In trang này
Thứ tư, 24 Tháng 2 2021 04:15

KỸ NĂNG THẢO LUẬN – TRANH LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Thảo luận là một hoạt động giao tiếp bằng lời được xác định cụ thể nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và kênh giao tiếp (công cụ giao tiếp). Hoạt động thảo luận được thiết lập bởi người phát tin và người nhận tin có cùng chung một hệ thống tín hiệu (cùng sử dụng một loại ngôn ngữ). Những người tham gia thảo luận có cùng chung nền tảng tri thức, văn hóa thì cuộc thảo luận sẽ càng đạt hiệu quả cao. Trong đối thoại bình thường, vai trò phát tin - nhận tin liên tục được hoán đối và đó là biểu hiện của một cuộc giao tiếp bình đẳng, có văn hoá. Còn trong những trường hợp đặc biệt, chỉ có độc thoại (ví dụ, phát thanh viên hoặc diễn giả nói trên kênh phát thanh, truyền hình với thính giả, khán giả) thì hai bên không thể hoán đổi vai trò cho nhau.

Để đạt được mục đích cuộc thảo luận, cần đảm bảo phải hiểu rõ vấn đề đang thảo luận, khi nảy sinh vấn đề mới, ý tưởng mới cần phải trao đổi thông tin để đưa ra các quyết định cụ thể hoặc đi đến một kết luận cụ thể.

Nội dung thảo luận - tranh luận là những thông tin (quan điểm và lập luận) được trao đổi giữa người phát và người nhận tin. Thông tin ấy bao gồm hai loại là thông tin miêu tả và thông tin liên cá nhân.

Thông tin miêu tả là thông tin về những sự vật, hiện tượng nhất định có thực hoặc do trí tưởng tượng tạo nên. Ví dụ: thông tin về bản thân người nói, về thời tiết, về kinh tế, trật tự, an ninh hoặc về cuộc đời truân chuyên của nàng Kiều trong tác phẩm bất hủ của thi hào Nguyễn Du...

Thông tin liên cá nhân là thông tin kèm theo thôngtin miêu tả, thể hiện thái độ, tình cảm, người phát tin đối với người nhận tin hoặc với nhữngđều được để cập trong thông tin miêu tả. Ví dụ, câu in đậm trong đoạn văn sau: Bị coi là tội phạm, nhà bác họcgià buộc phải từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất quay. Nhưng vừa bước ra khỏi cửa toà án, ông đã bực tức nói to: “Dù sao trái đất vẫn quay!", ngoài thông tin miêu tả (trái đất quay), còn thể hiện thái độ của nhà bác học Galilê (1564 - 1642) với điều được đề cập trong thông tin miêu tả (tin vào chân lý trái đất quay) và với người nhận tin (không chịu khuất phục trước những người xét xử ông). Đó là những thông tin liên cá nhân, thế hiện quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp với nhau và giữa nhân vật giao tiếp với nội dung giao tiếp.

Thông tin miêu tả có chức năng thông báo. Thông tin liên quan cá nhân có chức năng biểu cảm. Cả hai loại thông tin này đều có thể tác động đến người nhận tin, gây ra những phản ứng nhất định trong nhận thức, tình cảm, lời nói hoặc hành động của họ. Ví dụ, trong câu chuyện về Galilê, sau câu nói của ông (Dù sao trái đất vẫn quay!), những người xét xử có thể giận dữ hoặc hoang mang trước niềm tin sắt đá của ông; người đọc đời sau thì khâm phục tinh thần quả cảm của ông. Tác động cũng là một chức năng của hoạt động giao tiếp.

Vai trò của mỗi loại thông tin trong một phát ngôn hay văn bản phụ thuộc vào mục đích của người phát tin và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Chẳng hạn, đối với một bản tin thời tiết thì thông tin miêu tả là quan trọng; còn đối với quan hệ tình cảm thì những thông tin liên cá nhân mới là điều đáng quan tâm.

Tương tự, mỗi loại phát ngôn hay văn bản có thể thiên về một chức năng giao tiếp nhất định, không giống loại văn bản khác. Ví dụ, một bản tin thời tiết sẽ thiên về chức năng thông báo, một bài thơ sẽ thiên về chức năng biểu cảm, một khẩu hiệu sẽ thiên về chức năng tác động, còn một quảng cáo có thể phải coi trọng cả hai chức năng thông báo và tác động.

Bối cảnh có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, bối cảnh là thời gian, không gian giao tiếp, bối cảnh xã hội, tình huống cụ thể của người phát tin, người nhận tin cùng những hiểu biết và quan niệm của họ về tự nhiên, xã hội và con người cũng như những đặc điểm riêng về tâm, sinh lý của họ. Theo nghĩa hẹp, bối cảnh là những câu đứng trước và đứng sau phát ngôn nhất định, tức là ngữ cảnh hay văn cảnh.

Bối cảnh thảo luận - tranh luận cũng như bối cảnh giao tiếp nói chung tạo điều kiện cho người phát tin chọn được cách phát tin tiết kiệm, hiệu quả và giúp cho người nhận tin hiểu đúng nội dung thông tin. Ví dụ, có đặt đoạn văn đã dẫn về Galilê vào hoàn cảnh cụ thể của châu Âu thế kỷ XVI - XVII mới hiểu câu nói của ông và đánh giá được trí tuệ cũng như bản lĩnh của ông. Vào thời kỳ ấy, chịu ảnh hưởng của nhà thờ Thiên Chúa giáo, mọi người đều tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng vàmuốn ngàn vì sao tinh tú quay xung quanh cái tâmnày. Người đầu tiên nêu lên thuyết trái đất quay xung quanh mặt trời là nhà thiên văn học Ba Lan Côpécních (1473-1543). Vì ủng hộ lý thuyết của Côpécních, đi ngược lại giáo lý nhà thờ mà nhà triết học đồng hương Italia với Galilê là Brunô (1548-1600) đã bị tòa án giáo hội kết án hỏa thiệu và đưa lên giàn lửa năm 1600. Chuyện xảy ra mới có 33 năm trước khi Galilê bị đưa ra tòa và nói câu nói nổi tiếng. Đặt vào lúc bấy giờ, ý kiến của Galilê thật sáng suốt và dũng cảm. Xét từ khía cạnh “kỹ thuật phát tin", ông cũng không cần trình bày lai lịch vấn đề mà chỉ nói một câu ngắn gọn, người đương thời ai cũng hiểu. Nhưng bây giờ, nếu có ai đó nói “Dù sao trái đất vẫn quay!”, hẳn mọi người phải nghĩ ngay câu nói ấy có ngụ ý gì, hoặc phải vô cùng ngạc nhiên vì nói như vậy không khác nào đứng trước hai cánh cửa đã mở toang mà vẫn gọi người mở cửa.

Mỗi nội dung giao tiếp đều được thể hiện ra bằng hình thức nhất định. Người phát tin từ chỗ có nội dung muốn nói mà tìm đến hình thức diễn đạt thích hợp. Còn người nhận tin thì ngược lại, từ hình thức diễn đạt thu nhận được mà rút ra điều người phát tin muốn gửi cho mình. Hệ thống tín hiệu chuyển tải nội dung giao tiếp được gọi là kênh giao tiếp.

Kênh giao tiếp (thảo luận ngôn ngữ, cử chỉ, nét mặt hoặc những tín hiệu khác,...

Ngôn ngữ là kênh quan trọng nhất, nhưng cử chỉ, nét mặt trong thảo luận - tranh luận trực tiếp cũng đóng vai trò rất quan trọng vì chúng biểu thị thái độ, tình cảm của người nói (tức là biểu thị thông tin liên cá nhân), góp phần xác lập hiệu quả của ý kiến thảo luận -tranh luận.

Tóm lại, dựa vào những phân tích cơ bản về tranh luận nêu trên, khi tham gia ý kiến về kinh tế - xã hội trong kỳ họp, đại biểu Quốc hội cần lưu ý một số điểm sau:

- , KÊU khó khăn, KÊU viện trợ. Nếu đại biểu tất cả các tỉnh, thành phố đều phát biểu theo công thức này thì chẳng những việc lớn của địa phương hay cả nước không bàn được mà nghe rất chán và cũng chẳng có tác dụng gì.

Lặp lại báo cáo của cơ quan trình. Thời gian phát biểu của mỗi người có hạn. Nếu đại biểu trích dẫn lạicác nhận định và số liệu trong báo cáo của Chính phủ về thành tích phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thì sẽ không đủ thời gian bàn sâu về các vấn đề đặt ra trong kỳ họp; mặt khác, nghe các đại biểu lặp lại những điều đã biết như vậy cũng rất nhàm.

Những vấn đề đại biểu nên chọn để phát biểu, thảo luận là:

Vấn đề mình am hiểu, ví dụ: đại biểu là giáo viên chọn vấn đề giáo dục, đại biểu là doanh nhân chọn vấn đề kinh tế, đại biểu phụ nữ chọn vấn đề bình đẳng giới hoặc bảo vệ, chăm sóc trẻ em,... Dī nhiên, trong quá trình hoạt động ở cơ quan dân cử, để hoàn thành trách nhiệm của một đại biểu, đáp ứng yêu cầu của cử tri, dần dần, đại biểu phải mở rộng các vấn đề quan tâm.

Nhưng bàn về bất kỳ vấn đề gì đại biểu cũng cần nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực tế, hỏi ý kiến cử tri, ý kiến chuyên gia để hiểu kỹ vấn đề.

- Vấn đề đông đảo cử tri quan tâm. Đại biểu hoạt động ở Quốc hội với tư cách đại diện của cử tri, cho nên khi phát biểu, thảo luận, phải nói lên những vấn đề cử tri quan tâm và nguyện vọng của cử tri về vấn đề đó.

Đặc biệt, cần lưu ý để không nói trái với nguyện vọng chính đáng của cử tri (như trường hợp một đại biểu Quốc hội phản đối việc ban hành Luật Biểu tình) hoặc đưa ra những kiến nghị “siết chặt" cử tri (như trường hợp một đại biểu Quốc hội đề xuất biện pháp buộc người dân nộp tiền cược khi khiếu nại, tố cáo).

- Vấn đề có tầm quan trọng. Đó có thể là những vấn đề lớn như phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền, trật tự, an ninh, chống tham nhũng, lãng phí... Đó cũng có thể là những vấn đề bức xúc của cử tri trong đời sống hằng ngày như thu hồi đất đai, vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng giống lúa, giống tôm, thuốc trừ sâu giả.