Thứ hai, 28 Tháng 1 2019 10:16

Sự khác biệt trong hệ số thuế và chỉ số tăng trưởng của các nước

Hệ thống luật pháp quyết định về mối quan hệ giữa các cá nhân và các định chế. Hệ thống luật pháp phương tây gồm dân luật (code/civil law) và thông luật (common case law). Trong các nước theo hệ thống dân luật, các quy định về thuế được tích hợp vào hệ thống pháp luật quốc gia và thường có xu hướng quy định chi tiết cách thức và quy trình. Các nước theo hệ thống luật này là các nước có ảnh hưởng bởi nguồn gốc từ Pháp, Đức. Ngược lại, các nước theo hệ thống thông luật ảnh hưởng bởi Anh phát triển theo cơ sở từng trường hợp và không cố gắng bao quát tất cả trường hợp trong bộ luật. Tại các nước ngày, các quy tắc về tài chính được thiết lập bởi các tổ chức thuộc lĩnh vực tư nhân. Việc này cho phép chúng có tính thích nghi cao hơn và dễ đổi mới hơn. Hệ thống thuế tại các nước theo hệ thống dân luật thường có xu hướng tập trung vào hình thức pháp lý, trong khi hệ thống thuế tho thông luật thường có xu hướng tập trung vào bản chất. Việt Nam do ảnh hưởng của hệ thống tài chính của pháp nên nghiêng nhiều hơn tới hệ thống thuế tại các nước dân luật.

Tại nhiều quốc gia, các quy định về thuế quyết định chuẩn mực kế toán bởi vì các công tu phải ghi nhận doanh thu và chi phí trong hệ thống sổ sách của mình để thực hiện cho mục đích thuế. Tại một số nước, lợi nhuận tính thuế là lợi nhận kế toán tài chính được điều chỉnh theo sự khác biệt giữa thuế và kế toán. Mặc dù khi xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam thể hiện chấp nhận xu hướng sự khác biệt giữa lợi nhuận tính thuế và kế toán. Tuy nhiên, trong thực tế các quy định của thuế và kế toán là khá đồng nhất, trong thực hành kế toán người ta cũng thường dựa vào các quy định của thuế để làm kế toán nên sự khác biệt giữa lợi nhuận tính thuế và lợi nhuận kế toán phát sinh nhiều dẫn. Để lý giải sự khác biệt trong hệ số thuế của các quốc gia người ta thường căn cứ vào hiệu quả thu thuế.

Hệ số thuế thường có xu hướng tăng rõ rệt cùng với mức thu nhập. Ví dụ Hình 19.1 cho thấy nước thu nhập cao trung bình thu thuế đạt khoảng 30%, gần gấp đôi so với nước thu nhập thấp. Hệ số thuế trung bình trong khoảng thời gian 1980-2009 đạt xấp xỉ 13%, 18% và 21% tại các nước thu nhập thấp, thu nhập trung bình thấp, thu nhập trung bình cao và thu nhập cao, và 16% và 35% lần lượt tại các nước ngoài OECD và OECD. Không ngạc nhiên khi thu nhập là một trong những yếu tố quyết định chính của hệ số thuế, do cầu đối với dịch vụ công tăng cùng với thu nhập. Tuy nhiên, có một sự khác biệt đáng kể giữa hệ số thuế trong các nhóm thu nhập này.

Lý giải các khác biệt trong hệ số thuế bắt đầu bằng việc xác định các đặc tính cấu trúc của một nền kinh tế có khả năng hạn chế hay cho phép thu thuế với hiệu quả chi phí. Trọng tâm được đặt vào nguồn gốc của các chi phí quản lý và tuân thủ khá cao có thể hạn chế phạm vi của cơ sở tính thuế khả thi tại một đất nước. Những đặc tính này thường bao gồm: quy mô của các khu vực phi tiền tệ và phi chính thức; tầm quan trọng của nhập khẩu hàng hóa thông qua các cảng được kiểm soát và của ngành khai khoáng, dầu mỏ và khí đốt chính thức; quy mô của tổng thu nhập quốc gia sau thuế (bao gồm tổng thu nhập nước ngoài ròng và tổng chuyển nhượng ròng vào một đất nước) so với GDP; chất lượng kỹ năng thông thường, (trình độ đọc viết và làm tính) và kỹ năng tuân thủ thuế chuyên dụng (ví dụ như kế toán); tính phổ biến của truyền thông và công nghệ thông tin; và sự phát triển của ngành tài chính.

