Thứ tư, 23 Tháng 7 2014 00:00

Thách thức trong chính sách kinh tế toàn cầu

1. Phát triển, triển vọng và rủi ro:

Mặc dù thất bại trong năm nay, phục hồi toàn cầu vẫn đang được tiến hành nhưng vẫn thiếu cân bằng. Trong nhiều nền kinh tế tiên tiến, hậu quả của sự bùng nổ và cuộc khủng hoảng thừa, bao gồm cả sự bùng nổ khu vực tư nhân và nợ công cao vẫn đè nặng lên sự phục hồi bất chấp các điều kiện tài chính linh hoạt. Thị trường mới nổi tiếp tục điều chỉnh tăng trưởng kinh tế chậm lại so với tốc độ của giai đoạn bùng nổ trước khủng hoảng và phục hồi sau khủng hoảng. Những cú sốc mới, bao gồm bất ổn địa chính trị cao, cũng đã làm lung lay nền kinh tế toàn cầu.

  Hoạt động kinh tế toàn cầu đã lấy lại được đà tăng trưởng trong quý 2, nhưng vẫn không đồng đều và yếu hơn so với dự kiến WEO ​​tháng Tư. Tăng trưởng hồi phục ở Mỹ nhưng lại chứng kiến nhiều sự sụt giảm ngoài mong đợi trong khu vực đồng Euro và Nhật Bản. Trong các nền kinh tế mới nổi, tăng trưởng nhanh ở Trung Quốc, nhờ chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng, có tác động lan tỏa tích cực đến các nền kinh tế mới nổi khác ở châu Á, trong khi nhu cầu nội địa yếu hơn dự kiến ​​đã đè nặng lên sự tăng trưởng ở nhiều nước Mỹ La tinh. Theo sau sự chắp vá trong quý I năm 2014, tăng trưởng xuất khẩu lấy lại đà phát triển trên cả hai thị trường các nước phát triển và mới nổi.

Điều kiện tài chính tiếp tục giảm, phản ánh chính sách hỗ trợ của ngân hàng trung ương. Việc định giá với hầu hết các loại tài sản chủ chốt được kéo dài liên quan đến định mức trong quá khứ. Lợi suất trái phiếu dài hạn giảm nhiềuvà còn tiếp tục giảm ở Hoa Kỳ và hầu hết các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là ở khu vực đồng Euro. Định giá vốn chủ sở hữu tiếp tục leo cao, do tâm lý nhà đầu tư vẫn rất tích cực bất chấp những bằng chứng khác nhau về sức mạnh của sự phục hồi và căng thẳng địa chính trị. Trong bối cảnh này, vốn chảy vào các nền kinh tế mới nổi vẫn tích cực, mặc dù hoạt động kinh tế nói chung ở mức yếu kém, do đó gía tiền tệ và giá cổ phiếu đã được bình ổn hoặc tăng cao ởnhiều nền kinh tế kể từ báo cáo WEO tháng tư năm 2014. Những ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng địa chính trị với Nga và Ukraine, các cuộc xung đột tăng cường trong khu vực MENA, và vụ vỡ nợ của Argentina vẫn tồn tại cho đến nay.

Trong tương lai gần, trong khi sự phục hồi được dự báo sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2014 và năm 2015, nhưng nó sẽ vẫn kém hơn so với dự kiến ​​trong mùa xuân. Các nhân tố quan trọng giúp đẩy mạnh sự phục hồi kinh tế được xác định trong bản cập nhật WEO tháng Bảy vẫn được giữ nguyên, bao gồm nâng cao hiệu quả củng cố tài chính, chính sách tiền tệ nới lỏng ở mức độ cao ở hầu hết các nền kinh tế phát triển, và củng cố bảng cân đốikế toán. Triển vọng toàn cầu cho năm 2014 kém hơn nhiều so với dự kiến trong báo cáo WEO tháng Tư, thể hiện ở sự yếu kém trong đầu tư ở cấp độ toàn cầu trong nửa đầu năm nay. Hơn nữa, có những lo ngại cho rằng sự phục hồi chậm chạp trong khu vực đồng euro có thể bị trì hoãn.

