Cưỡng chế hành chính và việc áp dụng cưỡng chế hành chính tác động, ảnh hưởng đến mọi đối tượng trong xã hội, từ cá nhân, tổ chức đến cơ quan nhà nước. Do vậy, những quy định về cưỡng chế hành chính phải vừa bảo đảm thực thi vai trò quản lý của nhà nước, giữ gìn an ninh trật tự, lại vừa bảo đảm quyền con người, quyền công dân, phát huy dân chủ trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, việc áp dụng các quy định về cưỡng chế hành chính cũng cần có sự đổi mới, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của quốc tế trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng.
Cưỡng chế nhà nước nói chung, cưỡng chế hành chính nói riêng và quyền lực nhà nước là những hiện tượng, khái niệm gần nhau và có mối quan hệ chặt chẽ. Hai hiện tượng, khái niệm này dễ gây nhầm lẫn với nhau. Quyền lực là hiện tượng có trong nhiều quan hệ của đời sống xã hội như: quan hệ trong đời sống gia đình, trong các tổ chức xã hội, quan hệ lao động, quan hệ giữa nhà nước và tổ chức, công dân... Quyền lực được xem xét trên nhiều phương diện khác nhau và cũng được quan niệm khác nhau trong mỗi thời kỳ lịch sử.
Theo từ điển tiếng Việt, "quyền lực" được hiểu là "Quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền lực ấy"[1]. Ở đây, quyền lực chỉ được giới hạn trong lĩnh vực chính trị - pháp lý của đời sống xã hội. Xét trên phương kiện tâm lý (về mặt ý chí), quyền lực được hiểu là ý chí của một bên buộc bên kia phải tuân theo, bao hàm trong đó cả sự phục tùng. Khái niệm quyền lực trong xã hội học được hiểu là “khả năng thực thi ý chí của mình đối với người khác"[2]. Nói một cách khác, bất kỳ ai có thể kiểm soát được hành vi của người khác tức là đang có quyền lực.
Dù tiếp cận dưới góc độ nào thì quyền lực cũng được hiểu là khả năng tác động đến ứng xử (hành vi) của những người khác để cổ được những kết quả mình mong muốn.
Hành vi của con người có thể được thực hiện do ý chí của họ quyết định (sự tự nguyện), hoặc trái với ý chí của họ (thông qua sự cưỡng bức). Như vậy, có hai khả năng tác động đến hành vi của người khác để có được kết quả mình muốn. Khả năng thứ nhất là sử dụng tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau để bảo đảm đạt được hành vi xử sự cần thiết một cách tự giác. Khả năng thứ hai là sử dụng tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau để bắt buộc đối tượng thực hiện hành vi xử sự cần thiết. Nói cách khác, quyền lực đó có thể được thực hiện thông qua hai mong phương thức, đó là sự tự nguyện của đối tượng của quyền lực và sự cưỡng bức cưỡng chế buộc đối tượng của quyền lực phải thực hiện hành vi theo ý chí của chủ thể quyền lực.
Quyền lực có được dựa trên các yếu tố: uy tín của chủ thể quyền lực, sự thỏa thuận giữa chủ thể quyền lực và đối tượng của quyền lực, sức mạnh cưỡng bức của chủ thể quyền lực, sự trao quyền (thẩm quyền), vv …
Quyền lực trong xã hội có thể chia thành hai loại: quyền lực nhà nước và quyền lực xã hội. Quyền lực nhà nước được hiểu là quyền lực được thực hiện bởi chủ thể là nhà nước, các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, cá nhận được nhà nước ủy quyền thực hiện quyền lực đó. Quyền lực nhà nước được thực hiện bằng các phương pháp, hình thức, phương tiện của nhà nước, trong đó, pháp luật là công cụ có tính đặc trưng và đặc biệt quan trọng. Quyền lực xã hội do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện như các đảng phái, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, nhà trường, gia đình, v.v.. Cách thức thực hiện quyền lực xã hội khác cơ bản với quyền lực nhà nước chỗ không mang tính chất nhà nước xét về chủ thể, hình thức, phương pháp thực hiện đặc biệt là không bằng pháp luật, không có tính cưỡng chế nhà nước.
