Thứ tư, 25 Tháng 6 2014 00:00

Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập TPP

1. Cơ hội đối với Việt Nam khi tham gia đàm phán TPP:

TPP là một Hiệp định Thương mại Tự do Khu vực Toàn diện, là một cơ hội tạo bước nhảy vọt: Phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu; Tạo thuận lợi trong thương mại/ hiệu quả trong chuỗi cung ứng; Hiện đại hóa, nâng cấp các lĩnh vực dịch vụ; Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; Mở cửa thị trường mua sắm.

Quy mô rộng lớn của TPP sẽ tạo những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam: Cam kết về các lĩnh vực quan trọng; Dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, pháp lý và môi giới; Đầu tư; Viễn thông và thương mại điện tử; Quyền sở hữu trí tuệ

Các biện pháp vệ sinh dịch tễ; Hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

Tham gia TPP thì Việt Nam có cơ hội trước hết ở việc thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Các quan hệ thương mại, đầu tư và hợp tác giáo dục, khoa học công nghệ giữa Việt Nam với các thành viên TPP có thể cải thiện nhanh chóng, vừa mở rộng, vừa đi vào chiều sâu, tạo thêm nguồn lực cho Việt Nam phát triển trong giai đoạn mới.

Trong các thành viên TPP, có những quốc gia quan trọng, có khả năng bổ sung cao cho nền kinh tế Việt Nam như Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Singapore... Đây cũng là những đối tác đầu tư rất tiềm năng của Việt Nam. TPP có thể giúp thúc đẩy đầu tư của các nước này vào Việt Nam, đặc biệt trong một số lĩnh vực Việt Nam mong muốn như phát triển các ngành công nghệ cao, nâng cao trình độ của các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, tạo khả năng cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị trong khu vực và trên toàn cầu.

Các nước châu Á - Thái Bình Dương nói chung là thị trường quan trọng của Việt Nam. Hai trong ba nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ và Nhật Bản. TPP sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này cũng như các thành viên khác của TPP nhờ những cam kết mở cửa thị trường mạnh hơn, cao hơn so với những cam kết hiện có trong khu vực.

Cơ hội đối với các ngành xuất khẩu của Việt Nam:

- Thuận lợi trong tiếp cận thị trường tất cả các nước TPP: Giảm thuế, miễn thuế các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt ở tất cả các nước TPP; Lợi ích có thể thấy ngay về tiếp cận thị trường đối với các loại hàng hóa hiện đang chiếm tỷ trọng thương mại đáng kể như dệt may, da giày;  Nuôi trồng thủy sản; Dệt may; Da giày; Đồ nội thất; Giảm thuế đối với hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, cắt giảm thuế đối với nhà nhập khẩu Hoa Kỳ; Lợi ích trong dài hạn từ việc tiếp cận các ngành dịch vụ của Hoa Kỳ.

- Cải thiện các biện pháp hạn chế nhập khẩu: Các câu hỏi điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp bằng tiếng Việt; Nhóm công tác về vấn đề “tốt nhiệp” quy chế nền kinh tế phi thị trường; Tham vấn giữa chính phủ với chính phủ về các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp chứ không chỉ có chống trợ cấp; Cam kết không sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.

- Sử dụng các cam kết TPP về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại/Các biện pháp vệ sinh dịch tễ để tránh các tranh chấp ví dụ như vụ cá tra và basa

Cơ hội của TPP đối với một số ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam:

- Nuôi trồng thủy sản (Cá phi lê, cá da trơn, tôm, v.v): Năm 2009: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: 500 triệu USD; Thuế của Hoa Kỳ: Khả năng áp thuế từ 0% tới 6% theo trị giá.

- Dệt may: Năm 2009: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: 4 tỷ USD; Thuế của Hoa Kỳ: Khả năng áp thuế từ 0% đến 32% theo trị giá, và/hoặc mức thuế đặc biệt theo kg.

- Da giầy: Năm 2009: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 1,3 tỷ USD; Thuế của Hoa Kỳ: Khả năng áp thuế từ 0% tới 37,5% trị giá, cộng với các mức thuế đặc biệt.

- Đồ gỗ: Năm 2009: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 1,35 tỷ USD

Thuế của Hoa Kỳ: miễn thuế.

Lợi ích từ giảm thuế, miễn thuế rất quan trọng đối với ngành giầy dép và dệt may. Ngoài ra, đã miễn thuế đối với thủy sản và đồ gỗ nội thất.

2. Thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập TPP:

Việt Nam sẽ đối mặt với vô số thách thức khi thực hiện TPP. Theo quan điểm của một số chuyên gia, có 3 thách thức dưới đây là cơ bản nhất:

- Thứ nhất   là lĩnh vực pháp lý. Hệ thống các quy định của Việt Nam nhìn chung kém phát triển hơn những bên khác của TPP, và việc đưa hệ thống quy định lên một mức tương xứng với các bên khác trong TPP là khá khó khăn. Trong khi có một số ngoại trừ có thể được áp dụng để phản ánh việc Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng không nên mong chờ rằng mình có thể vượt qua hoàn toàn những đòi hỏi đó.

