Một trong những bước đầu tiên được thực hiện dưới IRP (Chính sách hợp lý hoá công nghiệp) là loại bỏ những di sản tiêu cực của Hệ thống sản xuất ưu tiên, đặc biệt là vấn đề giá thép và than quá cao. Theo những gợi ý hướng dẫn của Ủy ban hợp lý hoá công nghiệp (Industrial Rationalization Council) (1949-1964) chính phủ đã chấp nhận “Các giải pháp cho hợp lý hoá các ngành công nghiệp than và Thép” (Measures for Rationalizing the steel and Coal Mining Industries) như là một nghị quyết chính phủ vào năm 1950. Do báo cáo toàn diện hơn của Uỷ ban này “Những biện pháp Hợp lý hoá công nghiệp - (Methods of Rationalizing our Industries) công bố vào năm 1951, IRP đã có quyền lực pháp lý nhờ ban hành Đạo luật tăng cường hợp lý hoá các doanh nghiệp (Interprise Rationalization Promotion Law) vào năm 1952. Những kế hoạch sau đây đã được thực hiện phối hợp với luật này: Kế hoạch hợp lý hoá lần thứ nhất ngành công nghiệp thép (1951-1955) (sau đó được tiếp tục bằng kế hoạch hợp lý hoá lần thứ 2 (1956-1960) và lần thứ 3 (1961-1965)); kế hoạch hợp lý hoá 3 năm đối với ngành công nghiệp khai thác than và Luật về các giải pháp tạm thời để hợp lý hoá ngành công nghiệp khai thác than (1956-1962).
Luật “Tăng cường hợp lý hoá các công ty” đã đưa ra một khuôn khổ pháp lý cho việc hợp lý hoá các công ty trong các ngành công nghiệp riêng biệt. Luật này gợi ý rằng các phương pháp sau đây sẽ có hiệu quả trong việc đẩy mạnh hợp lý hoá các công ty: cải tiến công nghệ, hiện đại hoá thiết bị, cv t4cải thiện hệ thống đường xá và cảng, tăng hiệu quả sử dụng nguyên liệu và năng lượng và áp dụng chế độ tự quản trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Luật này đã cho phép chính phủ có quyền hướng dẫn và giới thiệu cho các công ty được chỉ định sử dụng các phương pháp đã đề cập ở trên và xét duyệt việc giảm thuế cho các công ty này.
Lúc đầu, các công ty chủ yếu từ 32 ngành công nghiệp, bao gồm: than, thép, năng lượng điện và đóng tàu (tất cả đều được lợi nhờ sự tài trợ ưu đãi của Ngân hàng phát triển Nhật Bản) được chỉ định là các công ty sẽ được lợi từ các khoản khấu hao đặc biệt trong việc đầu tư cho các thiết bị đặc biệt. Số ngành công nghiệp được chỉ định như vậy sau đó đã lên tới 50.
Các công ty trong các ngành này được đối xử ưu đãi trong tài trợ bằng các khoản vay, phân bổ ngoại tệ, nhập khẩu công nghệ hiện đại và tự cấp qua thuế. Tuy nhiên, các công ty này phải có mức lợi nhuận bình thường và phải phục tùng sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ của chính phủ nếu muốn được đối xử ưu đãi.
Trên thực tế, chính phủ đã đưa ra một số tiêu chuẩn quy định về ngành công nghiệp được chỉ định Những tiêu chuẩn chỉ định như sau:
Thứ nhất, phải là một công nghiệp “cơ bản” và là khâu đang bị tắc nghẽn trong cơ cấu công nghiệp;
Thứ hai, phải có ý nghĩa đặc biệt về mặt sản xuất, xuất khẩu, đóng góp cho các ngành công nghiệp khác và cho chính sách thay thế nhập khẩu;
Thứ ba, việc tăng sản xuất hoặc giảm giá thành đạt được nhờ hợp lý hoá ngành công nghiệp đó phải cao một cách đáng kể;
Thứ tư, ngành công nghiệp đó phải sản xuất những hàng hoá có thể xuất khẩu được với thu nhập cao, và phải có khả năng cung cấp những hàng hoá có giá cả cạnh tranh được trên thị trường thế giới nhờ áp dụng các thiết bị mới;
Thứ năm, việc hợp lý hoá và hiện đại hoá ngành công nghiệp này được coi là rất cấp bách;
Thứ sáu, ngành công nghiệp này phải có một số lượng đáng kể thiết bị rất cần phải hiện đại hoá ngay lập tức;
Thứ bảy, ngành công nghiệp này phải có tiềm năng lớn để hiện đại hoá các thiết bị của nó hoặc tỏ ra có khả năng này.
