1. Cảng tự do và khu mậu dịch tự do:
a) Cảng tự do:
Cảng tự do là một hải cảng mà ở đó tất cả hoặc hầu hết các hàng hoá nước ngoài có thể xuất, nhập vào cảng mà không phải chịu bất cứ một loại thuế nào. Các cảng tự do thường có điều kiện bến bãi và vị trí địa lý thuận lợi, mục tiêu phát triển và chức năng hoạt động của nó kết hợp chặt chẽ với vai trò tập trung, giải tán của bản thân các cảng khẩu, nhằm thu hút và khuyến khích hàng hoá nước ngoài thực hiện chuyển khẩu qua nó. Hiện nay, các cảng tự do như Hamburg ở Đức, Copenhagen của Đan Mạch, Dunkerque của Pháp, Singapore hay đặc khu hành chính Hồng Kông của Trung Quốc đều là những cảng tự do nổi tiếng thế giới.
b) Khu mậu dịch tự do:
Khu mậu dịch tự do là hình thái phát triển cao hơn của cảng tự do, vì thế, về cơ bản nó giống với cảng tự do, nhưng phạm vi hoạt động của nó mở rộng đến các vùng lân cận.
Khu mậu dịch tự do thông thường được chia làm hai loại: Loại thứ nhất bao gồm cả hải cảng và thành phố cảng, mà Hồng Kông là một ví dụ cụ thể. Loại thứ hai chỉ gồm hải cảng hoặc một bộ phận của thành phố cảng, có người gọi đó là “khu cảng tự do”, ví dụ như khu mậu dịch tự do Hamburg của Đức. Khu này là một bộ phận của thành phố Hamburg, diện tích của nó chỉ khoảng 5,6 dặm vuông.
Cảng tự do và khu mậu dịch tự do đều được đặt ở bên ngoài hàng rào thuế quan của một quốc gia, vì thế hàng hoá nước ngoài không những được miễn thuế khi vào cảng mà còn có thể tiến hành sửa chữa, gia công, phân loại, lựa chọn, lưu kho dài ngày hoặc tiêu thụ ngay trong khu vực cảng. Tuy nhiên, khi số hàng hoá nước ngoài này nhập khẩu vào khu vực được quản lý bằng hàng rào thuế quan thì vẫn phải nộp thuế.
Xây dựng cảng tự do và khu mậu dịch tự do là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển khẩu và tiến hành gia công đơn giản đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, chú trọng thương nghiệp, trong đó việc chuyển khẩu sang các quốc gia và khu vực lân cận được coi là đối tượng chủ yếu. Các cảng tự do và khu mậu dịch tự do thường được xây dựng ở những quốc gia và khu vực phát triển.
2. Khu miễn thuế:
Khu miễn thuế còn được gọi là Kho miễn thuế, là khu vực và kho bãi đặc biệt do hải quan lập ra hoặc được hải quan cho phép thành lập. Hàng hoá từ nước ngoài có thể xuất và nhập vào khu miễn thuế mà không phải nộp thuế.
Ngoài ra, các thương nhân còn có thể tiến hành lưu kho, sửa chữa, phân loại, triển lãm, gia công và chế tạo đối với hàng hoá của mình ngay trong khu. Tuy nhiên, khi hàng hoá từ khu miễn thuế vào thị trường trong nước thì cũng phải làm thủ tục hải quan và nộp thuế nhập khẩu. Ở các nước TBCN như Nhật, Hà Lan, khu miễn thuế đóng vai trò tương tự như cảng tự do và khu mậu dịch tự do, chỉ khác ở chỗ phạm vi địa lý của nó tương đối nhỏ.
3. Khu gia công xuất khẩu:
Khu gia công xuất khẩu là hình thức mới của ĐKKT, được xây dựng và phát triển tại một số nước và khu vực đang phát triển trong giai đoạn thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX. So sánh giữa khu gia công xuất khẩu và khu mậu dịch tự do, có thể nhận thấy đặc điểm chủ yếu của khu gia công xuất khẩu là hướng vào phát triển công nghiệp, lấy công nghiệp gia công xuất khẩu làm mục tiêu chủ yếu chứ không phải là chú trọng thương nghiệp.
