Thứ hai, 28 Tháng 1 2019 02:31

Kỹ năng phân tích chính sách thuế thu nhập cá nhân từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới

Trong khi lý thuyết kinh tế cung cấp một số chỉ dẫn cho phép hình dung về một hệ thống thuế lý tưởng trong đó đặc biệt chú trọng đến cấu trúc thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế tiêu dùng hiệu quả, mặc dù lý thuyết thương mại quốc tế cũng có định nghĩa rõ ràng đối với thuế thương mại. Trong một thời gian dài, thuế thu nhập cá nhân (PIT) tối ưu từng được cho là yêu cầu thuế suất cận biên (MTR) thấp đối với nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất trong phân bổ thu nhập. Thuế suất cận biên có cấu trúc hình “bướu” nhằm đối phó với thực tế là việc tăng thuế suất cận biên làm những người có thu nhập cao nhất sẽ cảm thấy không muốn làm việc nhiều hơn hoặc sẽ thay thế thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ dưỡng do họ phải đối mặt với thuế suất cận biên lớn hơn đối với khoản thu nhập bổ sung và do thuế suất cận biên thấp hơn đối với thu nhập dưới biên hàm ý rằng họ đang nhận được một khoản chuyển tiền trọn gói hoặc tín dụng thuế mà càng làm giảm mong muốn làm việc của họ.

Mặt khác, nhóm thu nhập cao phải đối mặt với một khoảng cách lớn giữa thuế suất cận biên và thuế suất trung bình (ATR). Điều này hàm ý rằng, tác động tiêu cực của thuế suất cận biên cao đối với nỗ lực làm việc và thu nhập sẽ không được bù đắp đáng kể bởi tác động thu nhập tích cực từ thuế suất trung bình cao, khác với trường hợp áp dụng thuế tỷ lệ theo đó thuế suất cận biên và thuế suất trung bình giữ nguyên ở mọi mức thu nhập. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách hoàn thuế đối với số thu thuế dưới biên khi thu nhập được xếp vào nhóm thuế suất cận biên cao để hệ thống thuế trở thành một loại thuế đồng đều đối với nhóm thu nhập cao, với một mức thuế suất cận biên thấp hơn so với khi không hoàn thuế, giả định rằng nguồn thu từ thuế là không đổi. Dĩ nhiên, phương pháp này không nên chỉ giới hạn trong nhóm thu nhập cao, mặc dù nhóm này rõ ràng là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Nhưng về mặt logic, phân bộ đạt hiệu quả cao nhất khi tất cả người nộp thuế chịu mức thuế bằng nhau. Đây là trường hợp thuế thu nhập đường thẳng khi mà thu nhập ở dưới một ngưỡng nào đó sẽ được miễn thuế đồng đều. Ở đây thuật ngữ “thuế đường thẳng” và “thuế đồng đều” thường có thể hoán đổi được cho nhau. Thuế thu nhập đường thẳng chỉ có duy nhất một thuế suất áp dụng cho thu nhập trên ngưỡng miễn thuế. Thuế đồng đều có thể được hiểu là một thuế đường thẳng - là loại thuế áp vào thu nhập trên ngưỡng thuế đường thẳng, hoặc thuế theo tỷ lệ (hay thuế đường thẳng không ngưỡng). Do vậy, cần phải chú ý khi sử dụng thuật ngữ “thuế đồng đều”.

Đối với nhiều người, mức lũy tiến “vừa phải” đạt được là một thỏa hiệp có thể chấp nhận khi cân nhắc giữa tính hiệu quả và công bằng, đồng thời cũng giúp tiến gần hơn đến thuế thu nhập tối ưu. Cách tính lũy tiến yêu cầu thuế suất trung bình tăng cùng với mức thu nhập chịu thuế. Theo đó, điều này yêu cầu thuế suất cận biên phải lớn hơn thuế suất trung bình - là một trường hợp thuế thu nhập đường thẳng do thu nhập dưới ngưỡng sẽ được miễn thuế. Mức độ lũy tiến còn có thể được đo lường bằng nhiều cách khác, nhưng hệ số thuế suất cận biên so với thuế suất trung bình là một chỉ số tốt để đánh giá mức độ lũy tiến của thuế tại bất kỳ mức thu nhập nào. Một hệ thống thuế lũy tiến hơn thì thường dễ tái phân phối hơn. Norregaard (1995) đã giải thích chi tiết hơn về vấn đề này.

Đối ngược với thuế thu nhập đường thẳng, thuế thu nhập cá nhân thông thường được đặc trưng bởi thuế suất cận biên tăng theo từng bậc thu nhập, mặc dù cấu trúc hệ thống thuế đã trở nên đồng đều hơn theo thời gian. Nhóm thuế suất cận biên cao trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ II là vào khoảng 60% đến 95% trong nỗ lực sử dụng thuế thu nhập như một công cụ tái phân phối, nhưng vào những thập niên gần đây mức thuế suất này đã giảm xuống gần mức 40% tại các nước OECD và thường trong khoảng từ 20-40% ở các nước đang phát triển. Số bậc thuế cũng được giảm đi. Một số quốc gia, đặc biệt là ở Trung và Đông Âu và thuộc Liên Xô cũ, thuế đồng đều hay thuế đường thẳng được áp dụng chủ yếu như một cách để khuyến khích người đóng thuế tuân thủ nộp thuế.

Đối với các nước với cấu trúc thuế đa bậc và mức độ tuân thủ thuế hợp lý, việc chuyển đổi sang áp dụng thuế đồng đều đòi hỏi đánh thuế cao hơn đối với nhóm thu nhập trung bình và thuế thấp hơn đối với nhóm thu nhập cao. Với thu nhập tập trung chủ yếu ở nhóm thu nhập cao hoặc/và phần lớn hoạt động kinh doanh nằm trong khu vực phi chính thức, sự chuyển đổi như vậy có thể làm tồi tệ thêm những quan ngại về các vấn đề bình đẳng và tuân thủ đang tồn tại.