Sự ưu tiên gắn với IRP cuối cùng đã trở nên cao đến mức Luật chống độc quyền (Anti - Monopoly Law) được SCAP áp dụng nhằm dân chủ hoá các tổ chức công nghiệp Nhật Bản, đã phải sửa lại để “hợp lý hoá” quan hệ giữa các công ty trong một ngành công nghiệp nhất định. Sau đó, cái gọi là những các-ten suy thoái và những các-ten hợp lý hoá cũng được chính thức thừa nhận. Hơn nữa nhiều đạo luật tạm thời và những kiến nghị hành chính cũng đã miễn cho các ngành công nghiệp sau khói áp dụng Luật chống độc quyền: Công nghiệp chế tạo máy, hàng điện tử, dệt, tơ sợi, than, amoni sunfat, giấy, thép, dầu mỏ v,v... Các xí nghiệp nhỏ và vừa, các công ty thương mại cũng được bảo vệ bằng các luật sau đây: Luật về các tổ chức Doanh nghiệp nhỏ (1952) (Small Interprise Organization Law) và Luật về giao dịch xuất nhập khẩu…
Trong hệ thống sản xuất ưu tiên, các tiêu, các tiêu chuẩn được sử dụng để chỉ định các ngành công nghiệp sẽ được lợi khi áp dụng Luật tăng cường hợp lý hoá các doanh nghiệp và việc áp dụng lần lượt sau đó các đạo luật miên cho các ngành công nghiệp khỏi phải áp dụng Luật chống Độc quyền, chúng ta không thể không đồng ý với nhận định này của giáo sư Komiya. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cần phải lưu ý rằng, chính phủ cũng ưu tiên cao cho nền kinh tế thị trường tự do và những giới hạn kiểm soát kinh tế trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Tháng 11/1945, Bộ trưởng Mậu dịch và công nghiệp vạch ra mục tiêu chủ yếu của quá trình tái thiết công nghiệp: huỷ bỏ hoặc đơn giản hoá các tổ chức và các luật kiểm soát để chuyển sang một hệ thống kinh tế tự do càng nhanh càng tốt. Thừa nhận rằng ngay cả những kiểm soát kinh tế thời chiến cũng trở thành danh nghĩa một khi thị trường chợ đen bắt đầu hưng thịnh trong giai đoạn cuối của chiến tranh và thời kỳ đầu sau chiến tranh, chính phủ đã không thể không đi theo thái độ để mặc tự nhân tự do kinh doanh của công chúng. Chính phủ đã làm như vậy mặc dù vào tháng 9 SCAP đã đề nghị áp dụng các kiểm soát kinh tế để quản lý sự hỗn độn do sự sụp đổ của chế độ tài chính gây ra.
Còn về IRP, các cuộc thảo luận về hợp lý hoá công nghiệp đã bắt đầu từ năm 1948, một năm trước khi Đường lối Dodge được thực hiện. Trong thời kỳ trước chiến tranh IRP được sử dụng để sửa đổi nguyên tắc cạnh tranh tự do trên thị trường và để đặt lợi ích kinh tế quốc gia lên trên lợi ích riêng của các công ty. Tuy vậy, sau chiến tranh IRP xem các cố gắng hợp lý hoá của các công ty là một ưu tiên và nhằm giúp đỡ các cố gắng này và thúc đẩy các công ty chuyển động theo hướng mong muốn xét từ quan điểm của nền kinh tế quốc gia.