Khu gia công xuất khẩu chính là hình thức kết hợp giữa khu mậu dịch tự do và khu công nghiệp, vì vậy, nó là ĐKKT công nghiệp - mậu dịch, mang đủ cả hai chức năng sản xuất công nghiệp và mậu dịch xuất khẩu. Mục đích chủ yếu của nước chủ nhà khi xây dựng khu gia công xuất khẩu là thu hút đầu tư nước ngoài, nhập thiết bị và kỹ thuật tiên tiến, mở rộng công nghiệp gia công xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế khu vực theo xu hướng “hướng ra bên ngoài”.
Để phát triển khu gia công xuất khẩu, các quốc gia ngoài việc phải dành cho khu gia công xuất khẩu những ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng nhà xưởng, còn phải tăng cường công tác quản lý và hướng dẫn, như tiến hành kiểm tra tư cách của các nhà đầu tư nước ngoài, hạn chế hạng mục đầu tư, ban hành những quy định về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, không những có thể đảm bảo tính tiên tiến và phù hợp của công nghệ kỹ thuật phục vụ cho dự án một cách khách quan, mà còn có thể đảm bảo rằng dự án sẽ thu hút được nhiều lao động, giải quyết một phần vấn đề việc làm hay có thể sử dụng với khối lượng lớn nguyên liệu ở ngoài khu vực, từ đó kéo theo sự phát triển kinh tế của khu vực. Ngoài ra, tăng cường quản lý đầu tư có thể tránh được sự gia tăng hiện tượng một nhà máy trong khu gia công xuất khẩu lợi dụng những ưu đãi của mình để tranh cướp thị trường với một nhà máy ở bên ngoài khu.
4. Khu công nghiệp khoa học:
Khu công nghiệp khoa học còn gọi là Khu khoa học công nghiệp, Khu công nghiệp nghiên cứu khoa học hay Khu công nghệ cao. Mục đích của việc thành lập mô hình ĐKKT này là đẩy nhanh việc nghiên cứu kỹ thuật mới và những thành quả ứng dụng của nó, phục vụ cho sự nghiệp hiện đại hoá nền công nghiệp của khu vực hoặc của quốc gia, đồng thời phục vụ cho mục đích khai thác mở rộng thị trường quốc tế. Một số khu công nghệ cao có ảnh hưởng lớn trên thế giới là Khu công nghệ Cambridge của Anh, Khu công nghiệp Tân Trúc của Đài Loan - Trung Quốc.
Đặc điểm chủ yếu của khu công nghệ cao là có cơ sở giáo dục và kỹ thuật đầy đủ, các xí nghiệp của khu có cơ sở vật chất tiên tiến, nguồn vốn hùng hậu, sử dụng nhiều kỹ thuật cao, chính sách ưu đãi ngày càng hoàn thiện, khuyến khích các thương nhân nước ngoài tiến hành khai thác và mở rộng những ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, thu hút và bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật và sản phẩm mũi nhọn. Không giống như khu gia công xuất khẩu thiên về mở rộng sản xuất chế tạo các sản phẩm để xuất khẩu, khu công nghiệp kỹ thuật chỉ nhằm mục đích mở rộng xuất khẩu sản phẩm là kỹ thuật công nghệ và hỗ trợ cho sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật nước nhà.
5. Khu biên giới tự do và khu quá cảnh:
a) Khu biên giới tự do:
Khu biên giới tự do còn gọi là Khu vực mậu dịch tự do, được xây dựng trên một khu đất thuộc một thành phố hoặc tỉnh nào đó. Dựa trên những biện pháp ưu đãi của khu mậu dịch tự do và khu gia công xuất khẩu, trong khu biên giới tự do cũng thi hành việc giảm thuế hoặc miễn thuế đối với những máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng sử dụng trong khu nhằm thu hút đầu tư từ cả trong và ngoài nước. Không giống với khu gia công xuất khẩu, hàng hoá nước ngoài sau khi được gia công chế tạo thì được sử dụng ngay trong khu biên giới tự do, chỉ xuất khẩu một lượng nhỏ. Vì vậy, mục đích của việc xây dựng khu biên giới tự do là thu hút đầu tư phát triển kinh tế của vùng biên giới. Tuy nhiên, có một số quốc gia đã quy định thời hạn được ưu đãi hoặc dần dần rút lại những ưu đãi đó, thậm chí là xoá bỏ khu biên giới tự do sau khi năng lực sản xuất ở các vùng biên giới đã phát triển. Chính vì lý do này mà hình thức khu biên giới tự do ít được ứng dụng tại các nước.