Nguy cơ sụt giảm đã tăng lên khi nguy cơ mới phát sinh và những nguy cơ cũ vẫn còn. Trong khi một số rủi ro gây ra khủng hoảng đang suy yếu dần thì có hai nguy cơ mới đang gia tăng: Việc chấp nhận rủi ro ngày càng tăng và sự lạc quan của thị trường tài chính cuối cùng có thể gây ra những điều chỉnh đột ngột; Rủi ro địa chính trị. Sự gia tăng nhanh hơn dự kiến ​​về tỷ lệ lãi suất của Mỹ và lạm phát thấp ở một số nền kinh tế tiên tiến cũng có thể làm tăng thách thức trong tương lai. Trong trung hạn, rủi ro chính bao gồm tình trạng trì trệ kéo dài trong các nền kinh tế phát triển và tiềm năng tăng trưởng đáng thất vọng ở cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi.

Trong quá trình phục hồi, có những rủi ro liên quan đến việc bình ổn chính sách tiền tệ ở Mỹ hoặc Anh. Thị trường lao động Mỹ đã được tăng cường nhanh hơn so với dự báo, lạm phát đã bắt đầu tăng, làm tăng khả năng chính sách tiền tệ cần được thắt chặt nhanh hơn so với dự kiến trước đây ​​hoặc nguy cơ tiền tệthay đổi đột ngột so với kỳ vọng trong công cuộc bình ổn chính sách. Trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng lạc quan được phản ánh trong việc hạn chế sự phát tán rủi ro và các chỉ số biến động, chính những bất ngờ này có thể gây ra những điều chỉnh tài chính đột ngột. Nguồn gốc của việc thắt chặt các vấn đề liên quan đến điều kiện tài chính - triển vọng tăng trưởng trong các nền kinh tế phát triển sẽ có tác động lan tỏa lành tính, bất chấp việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu, trong khi những thắt chặt bất ngờ không liên quan đến sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong các nền kinh tế phát triển sẽ có tác động lan tỏa tiêu cực.

Trong trung hạn, nguy cơ trì trệ kinh tế kéo dài trong các nền kinh tế phát triển lớn, đặc biệt là khu vực đồng Euro và Nhật Bản, là không thể loại trừ. Trong khu vực đồng Euro, động lực mạnh mẽ vẫn chưa xuất hiện mặc dù lãi suất vẫn tiếp tục được duy trì rất thấp và phục hồi không phanh, bao gồm hợp nhất tài chính và các điều kiện tài chính eo hẹp. Ngược lại, một thời gian dài tăng trưởng yếu và khoảng cách sản lượng tiêu cực lớn có thể làm xói mòn tiềm năng tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển, thông qua đầu tư, nghiên cứu và phát triển kém, và các hiệu ứng trễ thất nghiệp. Nhiều năm tăng trưởng chậm đã khiến cho nhu cầu giải quyết cải cách cơ cấu để nâng cao tốc độ tăng trưởng một cách dứt khoát ở một số nền kinh tế mới nổilà điều kiện tiên quyết để làm giảm nguy cơ rằng tăng trưởng tiềm năng còn gây ra nhiều thất vọng hơn nữa, đặc biệt là trong nguy cơ kinh tế trì trệ kéo dài tại các thị trường tiên tiến.

2. Một số chính sách kích thích tăng trưởng:

Trong khi chính sách tiền tệ cần tiếp tục hỗ trợ sự phục hồi kinh tế, thách thức đặt ra đang ngày càng khác nhau giữa các nước. Với khoảng cách sản lượng lớn và tỉ lệ lạm phát ở mức dưới chỉ tiêu, chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn là cần thiết với các nền kinh tế phát triển, bao gồm Hoa Kỳ, để ngăn cản những trở ngại mang tính chu kỳ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trở thành nhân tố cấu trúc nên nền kinh tế. Tuy nhiên, với sự phục hồi không đồng đều ở các nước, thách thức mà các ngân hàng trung ương phải đối mặt cũng khác nhau. Ở Hoa Kỳ và Anh quốc với sự phục hồi mạnh mẽ hơn, thách thức là phải thoát khỏi chính sách tiền tệ nới lỏng khi chênh lệch sản lượng giảm. Trái lại, chính sách tiền tệ ở khu vực đồng tiền chung Euro và Nhật Bản được kỳ vọng sẽ giữ lỏng trong một thời gian dài khi hai khu vực này phải chống lại lạm phát thấp hoặc cố gắng để tăng liên tục lạm phát và kỳ vọng lạm phát.