Trong khi những yếu tố này có thể hạn chế năng lực thu thuế của một quốc gia và do đó hệ số thuế có khả năng đạt được không phụ thuộc vào lựa chọn chính sách thuế của quốc gia đó, thì rất khó có thể đo lường trực tiếp hay đo lường thay thế cho một số trong những yếu tố trên. Tuy nhiên, điểm hạn chế của hệ thống thuế đạt hiệu quả chi phí là nó có xu hướng tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người, và do vậy cơ sở tính thuế hiệu suất có xu hướng hẹp hơn tại các nước thu nhập thấp. Ví dụ, nếu một nước thu nhập cao có thuế VAT cơ sở rộng ở mức 15% trên một cơ sở tiêu dùng hiệu dụng chiếm 60% GDP thì nó có thể thu được 9% GDP bằng thuế, trong khi ở nước thu nhập thấp với cơ cấu VAT cần thiết tương đương thì có thể cùng lắm thu được chỉ 4,5% GDP do cơ sở tiêu dùng hiệu dụng chiếm 30% GDP, gây ra hạn chế trầm trọng đối với khả năng trung thu thuế. Ví dụ này nhất quán với các khác biệt trong số thu được quan sát ở trên. Sự khác biệt trong cấu trúc cơ sở tính thuế của thuế VAT cơ sở rộng tại một nước phát triển So sánh với một nước đang phát triển có hàm ý xa xôi hơn đối với thiết kế hệ thống thuế và số thu thuế. Trường hợp nước phát triển với tiêu dùng cơ sở rộng, Co giãn của cầu theo giá đối với hàng hóa bị đánh thuế được đưa ra có thể gần bằng 1, để lại một số khoảng trống để tăng thuế suất VAT thông thường mà chỉ làm cơ sở tính thuế bị co lại ít do hiệu ứng giá khi thuế suất tăng. Ngược lại, tại một nước đang phát triển, người tiêu dùng có thể lựa chọn mua sắm hàng hóa trong các kênh siêu thị chính thống được áp thuế đầy đủ hoặc thông qua các kênh không chính thống mà tại đó thuế sẽ thấp hơn. Do vậy, co giãn cầu theo giá của các hàng hóa bị đánh thuê chung thường lớn hơn 1 do thuế suất tăng có thể gây ra độ co hẹp. Cơ sở tính thuế lớn hơn. Không ngạc nhiên khi mặc dù thuế suất VAT tiêu chuẩn tại nhóm các nước phát triển vào khoảng 20%, nó có xu hướng giảm xuống còn từ khoảng 10% đến 15% tại các nước đang phát triển.

Bất kể năng lực thu thuế của một nước như thế nào, nước đó vẫn cần phải quyết định chính sách thuế để thực thi và mục tiêu hệ số thuế. Bên cạnh xác định những hạn chế do cấu trúc kinh tế và thể chế của một nền kinh tế, quyết định đánh thuế thường bị ảnh hưởng bởi các lựa chọn nguồn thu có sẵn khác và các tiếp cận đối với cung cấp dịch vụ công. Khi một đất nước có lựa chọn thu ngoài thuế, đặc biệt từ khai thác khoáng sản và dầu mỏ, hoặc nước đó nhận được nguồn viện trợ tương đổi lớn vào ngân sách, người ta có thể kỳ vọng được giảm bớt gánh nặng về thuế, thậm chí ở những lĩnh vực nền kinh tế có điều kiện năng lực thu thuế thuận lợi.

Cuối cùng, đối với tiềm năng thu ngân sách của một nước, chính phủ cần phải đánh giá khối lượng và tổng hòa các dịch vụ công mà nó có đủ khả năng cung cấp và khả năng đưa ra dịch vụ tư nhân thay thế. Liên quan đến vấn đề này, trong khi nhiều dịch vụ công có thể là hàng hóa thông thường, tại các mức thu nhập đầu người khác nhau, rõ ràng một số hàng hóa có thể trở thành hàng sơ cấp, và một số lại thành hàng cao cấp hay “xa xỉ”. Khi thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ trọng chi tiêu cơ sở hạ tầng trong GDP có xu hướng giảm, trong khi chi tiêu an sinh xã hội có xu hướng tăng. Thật thú vị, hệ thống an sinh xã hội cũng phải chịu những hạn chế giống như thuế thu nhập cá nhân tại các nước đang phát triển, ví dụ như thiếu các mối quan hệ tài chính cơ sở rộng, chính thống, minh bạch và tin tưởng được với các cá nhân hay hộ gia đình, đặc biệt với những đối tượng có thu nhập thấp là mục tiêu của hầu hết các chi tiêu an sinh xã hội. Do vậy, có thể có rất nhiều nhu cầu không được thỏa mãn đối với an sinh xã hội, mà các nhu cầu chỉ có thể bắt đầu được thỏa mãn khi năng lực thể chế được cải thiện nhằm thực thi cả thuế hiệu dụng và các chuyển giao dựa trên thu nhập.