b, Khu quá cảnh:
Khu quá cảnh hay còn gọi là Khu mậu dịch trung chuyển, là một số cảng biển, cảng sông hoặc thành phố biên giới do một số nước ven biển xây dựng trên cơ sở các hiệp định song phương để làm nơi trung chuyển tự do cho hàng hoá quá cảnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu với các chế độ ưu đãi như: đơn giản hoá các thủ tục hải quan khi quá cảnh, miễn thuế hoặc chỉ thu một khoản phí quá cảnh rất nhỏ.
Một đặc điểm khác nhau rất rõ nét giữa khu quá cảnh và cảng tự do là ở chỗ: hàng hoá quá cảnh ở trong khu quá cảnh có thể lưu giữ tại đó trong một thời gian ngắn hoặc đóng gói lại nhưng không được gia công chế tạo. Thông thường, trong các khu quá cảnh đều có hệ thống kho tàng được miễn thuế.
Trên thế giới có thể kể đến một số khu quá cảnh mà hoạt động chủ yếu là mậu dịch trung chuyển như Calcutta của Ấn Độ, Buênot - airet của Argentina...
6. Đặc khu kinh tế tổng hợp:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự phát triển của tài chính mậu dịch quốc tế và giao lưu kinh tế kỹ thuật quốc tế, ĐKKT đã xuất hiện xu thế phát triển theo hướng tổng hợp. Một số đặc điểm cơ bản của ĐKKT tổng hợp là: quy mô lớn, phạm vi kinh doanh rộng, là khu vực kinh tế đặc biệt nhiều ngành nghề, đa chức năng. ĐKKT loại này không chỉ chú trọng công nghiệp xuất khẩu và ngoại thương, mà đồng thời nó còn chú trọng đến các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và một số ngành khác.
Chính vì vậy, ĐKKT tổng hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của khu vực. cũng chỉ bó hẹp trong quan hệ với các nước thuộc hệ thống XHCN. Thời kỳ này, thể chế kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp đã bó chặt mọi hoạt động kinh tế trong khuôn khổ của kế hoạch chỉ huy cứng nhắc. Mọi tư tưởng, quan điểm về quy luật kinh tế thị trường đều bị coi là xét lại hoặc phản bội CNXH. Sau thời kỳ cải cách dân chủ, khôi phục kinh tế (1949 – 1956), với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc đã đạt được một số thành tựu nhất định trong khôi phục kinh tế. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm giai đoạn 1949 – 1952 là 34,8%, giai đoạn 1953 – 1957 là 18%. Xuất phát từ quan điểm chính trị, Đảng Cộng sản Trung Quốc mà đứng đầu là Mao Trạch Đông đã nhận thức rằng: hoàn toàn có thể xây dựng thành công CNXH trên cơ sở phát huy đầy đủ ý chí và nhiệt tình cách mạng của quần chúng, giữ vững nền độc lập, tự chủ của dân tộc. Chính vì vậy, từ phong trào “Đại nhảy vọt” (1958 – 1960), Trung Quốc thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế đến từng công xã. Mỗi công xã là một đơn vị sản xuất khép kín, tự cung tự cấp, quản lý kinh tế bằng biện pháp hành chính, quân sự, phân phối bình quân kiểu “ăn nồi cơm to”. Với tư tưởng đóng cửa giữ vững nền độc lập, huy động toàn dân nấu gang thép, Trung Quốc hy vọng sẽ có những bước “nhảy vọt” trong xây dựng kinh tế, cung cấp nhiều gang thép cho sự nghiệp công nghiệp hoá nền kinh tế đất nước. Kết quả của sự nóng vội, chủ quan duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan của Trung Quốc đã đẩy nền kinh tế nước này đứng trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng. Tình hình buộc Trung Quốc phải tiến hành 3 năm điều chỉnh (1962 – 1965) để ổn định lại nền kinh tế quốc dân.