Các nền kinh tế phát triển cần tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng, do vẫn còn khoảng cách sản lượng lớn và lạm phát rất thấp. Tương tứng với sự phục hồi không đồng đều, những thách thức ngày càng trở nên khác biệtgiữa các ngân hàng trung ương lớn. Trong khi việc bình ổn chính sách tiền tệ sẽ được ưu tiền hàng đầu ở Mỹ thì khu vực đồng Euro và Nhật Bản phải tiếp tục đất tranh chống lạm phát thấp. Để giảm thiểu rủi ro ổn định tài chính do duy trì lãi suất thấp trong một thời gian dài và ngăn chặn sớm việc thắt chặt tiền tệ, các công cụ thận trọng vĩ mô nên được coi là công cụ tiên phong. Tốc độ và thành phần của điều chỉnh tài chính cũng nên hòa hợp tốt hơn để hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng dài hạn.

Trong các nền kinh tế mới nổi, trọng tâm của các chính sách kinh tế vĩ mô vẫn nên tập trung vào xây dựng lại bộ đệm và giải quyết các lỗ hổng bảo mật, để chuẩn bị cho một môi trường kinh tế mà đặc trưng là lãi suất cao hơn và điều kiện tài chính bên ngoài chặt chẽ hơn.

Quyết định cải cách cơ cấu là cần thiết với các nền kinh tế trong nhóm G20 nhằm để tăng sản lượng tiềm năng và giúp đảm bảo tăng trưởng bền vững hơn. Nhóm các nước có thặng dư kinh tế nên tập trung vào việc thúc đẩy nhu cầu nội địa hoặc thay đổi thành phần kinh tế. Trong nhóm các nền kinh tế thâm hụt, bao gồm các nước khu vực đồng Euro vừa chuyển sang trạng thái thặng dư gần đây, cải cách cơ cấu là cần thiết để cải thiện năng lực cạnh tranh.

Ưu tiên chính sách tập trung vào việc hỗ trợ nhu cầu, đồng thời quản lý những rủi ro cơ bản trong thời gian tới và tăng cường nguồn cung theo thời gian. Chính sách kinh tế vĩ mô cần tiếp tục hỗ trợ sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển, mặc dù vẫn còn khoảng cách sản lượng lớn và lạm phát rất thấp. Chính sách thận trọng vĩ mô là yếu tố quan trọng đầu tiên của quốc phòng để giải quyết các mối đe dọa tiềm tàng đến ổn định tài chính, liên quan đến lãi suất quá thấp và trong thời gian quá dài. Trong các nền kinh tế mới nổi, chính sách kinh tế vĩ mô cần tiếp tục chuẩn bị cho một môi trường mà đặc trưng là điều kiện tài chính bên ngoài chặt chẽ hơn. Cải cách cơ cấu mang tính quyết định là cần thiết cho tất cả các nước để giải quyết những thách thức trong việc nâng cao tiềm năng phát triển và tại một số nước, tái cân bằng nền kinh tế vẫn còn rất quan trọng để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong trung hạn.

Cuối cùng, đối với đầu tư cơ sở hạ tầng trong nền kinh tế có nhu cầu và điểm yếu được xác định rõ ràng, điều kiện hiện tại là hết sức thuận lợi cho việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng. Tuy nhiên, trong khi đầu tư cơ sở hạ tầng là cần thiết để hỗ trợ phát triển kinh tế ở một số nền kinh tế thì hiệu quả của quá trình đầu tư và trạng thái nợ phù hợp để giảm thiểu những đánh đổi thương mại giữa sản lượng tiềm năng tăng và tỷ lệ nợ công trên GDP cao cũng là nhân tố quan trọng để tối đa hóa lợi nhuận từ tăng trưởng.

Sửa đổi lần cuối Thứ tư, 08 Tháng 10 2014 03:48

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành