Khi xây dựng Chương trình khung môn Ngữ văn Đức (từ lớp 1 đến lớp 10) Cộng hòa Liên Bang Đức đã xây dựng các thành tố như mục tiêu môn học - các lĩnh vực năng lực môn học - chuẩn - định hướng nội dung dạy học theo quy chuẩn chung và được xem là khung chuẩn cho các tiểu Bang xây dựng chương trình của Tiểu bang mình. Dưới đây xin giới thiệu về chương trình môn học ngữ văn của Cộng hòa Liên bang Đức như sau
1. Mục tiêu của môn học
Việc học môn Ngôn ngữ Đức có đóng góp quan trọng đối với giáo dục ngôn ngữ, văn hoá và thẩm mĩ cũng như công tác xây dựng năng lực chuyên môn và liên môn. Ngôn ngữ là chìa khoá để mỗi người tự tìm hiểu về bản thân và tìm hiểu thế giới cũng như là công cụ để con người có thể hiểu nhau. Ngôn ngữ có một tầm quan trọng cơ bản cho sự phát triển nhận thức, tình cảm và xã hội của HS. Ngôn ngữ được sử dụng trong tất cả các môn học như là một phương tiện của giao tiếp và tiếp thu kiến thức chuyên môn và đặc biệt trong môn tiếng Đức, ngôn ngữ này chính là đối tượng học tập bất kể tiếng Đức là ngôn ngữ mẹ đẻ hay ngôn ngữ thứ hai của HS. Với mục tiêu này, giờ học tiếng Đức có những đóng góp đáng kể vượt ra ngoài ranh giới môn học của mình trong Chương trình giáo dục phổ thông của học sinh, giúp học sinh giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống và công việc hằng ngày.
Sự phát triển mang tính hệ thống của các năng lực ngôn ngữ tạo tiền đề cơ bản cho việc học tập thành công và sự tham gia tích cực vào đời sống xã hội. Trong nhà trường, các em từng bước tiếp nhận các kĩ năng đọc và viết. Các năng lực ngôn ngữ liên tục được phát triển trong các lớp học sau tiểu học ở cấp cấp trung học phổ thông từ lớp 11 - 12/13. Học sinh sẽ được học sự khác biệt giữa ngôn ngữ hằng ngày, ngôn ngữ giáo dục và ngôn ngữ chuyên môn (ngành).
Học sinh được phát triển sự sẵn sàng và khả năng để giao tiếp phù hợp với đối tượng và chuẩn trong các tình huống cuộc sống khác nhau, thông qua việc lĩnh hội để hiểu được các văn bản và các phương tiện truyền thông, cũng như tư duy đa chiều và phản ánh quan điểm cá nhân một cách phê phán trong giao tiếp với các ngôn ngữ và các nền văn hoá khác nhau. Những chủ đề và văn bản đa dạng luôn lưu ý mối quan tâm cá nhân, kinh nghiệm và yêu cầu của các em Học sinh.
Học sinh trao đổi với những bạn khác về kinh nghiệm học tập, phản ánh mục tiêu học tập cá nhân, quá trình học tập và những tiến bộ của mình.
2. Mô hình năng lực trong chương trình Ngữ văn Đức
Chương trình Ngữ văn Đức xác định 5 lĩnh vực năng lực, trong đó có 2 năng lực chung là năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực xử lí các văn bản và phương tiện thông tin cùng với 3 năng lực quá trình như nói - nghe, đọc, viết. Hai năng lực chung đồng thời là năng lực chuyên môn và được xem là những mạch nội dung của môn học, mà trong các mạch đó học sinh được rèn luyện liên quan đến quá trình ở lớp học.
Mô hình năng lực trong môn Ngữ văn Đức được mô tả như sau:
Bảng mô hình năng lực trong môn Ngữ văn Đức
Các lĩnh vực | Các lĩnh vực | Các lĩnh vực |
- Năng lực chuyên môn ( cơ sở ) - Phát triển kiến thức ngôn ngữ và nhận thức ngôn ngữ - Sử dụng ngôn ngữ và nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ - Chiến lược viết - Hành động một cách có nhận thức ngôn ngữ |
- Năng lực quá trình - Nói và nghe hiểu - Nói cùng người khác - Nói với người khác - Nghe hiểu - Viết - Sử dụng kĩ năng viết - Tư duy được văn bản - Và các dạng văn bản khác - Đọc - Kĩ năng đọc - Chiến lược đọc |
- Năng lực chuyên môn ( cơ sở) - Xử lí được văn bản và các phương tiện thông tin - Tư duy được tác phẩm văn học - Văn bản chức năng và văn bản hướng dẫn - Văn bản chức năng và văn bản hướng dẫn |
3. Chuẩn môn học Ngữ văn
Bộ chuẩn môn học được mô tả ở các cấp độ khác nhau, trong đó quy định bậc năng lực nào học sinh cần đạt được sau quá trình học của họ, tuỳ thuộc vào điều kiện học tập và loại hình tốt nghiệp hoặc chuyển đổi sang cấp giáo dục cao hơn phân bổ theo thời gian. Các chuẩn này dựa trên mô hình năng lực và mục tiêu giảng dạy chuyên môn, đồng thời có tham chiếu đến các yêu cầu của môi trường sống và làm việc trong tương lai của người học. Các bậc năng lực được diễn tả theo 8 mức độ (từ A đến H), thường là chuẩn trung bình mô tả những yêu cầu người học phải đạt được trong các lớp từ 1-10 để được chuyển lên lớp trên thành công, hoặc để đạt được chứng chỉ tốt nghiệp một cấp học.