Sau thời kỳ “Đại nhảy vọt”, kinh tế Trung Quốc càng lâm vào tình trạng khó khăn hơn trong 10 năm của thời kỳ “Đại cách mạng văn hóa” (1966 – 1976). Năm 1966, Mao Trạch Đông quyết định phát động cuộc Cách mạng văn hoá với quan điểm cho rằng: Mâu thuẫn chủ yếu và lâu dài của xã hội Trung Quốc là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, nhiệm vụ trọng tâm của đất nước là đấu tranh giai cấp, tiêu diệt âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng CNXH. Khẩu hiệu hành động của giai đoạn này là “nắm khâu cách mạng, thúc đẩy sản xuất”, “chính trị là thống soái”. Cuộc đấu tranh quyền lực diễn ra kịch liệt và đẫm máu. Có thể nói, đây là thời kỳ Trung Quốc đóng cửa hoàn toàn về kinh tế và văn hoá để thực hiện nhiệm vụ cốt tử là “đấu tranh giai cấp”. Bộ Buôn bán đối ngoại của Trung Quốc lúc bấy giờ bị đả kích là “Bộ bán nước”. Còn việc thu hút những thiết bị kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài vào Trung Quốc thì bị coi là “đầu hàng bán nước”. Tình trạng rối loạn về chính trị, đóng cửa về kinh tế đã đẩy Trung Quốc tới sát bờ vực thẳm: kinh tế tiêu điều, khoa học kỹ thuật lạc hậu, văn hoá suy đồi… Kết quả là: “Đến năm 1977, sau một năm khôi phục và băng bó những vết thương của Cách mạng văn hoá, nền kinh tế Trung Quốc cũng chỉ đạt những chỉ tiêu thấp: thép 24 triệu tấn, than 403 triệu tấn, điện 137 tỷ KW/h, dầu thô 63 triệu tấn, lương thực 300 triệu tấn” (1); tổng giá trị sản phẩm quốc dân của Trung Quốc từ chỗ chiếm 4,7% tổng giá trị thế giới (1955), thì sau năm 1976 chỉ còn chiếm 2,5%, thiệt hại tới hơn 500 tỷ nhân dân tệ. Đánh giá hậu quả của cuộc Cách mạng (1) Nguồn: “Trung Quốc - mở cửa và phát triển vùng kinh tế ven biển 1978-1992” - Phùng Thị Huệ - Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc văn hoá đối với đất nước, Đặng Tiểu Bình cho rằng: “Cách mạng văn hoá đã đẩy nền kinh tế Trung Quốc tụt hậu hàng chục năm và đẩy CNXH ở Trung Quốc đến sát miệng hố của sự sụp đổ”.
Nói tóm lại, Trung Quốc những năm đầu thập kỷ 70 đã lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện: về chính trị là cuộc nội loạn kéo dài của cuộc Đại cách mạng văn hoá; về kinh tế là tình trạng đóng cửa với các nước XHCN nhưng lại chưa mở cửa với các nước TBCN. Tính chất nghiêm trọng của vận mệnh đất nước khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc phải nhìn nhận lại và nêu ra trong Văn kiện Đại hội lần thứ VIII: “Tình hình hiện nay ở Trung Quốc thật sự nghiêm trọng và hết sức cấp bách, đòi hỏi Trung Quốc phải cải cách và mở cửa, nếu không dân tộc Trung Hoa sẽ càng lạc hậu hơn và không còn vị trí cần thiết trên trường quốc tế” (2). Đứng trước tình hình kinh tế và chính trị rối ren, Đảng Cộng sản Trung Quốc đi đến một quyết định mang tính lịch sử: Cải cách - mở cửa.