Từ quan niệm về quyền lực cũng như cách thức thực hiện quyền lực nói trên cho thấy, cưỡng chế không đồng nhất với quyền lực, vì có thể thực hiện được quyền lực mà không cần cưỡng chế. Cưỡng chế chỉ là một dạng thể hiện quyền lực có sử dụng sự ép buộc để áp đặt ý chí của người này lên người khác, vì vậy, nếu quyền lực nhà nước luôn luôn được thực hiện một cách tự nguyện trong thực tế thì vấn đề cưỡng chế nhà nước sẽ không cần để làm gì"[3] và ngoài cưỡng bức, còn có uy quyền (authority) - dạng quyền lực có sự đồng tình của công chúng; “Cưỡng chế chỉ là một hình thức đặc thù của việc thực hiện quyền lực nhà nước, nhưng không phải hình thức duy nhất"[4]. Hơn nữa, mức độ biểu hiện của hình thức này còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội về các mặt và phụ thuộc vào bản chất, hình thức tổ chức của các nhà nước trong lịch sử.
Trong hoạt động quản lý của nhà nước, quyền lực nhà nước và cưỡng chế hành chính rất khác nhau về mục đích. Quyền lực nhà nước, xét cho cùng hướng tới các mục tiêu như duy trì, củng cố sự thống trị giai cấp, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo đảm an ninh quốc gia, v.v.. Cưỡng chế hành chính chỉ là công cụ, biện pháp sau cùng được áp dụng khi các công cụ, biện pháp khác không bảo đảm được trật tự quản lý bình thường để quyền lực đạt các mục tiêu đó. Tức là, việc thực hiện mục tiêu của quyền lực nhà nước không nhất thiết phải có cưỡng chế kèm theo và cưỡng chế hành chính không có mục đích tự thân, chỉ là phương tiện bảo đảm cho quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp được thực hiện. Sự đồng nhất quyền lực nhà nước với cưỡng chế hành chính không chỉ không đúng về mặt khoa học mà còn có thể dẫn đến điều hết sức nguy hại khi người được sử dụng quyền lực nhà nước luôn nghĩ rằng việc thực hiện quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lý phải luôn đi đôi với cưỡng chế, luôn sẵn sàng sử dụng dưỡng chế độ quyền lực nhà nước được thực hiện.
Từ những phân tích về bản chất của cưỡng chế hành chính, tương quan giữa cưỡng chế hành chính và quyền lực nhà nước, có thể định nghĩa:
Cưỡng chế hành chính là bạo lực có tổ chức của nhà nước được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện vị phạm hành chính hoặc trong các trường hợp pháp luật quy định để buộc cá nhân, tổ chức chấp hành các nghĩa vụ trong hoạt động quản lý hành chính, thể hiện quyền lực nhà nước trong việc bảo vệ trật tự quản lý hành chính nhà nước phục vụ lợi ích xã hội, Nhà nước và cá nhân, tổ chức.
Tài liệu tham khảo
1. Viện ngôn ngữ học Từ điển tiếng Việt, S4
2. Tel Ard T. Blue for Xi hội họp, Nxb, Thống kê, Hà Nội, 2006
3. Vũ Thư; Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
5. Phạm Bính: Cơ cấu, phương thức thực hiện quyền lực trong hệ thống hành chính Việt Nam, Nx
[1] Viện ngôn ngữ học Từ điển tiếng Việt, S4, tr. 816
[2] Tel Ard T. Blue for Xi hội họp, Nxb, Thống kê, Hà Nội, 2006, tr. 551.
[3] Vũ Thư; Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 12
[4] Phạm Bính: Cơ cấu, phương thức thực hiện quyền lực trong hệ thống hành chính Việt Nam, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr. 37