Ví dụ về chuẩn năng lực "Nói - nghe cùng người khác":
Bảng chuẩn năng lực "Nói - nghe cùng người khác"
Phát biểu đúng mực và phản ánh về những tác động có thể xảy ra | Thuyết trình và mô tả nội dung | |
HS có thể: | ||
A | Nói rõ | Trình bày nội dung với sự hỗ trợ của hình ảnh và các dụng cụ khác |
B | Chú ý đến tốc độ và âm lượng khi nói | Sử dụng những dữ liệu cho sẵn để trình bày |
C | Sử dụng ngôn ngữ cơ thể | Trình bày nội dung theo bố cục có định hướng phê phán |
D | Xem xét tác động của các biểu hiện trên khuôn mặt và cử chỉ đối với người nghe | Trình bày nội dung đúng người đúng việc |
E | Thực hiện được các tình huống giao tiếp phù hợp tình huống thông qua sử dụng công cụ phi ngôn ngữ và lời nói | Trình bày nội dung với sự hỗ trợ của các định dạng phương tiện thông tin khác nhau |
F | Sử dụng được vốn ngôn ngữ phù hợp cũng như các công cụ ngôn ngữ khác trong các tình huống giao tiếp chủ động |
Lựa chọn định dạng để trình bày từ nhiều dạng khác nhau một cách có lí giải
|
G | Thực hiện các tình huống giao tiếp bị động một cách linh hoạt | Tư duy cách sử dụng định dạng trình bày một cách có định hướng phê phán |
H | Đánh giá tác động việc sử dụng các công cụ ngôn ngữ khác nhau vào các tình huống giao tiếp |
4. Định hướng về nội dung dạy học môn ngữ văn
Khung nội dung được xác định cho mỗi giai đoạn học tập, nhằm giúp học sinh đạt được các mức độ năng lực. Chẳng hạn, nội dung đọc, viết và giao tiếp với văn bản và các phương tiện thông tin lớp 1 - 2 được mô tả như sau:
Trọng tâm của công việc trong hai năm học đầu tiên này việc lĩnh hội một cách hệ thống ngôn ngữ viết. Học sinh được học về cấu trúc của ngôn ngữ viết và hình thức trên cơ sở đó các kĩ năng cơ bản về đọc và viết.
Học sinh phát triển kĩ năng đọc lưu loát và đọc tin cậy bằng cách rèn luyện thực hành và thông qua các chiến lược đọc. Dần dần học sinh sẽ củng cố việc đọc và viết các từ thường được sử dụng, phát hiện về chính tả, tìm hiểu các quy tắc, lĩnh hội các phương pháp chính tả và áp dụng chúng.
Nội dung | Kiến thức |
Văn bản văn học |
Tuỳ khả năng học của HS mà mức độ kiến thức đạt được sẽ xếp ở A, B hay C
|
Sách trẻ em, cổ tích, thơ, ngụ ngôn... | |
Văn bản chức năng và hướng dẫn | |
Sách, tạp chí, sách hướng dẫn, thư, - | |
Thực đơn |
- Văn bản ở các dạng phương tiện khác:
+ Truyện tranh, film, kịch...
+ Định dạng viết.
+ Thư, chuyện, tin nhắn, tin buồn...
+ Hình thức phỏng vấn/bài phát biểu.
- Mối quan tâm, bài giảng ngắn.
+ Cấu trúc và chức năng của ngôn ngữ.
+ Âm thanh, âm tiết, từ, cụm từ, văn bản.
+ Từ vựng cơ bản (1/2).
Như vậy, có thể thấy trong hệ thống giáo dục phổ thông của Đức, tính phân hoá của môn ngữ văn được thể hiện ở mỗi một giai đoạn học tập nhất định tùy từng trình độ, cấp lớp lượng kiến thức và yêu cầu kỹ năng của môn ngữ văn được đặt ra một cách cụ thể như trong các bảng thống kế trên. Việc phân hóa được lựa chọn theo hình thức tự chọn môn học nhằm đáp ứng nguyện vọng, hướng tới sự phát triển năng lực và hướng nghiệp cho học sinh. Hệ thống phân hóa trong môn ngữ văn cho phép học sinh phát huy hết khả năng của mình, đồng thời phân loại học sinh cho phù hợp đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp của học sinh trong tương lai. Đây cũng là điểm mà Việt Nam có thể tham khảo trong xây dựng chương trình cải cách giáo dục hiện nay.