Một số nhà nghiên cứu kinh tế Nhật Bản đã chỉ ra, thời kỳ 8 năm giữa cuộc chiến tranh Trung - Nhật và lúc kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai là quá ngắn để xoá đi các hành vi tiên kiếm lợi nhuận, đặc biệt đầu óc kinh doanh đã ăn sâu vào ý thức của người Nhật suốt một thời gian dài.
Việc dân chủ hoá căn bản các thể chế kinh tế chính trị theo lý tưởng Mỹ của SCAP đã giải phóng những năng lực tinh thần dẫn dắt các công ty Nhật Bản. Nếu ai đó tin tưởng vào khả năng kinh doanh của người Nhật, sẽ nghi ngờ tính phù hợp về mặt lý thuyết của các chính sách công nghiệp thực hiện trong thời kỳ hỗn loạn của nền kinh tế. Giáo sư Komiya, tham khảo những kinh nghiệm của Tây Đức trong việc xác định tỷ giá hối đoái và việc họ dựa vào các chức năng của thị trường để giải quyết những bế tắc trong kinh tế đã tỏ ra hoài nghi như vậy.
Đứng trên quan điểm thực hiện chính sách kinh tế, một số nhà kinh tế đưa ra nhiều biện pháp chính sách vĩ mô để lựa chọn có thế có hiệu quả hơn trong việc đạt được sự độc lập về kinh tế. (Ví dụ: cân bằng bên ngoài). Tuy nhiên, việc chính phủ tuân theo tỷ giá 1 USD= 360 yên và những khó khăn trong việc duy trì cân đối ngân sách chính phủ đã đẻ ra những hạn chế thực tiễn cho khả năng thực hiện các biện pháp vĩ mô này.
Tuy vậy, giáo sư Komiya – một nhà nghiên cứu kinh tế Nhật Bản , vẫn hoài nghi tác dụng của IRP ngay cả trong những điều kiện kinh tế hỗn độn và cho rằngs ự tin tưởng vào chức năng thị trường sẽ dẫn đến và đánh giá quá cao ý nghĩa của IRP mặc dầu ông cũng có một số bảo lưu về trường hợp của công nghiệp than. Komiya thường dẫn ra vô số các hàng tiêu dùng lâu bền bao gồm: Radio, Tivi v.v. như là những ví dụ về những hàng hoá đã xuất khẩu thành công mà không cần dựa vào sự giúp đỡ của chính phủ. Mặt thông qua việc phân tích thống kê rằng IRP đã thành công trong trường hợp các ngành công nghiệp có nền kinh tế quy mô như công nghiệp gang và thép và công nghiệp hoá học. Tất cả các ngành này đã trở thành các ngành xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản.
Ở đây, cần xem xét quan hệ giữa sản xuất và khả năng sẵn có về nguyên liệu và năng lượng, và những cải thiện về năng suất nhờ có việc nhập khẩu tư bản, công nghệ và bí quyết sản xuất từ nước ngoài với giá thuận lợi hơn so với mua từ thị trường trong nước. Nói cách khác, nếu nền kinh tế nhật Bản đã mở cửa hơn về phương diện buôn bán hàng hoá, công nghệ, và tư bản thì mức độ can dự của chính phủ vào quá trình hợp lý hoá thông qua IRP sẽ là nhỏ đi vì kỷ luật kinh doanh trên thị trường thế giới sẽ hướng dẫn hiệu quả hơn các hoạt động công nghiệp Nhật Bản. Trên thực tế các biện pháp IRP đã đi ngược lại kịch bản này như chúng ta có thể thấy trong cách giải thích các đặc điểm pháp lý của IRP.