Đối với Việt Nam việc xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập, động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư, góp phần ổn định, nâng cao đời sống của người nộp thuế, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng. đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và có tính ổn định; việc sửa đổi đảo bảo không làm ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách nhà nước; bảo đảm đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thuế.

Luật thuế TNCN góp phần tăng tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực, các nước có điều kiện tương đồng với nước ta, phù hợp với xu thế cải cách thuế và thông lệ quốc tế, tuy nhiên hệ thống thuế của Việt Nam chưa được xem là hệ thống thuế tối ưu nhất và cần được nghiên cứu thêm kinh nghiệm của các nước để hoàn thiện.

Trên thế giới việc đánh thuế, nhiều nước hệ thống thuế tối ưu là sự kết hợp giữa thuế thu nhập cá nhân lũy tiến vừa phải cùng thuế VAT hoặc GST tương đối đồng bộ cộng thêm thuế tiêu thụ đặc biệt có chọn lọc tạo nền tảng cho cấu trúc thuế có “cơ sở thuế rộng, thuế suất thấp” (BBLR) đã và đang trở thành mục tiêu được chấp nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nước cũng chấp nhận một số điểm khác biệt so với tính đơn giản của cấu trúc này. Trong khi thu nhập từ vốn nên thuộc một phần của cơ sở tính thuế thu nhập cá nhân toàn diện, vấn đề đánh thuế vốn trên lý thuyết và thực tế vẫn còn nhiều tranh cãi (có lẽ ngoại trừ trường hợp sử dụng thuế tài sản như một nguồn thu tốt cho các chính quyền địa phương). Thực ra gần đây, người ta hay dùng lập luận về mong muốn thu hút hoặc ít nhất không ngăn cản những nhà đầu tư tiềm năng để phản đối thuế thu nhập từ vốn nói chung. Từ khi mở cửa thị trường vốn và giao thương nước ngoài vào những năm 1970 và các thị trường vốn ngày càng hội nhập với nhau, đặc biệt giữa các nước phát triển, lưu chuyển vốn quốc tế đã tăng sức ép cạnh tranh lên các quốc gia, đặc biệt với các nền kinh tế ít mở cửa hơn, khiến họ phải giảm thuế suất đánh vào thu nhập đầu tư. Bắt đầu từ giữa những năm 1980, có một sự giảm chiều liên tục trong thuế suất thu nhập doanh nghiệp (CIT) của các nước OECD từ khoảng 48% vào đầu những năm 1980 xuống còn 25% vào năm 2011, mặc dù khoảng cách thuế suất thu nhập doanh nghiệp rõ rệt giữa các nước lớn và các nước nhỏ vẫn được duy trì. Cùng lúc đó, tuy thuế suất thu nhập cá nhân cao nhất giảm từ 57% xuống còn 41%, nhưng khoảng cách giữa thuế suất thu nhập cá nhân cao nhất và thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn tăng tại nhiều nước. Tính bất biến của các nguồn thu nhập này làm cho chúng trở thành ứng cử viên hàng đầu bị đánh thuế cao hơn.

Đánh thuế kép thu nhập từ vốn và lao động là một khác biệt so với hệ thống thuế thu nhập toàn diện và quan niệm công bằng theo chiều ngang cho rằng người chịu thuế với khả năng chi trả ngang nhau sẽ trả thuế bằng nhau mà không cần quan tâm đến nguồn gốc thu nhập. Đánh thuế kép phần lớn được dẫn dắt bởi quan điểm hiệu quả kinh tế và thu ngân sách cho rằng vốn đầu tư dễ lưu thông trên quốc tế hoặc giữa các khu vực thuế trong cùng một quốc gia. Do không có bất cứ một sự điều phối thuế suất nào ở cấp quốc tế hay trung ương, một khu vực thuế khi phải đối mặt với một nguồn cung vốn đầu tư co giãn mạnh nên giảm thuế đánh vào vốn so với thuế đánh vào lao động để thu hút nhiều vốn hơn và tạo ra nhiều việc làm lương cao hơn. Điều này giả định rằng tất cả các nhân tố môi trường đầu tư khác (ví dụ như cơ sở hạ tầng, tiện ích, dịch vụ và quản lý công) đều phù hợp, khi đó thuế suất thấp hơn cũng được đáp lại bằng một lượng cầu đầu tư đáng kể. Ở những nơi môi trường đầu tư không hấp dẫn hay tại các quốc gia không được tham gia vào các thị trường vốn quốc tế và phải đối mặt với đường cung vốn dốc lên, như hiện trạng tại nhiều nước đang phát triển hiện nay, lợi ích của việc giảm thuế suất hiệu dụng sẽ bị hạn chế hoặc thậm chí không tồn tại.

Các quốc gia có thể làm nhiều việc để đạt được một sự cân bằng hợp lý giữa công bằng, hiệu quả và cân nhắc thuế theo lời khuyên cải tổ thuế khá tiêu chuẩn sau đây: thuế thu nhập cá nhân được áp dụng cho một thước đo thu nhập rộng, với ít bậc thuế, thuế suất hợp lý (có kể đến đóng góp an sinh xã hội) và sử dụng phổ biến thuế tạm thu thuế thu nhập doanh nghiệp được tích hợp với thuế thu nhập cá nhân, không bị làm suy yếu bởi các ưu tiên thuế, và tại các nước đang phát triển cần tập trung vào đảm bảo tính tuân thủ thuê bởi phần đông người nộp thuế.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành