In trang này
Thứ tư, 22 Tháng 7 2020 03:24

KHÁI QUÁT NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN

Cũng như Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010, Luật Thuế tài nguyên năm 2009 quy định nhiều nội dung, tác giả rừng tự nhiên được khoanh nuôi, bảo vệ, hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước phối hợp với các bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Ủy dưới đất; yến sào thiên nhiên; tài nguyên khác do Bộ Tài chính chủ trì ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Đối tượng chịu thuế tài nguyên được quy định cụ thể tại Điều 2 Nghị định số 50/2010/NĐ - CP tập trung phân tích các nội dung liên quan đến nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

 Thứ nhất, về đối tượng chịu thuế tài nguyên 

Đối tượng chịu thuế tài nguyên bao gồm 09 nhóm tài nguyên thiên nhiên. Đây là những nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi và không thể phục hồi. Luật Thuế tài nguyên không đưa các nguồn tài nguyên thiên nhiên vĩnh viễn (tài nguyên thiên nhiên vô tận) vào đối tượng chịu thuế là quy định phù hợp, nhằm khuyến khích việc tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Việc quy định đối tượng chịu thuế tài nguyên còn là “Tài nguyên khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định” nhằm hướng đến việc điều chỉnh đối tượng chịu thuế phát sinh trong tương lai. Quy định này thể hiện tính chất dự phòng, hạn chế trường hợp phải sửa đổi Luật Thuế tài nguyên, bảo đảm tính ổn định của pháp luật thuế tài nguyên nói riêng và pháp luật thuế nói chung.

Thứ hai, về người nộp thuế tài nguyên 

Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên được quy định tại Điều 3 Luật Thuế tài nguyên năm 2009. Các tổ chức, cá nhân, kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài, không phân biệt ngành nghề, quy mô, hình thức hoạt động, có khai thác tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (dù khai thác cố định hay lưu động, thường xuyên hay không thường xuyên) đều là người nộp thuế tài nguyên. Nhà nước không phân biệt địa vị pháp lý của các tổ chức, cá nhân cũng như mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên của các chủ thể này như thế nào, mà Nhà nước chỉ cần biết các tổ chức, cá nhân này có hay không có việc thực hiện hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu tổ chức, cá nhân đó có hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên thì trở thành người nộp thuế tài nguyên. 

Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là sự kiện pháp lý làm phát sinh thuế tài nguyên chứ không phải hành vi sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước không quan tâm đến việc tài nguyên thiên nhiên sau khi khai thác có được đưa vào sử dụng hay không, ai sẽ sử dụng, mà chỉ quan tâm đến việc cá nhân, tổ chức thực hiện hay không thực hiện hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên của người nộp thuế tài nguyên phải là hành vi khai thác hợp pháp, nghĩa là các chủ thế này trước khi tiến hành khai thác phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác. Việc bắt buộc các chủ thể phải tiến hành các thủ tục xin cấp giấy phép khai thác và chỉ khi có giấy phép khai thác mới được thực hiện hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là nhằm giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý được việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, ai là người khai thác, khai thác tài nguyên nào, ở đâu... tránh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách tràn lan, không có kế hoạch, gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia

Thứ ba, về căn cứ tính thuế tài nguyên 

Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất được quy định tại Điều 4 Luật Thuế tài nguyên năm 2009. Trong đó, sản lượng tài nguyên tính thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế tài nguyên năm 2009; giá tính thuế được quy định tại Điều 6 Luật Thuế tài nguyên năm 2009; thuế suất được quy định tại Điều 7 Luật Thuế tài nguyên năm 2009

Sản lượng tài nguyên tính thuế được quy định phân hóa đối với tài nguyên khai thác xác định được (hoặc chưa xác định được) số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng, tài nguyên khai thác không bán mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác; nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện, nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp; tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên. 

Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Thuế tài nguyên năm 2009, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 50/2010/NĐ - CP và khoản 2 Điều 6 Thông tư số 152/2015 /TT - BTC, sửa đổi, bổ sung. Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 6 Luật Thuế tài nguyên năm 2009, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 50/2010/NĐ - CP và khoản 4 Điều 6 Thông tư số 152/2015/TT - BTC, sửa đổi, bổ sung. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể giá tính thuế tài nguyên trong trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên, trừ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than và nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện. Còn Bộ Tài chính có thẩm quyền quy định việc xác định giá tính | thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện, dầu thô, khí thiên nhiên, khí than và các trường hợp cụ thể khác

Đối với thuế suất, tùy theo tính chất, mức độ quý hiếm, mức độ ảnh hưởng của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đối với môi trường, Luật Thuế tài nguyên năm 2009 quy định biểu khung thuế suất tại khoản 1 Điều 7. Thuế suất cụ thể đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được xác định lũy tiến từng phần theo sản lượng dầu thô, khí thiên nhiên, khí than khai thác bình quân mỗi ngày. Việc quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên trong từng thời kỳ phải bảo đảm các nguyên tắc: phù hợp với danh mục nhóm, loại tài nguyên và trong phạm vi khung thuế suất do Quốc hội quy định; góp phần quản lý nhà nước đối với tài nguyên, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên; góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước và bình ổn thị trường. 

Luật Thuế tài nguyên năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng quy định về các trường hợp miễn, giảm thuế tài nguyên tại Điều 9. Thông qua quy định này, Nhà nước thể hiện quan điểm, chính sách quản lý đối với một số trường hợp khai thác tài nguyên thiên nhiên, cụ thể như để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên gặp khó khăn do thiên tai dịch họa, định hướng cho người dân trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, tránh lãng phí, khai thác tràn lan gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia; hoặc thực hiện miễn thuế cho các trường hợp khai thác tài nguyên nhằm phục vụ cho đời sống hằng ngày của người dân hay vì mục đích nhân đạo. 

Tài liệu tham khảo

1. Thông tư số 152/2015/TT - BTC, sửa đổi, bổ sung về thuế tài nguyên

2. Nghị định số 50/2010/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên

3. Luật Thuế tài nguyên năm 2009