Để hiểu được các biện pháp buôn bán vụ lợi gắn với IRP, cần phải điếm lại cuộc tranh luận chính sách nổi tiếng về vai trò của ngoại thương trong phát triển và độc lập của kinh quốc gia. Tức là chúng ta phải xem xét cuộc tranh luận tiên hàng vào đầu những năm 1950 giữa những người ủng hộ sự phụ thuộc vào mậu dịch và những người ủng hộ cho sự phát triển theo cách tự cấp tự túc. Những người theo trường phái trước, những người tin vào thị trường tự do, lập luận rằng sự độc lập kinh tế của Nhật Bản sẽ do mậu dịch quyết định họ rút ra lý lẽ này từ những xem xét về lý thuyết và từ những kinh nghiệm lịch sử của Nhật Bản cũng như của các nước khác. Ý kiến này, dựa trên sự tin tưởng rằng tất cả các nước đều đã giải quyết những khó khăn riêng của họ bằng cách dựa vào thị trường thế giới. Mặt khác, các nhà kinh tế theo trường phái kế hoạch hoá và (hoặc) hướng vào kiểm soát, lại nghi ngờ giá trị thực tiễn của sự độc lập và phát triển kinh tế phụ thuộc vào mậu dịch. Lý lẽ của họ dựa trên thực tế không ổn định và rời rạc của thị trường thế giới và lúc đó mà theo họ là không thể duy trì được mậu dịch tự do. Do đó những người theo quan điểm này đã ưu tiên cho việc phát triển các nguồn lực trong nước theo kế hoạch của chính phủ.
Hầu hết các công ty Nhật bản không thể phá được những hạn chế về nguồn tài nguyên với giá hợp lý và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho những hàng hoá có thể xuất khẩu được của họ. Điều này xảy ra vì nhiều quốc gia vẫn có thái độ thù địch với các công ty Nhật mặc dù lập trường của chính phủ Mỹ đã mềm mỏng hơn một năm trước khi IRP được thực hiện. Thêm nữa đồng tiền Nhật Bản vẫn chưa khôi phục được khả năng chuyên đổi đồng tiền của mình trên thị trường thế giới. Do đó, trong khi chính phủ Nhật Bản thừa nhận ý nghĩa lý thuyết của ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế quốc dân thì họ cũng thừa nhận rằng thực trạng hỗn độn của thị trường thế giới đang chống lại mậu dịch tự do và mở cửa. Do đó chính phủ thấy không thể chọn giải pháp mậu dịch tự do và mở cửađược. Vật cản lớn nhất cho việc chuyển nhanh chóng và thể; sang mậu dịch tự do và kinh tế mở cửa là việc chính phủ lo sợ về việc phá sản của cả một quốc gia do chính phủ không còn thể kiểm soát được các khoản nợ nước ngoài nữa.
Do thái độ này và do tỷ suất hối đoái 1 USD = 360 yên nên rõ ràng là giải pháp mậu dịch tự do là rất hạn chế.
Như vậy, có thể nói rằng, IRP được coi là rất thành công. Tuy nhiên, nó cũng để lại những hậu quả tiêu cực. Các công ty không hợp lý hoá được các hoạt động công nghiệp thường đòi hỏi sự hỗ trợ về mặt luật pháp và tài chính từ chính phủ. Trường hợp của các ngành công nghiệp than và dệt là những ví dụ về vấn đề này.
Các nhà kinh tế hàng đầu thuộc thế hệ trẻ hơn tập trung vào chính sách công nghiệp Nhật Bản. Các nhà kinh tế này cũng lưu ý đến những khía cạnh chiến lược của chính sách công nghiệp, đặc biệt những biện pháp khuyến khích tích cực các ngành công nghiệp có các nền kinh tê, quy mô và các ngành công nghiệp nhấn mạnh vào xuất khẩu hơn là thay thế nhập khẩu. Họ cũng đã chứng minh rằng các chính sách chiến lược là quan trọng cho cả công nghiệp và mậu dịch trong các thị trường chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, có một vấn đề cơ bản trong việc đề nghị áp dụng chính sách công nghiệp như thế và họ đã thẳng thắn thừa nhận như vậy. Nếu tất cả các chính phủ trên thế giới chấp nhận loại chính sách chiến lược này thì họ sẽ rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan của người tù” và sẽ không còn khả năng đảm bảo được sự thành công của những chính sách như thế.