- Thứ hai , các ngành công nghiệp địa phương của Việt Nam cần tăng sự cạnh tranh nhập khẩu do mức thuế giảm. Có khả năng cam kết giảm thuế của Việt Nam sẽ thấp hơn một chút so với những nước khác, do vẫn là nước đang phát triển, song Việt Nam vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh nhập khẩu.

- Thứ ba , kinh tế Việt Nam được bảo hộ khỏi đầu tư nước ngoài nhiều hơn và gắn kết với chính phủ hơn bất cứ quốc gia TPP nào nên Việt Nam sẽ phải đối mặt với đòi hỏi từ các nước TPP về việc mở rộng cửa hơn nữa cho đầu tư nước ngoài ở những lĩnh vực như viễn thông và dịch vụ tài chính. Thỏa mãn những yêu cầu này sẽ là thách thức về mặt kinh doanh và chính sách công.

Ngoài ra còn một số thách thức khác như:

- Cải cách luật lao động để đạt các tiêu chuẩn có thể chấp nhận được bởi các thành viên TPP: Quyền thương lượng giữa công đoàn và giới chủ; Quyền thành lập nghiệp đoàn.

- Quy chế “Nền kinh tế phi thị trường”: Chỉ một vài nước TPP công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, các nước còn lại thì không.

- Hoa Kỳ đưa ra một số tiêu chí theo pháp luật để đánh giá một nước là nền kinh tế thị trường hay không: Khả năng chuyển đổi đồng tiền; Các quyền lao động được quốc tế chấp nhận/tự do thỏa thuận mức lương; Đầu tư nước ngoài; Sở hữu, kiểm soát của nhà nước đối với các tư liệu sản xuất; Kiểm soát của nhà nước đối với sự phân bổ các nguồn lực; Các nhân tố khác.

- TPP sẽ không giúp loại bỏ các biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp mà Hoa Kỳ hiện đang áp dụng: Hoa Kỳ chỉ loại bỏ các biện pháp đó theo các thủ tục hành chính nội địa cụ thể.

- TPP sẽ không giúp hạn chế việc Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp phòng vệ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam bán phá giá hoặc có trợ cấp.

- Nguy cơ Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp trong tương lai vẫn tiếp tục.

- Hoa Kỳ sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp cho nền kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá cho tới khi Việt Nam đạt được tiêu chuẩn nền kinh tế thị trường.

- Hạn chế trong năng lực và thực thi.

- Các biện pháp không tuân thủ - Việt Nam muốn đạt được các ngoại trừ về nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc (MFN) trong GATs mà Hoa Kỳ trước giờ vẫn phản đối.

- Tham gia Hiệp định Mua sắm Chính phủ.

- Các cam kết về môi trường.

- Các Doanh nghiệp nhà nước.

- Những quy tắc cứng rắn trong các lĩnh vực nhập khẩu nhạy cảm nhằm giảm thiểu thất thoát thương mại: Ngành dệt may: các quy tắc về nguồn vải sợi, thẩm tra, không được sử dụng vải từ nước thứ ba.

3. Kết luận và một số kiến nghị:

TPP đem đến một cơ hội “không thể bỏ lỡ” để Việt Nam có thể kết nối nền kinh tế của mình với Hoa Kỳ và các thành viên TPP khác. TPP sẽ mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam trên các lĩnh vực:

- Hàng hóa (tiềm năng tăng mạnh xuất khẩu da giày, quần áo, đồ gỗ, thủy sản)

- Các ngành dịch vụ

- Các lợi ích cho Việt Nam từ các vấn đề chung: Quy định chặt chẽ; Các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Cạnh tranh; Phát triển.

Cơ hội để gây ảnh hưởng tới quy mô, kết cấu và tham vọng của TPP trong tương lai. Sự hậu thuẫn từ cộng đồng doanh nghiệp, ngành là chìa khóa cho thành công của TPP. Tập trung vào các lợi ích đáng kể của Việt Nam ở thị trường nước ngoài, các nhóm lợi ích ở thị trường trong nước sẽ tự lên tiếng, việc tìm kiếm một hiệp định “hai tầng” sẽ không có lợi cho Việt Nam. Ủng hộ một hiệp định tiêu chuẩn cao với tham vọng lớn, cơ hội cải thiện các vấn đề liên quan tới biện pháp phòng vệ thương mại

Những thách thức trong thực thi có thể vượt qua bằng: Ý chí chính trị; Thời kỳ quá độ; Hỗ trợ xây dựng năng lực, các nguồn lực bên ngoài.

Sửa đổi lần cuối Thứ sáu, 03 Tháng 10 2014 07:35

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành