẩu, đảm bảo nguồn ngoại tệ cần thiết thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Tuy nhiên điểm khác biệt này lại không đem lại lợi thế cho Việt Nam trong đối phó với khủng hoảng. Khi có khùng hoảng xảy ra, các quốc gia châu Âu đã thực hiện hàng loạt các giải pháp cứu trợ mang tính chất tập thể. Trái lại, nếu xảy ra khủng hoảng nợ giải pháp duy nhất của Việt Nam chỉ có thể là tìm sự trợ giúp từ phía Quỹ Tiền tệ quốc tế; theo đó, nền kinh tế sẽ phải chịu nhiều ràng buộc từ các điều kiện cho vay khắc nghiệt.
Trên thực tế, vấn đề nợ công của Việt Nam vẫn đang dừng ở mức nguy cơ, chưa thực sự bùng phát thanh khủng hoảng.Thất bại trong việc phòng ngừa khủng hoảng đã khiến các quốc gia châu Âu lún sâu vào vòng xoáy nợ công. Cho nên, các biện pháp cần xây dựng cho Việt Nam trong giai đoạn này phải xoay quanh việc quản lý nợ công đề phòng ngừa và dự báo trước khủng hoảng.
Các quốc gia châu Âu có thế tận dụng môi trường thể chế chặt chẽ của mình để tiến hành giám sát, quản lý diễn biến nợ công của các quốc gia, trong đó đề cao vai trò của Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Tuy nhiên, trong trường hợp của Việt Nam, vai trò này do Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm một cách độc lập và không phụ thuộc vào bất cứ thể chế đa phương nào. Do đó, cần thiết nhất là đảm bảo tính minh bạch, tránh việc thực hiện chức năng quản lý nợ công.