Do vậy, lý giải sự khác biệt trong hiệu quả thu thuế yêu cầu tập trung vào năng lực thu thuế và lựa chọn chính sách thuế trong bối cảnh có các nguồn thu sẵn có khác. Nhưng nhu cầu đối với dịch vụ công trong một nền kinh tế và các phương án cung cấp dịch vụ thay thế cũng rất quan trọng. Điều này tạo ra khác biệt đáng kể giữa các lựa chọn chính sách thuế và hiệu quả thu thuế tại các nước trong bất kỳ nhóm thu nhập nào.

Dựa trên thực tế số thu phụ thuộc vào thu nhập quốc gia, các xu hướng thu ngân sách rõ ràng là một chức năng của tăng trưởng. Cùng lúc đó, cũng có vẻ như tăng trưởng bị ảnh hưởng bởi hệ thống thuế. Các phân tích kinh tế truyền thống đã đề xuất rằng nguồn cung vốn, lao động và công nghệ là các nhân tố quyết định đến sự phát triển. Thuế ảnh hưởng đến các nhân tố quyết định này theo nhiều cách khác nhau: số thu thuế là một nguồn tiết kiệm công mà có thể dành cho cấp kinh phí đầu tư; thuế có thể ảnh hưởng tới các quyết định đầu tư, nguồn cung lao động và cải tiến; và ưu đãi thuế có thể được sử dụng như một hoạt động xúc tiến với các hiệu ứng lan truyền tích cực, ví dụ như giáo dục, nghiên cứu và phát triển. Cách thức các nhân tố quyết định ảnh hưởng đến đầu ra và tăng trưởng, đồng thời bị thuế tác động ngược lại là cực kỳ phức tạp. Do vậy, không ngạc nhiên khi các nỗ lực nhằm tạo dựng một mối quan hệ thực nghiệm giữa đánh thuế và tăng trưởng thường không thực sự thành công. Cả hệ số thuế (tổng thuế suất trung bình) lẫn các thước đo tổng thuế suất cận biên đã không chứng minh được có đóng góp gì nhiều cho việc lý giải sự khác biệt trong tỷ lệ tăng trưởng giữa các nước.

Có vẻ như vẫn còn nhiều điều để nói về các nỗ lực nhằm kiểm nghiệm ảnh hưởng của các loại thuế khác nhau trên từng nhân tố quyết định cụ thể đối với tăng trưởng, đặc biệt tại các nền kinh tế phát triển. Do vậy, có bằng chứng cho thấy thuế suất thu nhập cá nhân cao, bao gồm đóng góp an sinh xã hội, làm giảm thành phần tham gia lực lượng lao động (đặc biệt đối với lao động nữ, thanh niên và người lớn tuổi) và số giờ lao động. Thuế suất thu nhập doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng tiêu cực đối với đầu tư trực tiếp, trong khi thuế thu nhập nói chung làm chậm cải tiến, hoạt động nghiên cứu và phát triển, cũng như hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tin tốt là người ta không quá chắc chắn về quy mô của những hiệu ứng này. Cùng lúc đó, số thu thuế gia tăng có thể cấp vốn cho dịch vụ công. từ đó có thể tạo các đầu vào hiệu quả cho đầu tư và vận hành kinh doanh, bao gồm từ cơ sở vật chất hạ tầng và các tiện ích cho đến khung thể chế, pháp luật và tài chính, gọi chung là “môi trường đầu tư”. Điều này mở ra khả năng tạo hiệu ứng gián tiếp từ thuế thông qua chi tiêu làm giảm chi phí hoạt động kinh doanh và bù lại các hiệu ứng làm thoái chí.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành