Thứ tư, 24 Tháng 2 2021 03:56

GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN QUẢN LÝ Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Hiện nay, vấn đề quản lý ô nhiễm chất thải rắn đang là vấn đề cấp thiết đặc biệt khi nước ta tập trung vào phát triển công nghiệp sản xuất, chế tạo. Theo quan điểm mới: Chất thải rắn được định nghĩa là: vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt đi trong khu vực đô thị dân cư, công nghiệp, nông nghiệp mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vút bỏ đó. Chất thải rắn đô thị được xã hội nhìn nhận như một thứ mà chính quyền đô thị phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy. Mặt khác phải coi chất thải như một nguồn tài nguyên.

Việc quản lý ô nhiễm chất thải rắn đặc biệt là đưa ra các chính sách nhằm giảm tải tiến dần tới hạn chế ô nhiễm chất thải rắn đô thị công nghiệp nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung nhằm đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường đang được Việt Nam đặc biệt quan tâm. Xuất phát từ hiện trạng đó, việc giám sát quản lý thực hiện cũng như giám sát việc thực hiện các chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường nói chung, quản lý ô nhiễm chất thải rắn công nghiệp nói riêng đang là vấn đề cấp thiết. Giám sát việc quản lý ô nhiễm này góp phần tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực đó và xem xét tính hợp lý cũng như hiệu quả của việc quản lý nhà nước trong việc giảm tải ô nhiễm chất thải rắn. Để việc giám sát thực hiện chính sách này có hiệu quả trước tiên cần xem xét hiện trạng ô nhiễm chất thải rắn đô thị hiện nay.

1. Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị

Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao Ghi chú: (Kể cả nhà ở và trung tâm dịch vụ thương mại; Không kế nước và nước thải.

Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu chuẩn, thành phần chất thải rắn đô thị bao gồm: Điều kiện sinh hoạt; điều kiện thời tiết, khí hậu; các yếu tố xã hội; tập quán.

Khối lượng, thành phần, tính chất chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 12/2016 và Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016, chuyên để môi trường đô thị thì cả nước có trên 800 đô thị với tỷ lệ dân số khoảng 34,1% tổng số dân, tức khoảng 32,9 triệu người. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị trên cả nước ước khoảng 38.000 tấn/ngày, với mức gia tăng trung bình 12%/năm, tỷ lệ thu gom trung bình khoảng 84%. Một số đô thị lớn có tỷ lệ thu gom khá cao, trên 90% như Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Trì, Nam Định, Vũng Tàu... Tình hình phát sinh và xử lý chất thải rắn ở khu vực đô thị vẫn là một trong những vấn đề môi trường nổi cộm trong nhiều năm qua.

Dân số nông thôn năm 2016-2019 khoảng trên 60 triệu người, chiếm gần 66% dân số cả nước. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các khu dân cư nông thôn ước khoảng hơn 31.500 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn các vùng nông thôn còn thấp, đạt tỷ lệ trung bình khoảng 40 - 55% tùy theo vùng, địa phương. Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.

Bên cạnh đó, theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) về tình hình quản lý đối với chất thải rắn y tế, có khoảng hơn 90% bệnh viện thực hiện thu gom hàng ngày và có thực hiện phân loại chất thải rắn từ nguồn.

Đối với việc xử lý, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn đô thị cho tới nay ở Việt Nam đang áp dụng: công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh và không hợp vệ sinh; sản xuất phân hữu cơ ví sinh theo công nghệ hiếu khí hoặc kỵ khí; công nghệ Seraphin; công nghệ Tâm Sinh Nghĩa; công nghệ khu xử lý Đa Phước (công nghệ Hoa Kỳ); công nghệ Plasma thử nghiệm tại Đông Anh, Hà Nội; công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học từ chất thải hữu cơ; công nghệ đốt chất thải sản xuất điện; công nghệ sản xuất viên nhiên liệu từ chất thải hữu cơ (Công ty Máy thủy lực); công nghệ BETID - Đồng Xoài. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phổ biến là chôn lấp, ủ phân hữu cơ và đốt. Tại khu vực đô thị, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp trực tiếp khoảng 34%, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được tái chế tại các cơ sở xử lý đạt khoảng 42% và lượng chất thải rắn còn lại là bã thải của quá trình xử lý được chôn lấp chiếm khoảng 24%[1].

Ở Việt Nam đã thử nghiệm áp dụng và phát triển công nghệ xử lý chất thải như công nghệ Seraphin, công nghệ Tâm Sinh Nghĩa nhưng không thành công. Một số địa phương, một số đô thị đã có dự án đầu tư xây dựng và áp dụng công nghệ xử lý chất thải hữu cơ làm thành phân vì sình (compost) phục vụ cây trồng. Năm 2015, Hà Nội xây dựng mô hình thí điểm ô chôn lấp rác thải theo công nghệ chôn lấp bản hiếu khí Fukuoka tại xã Xuân Sơn (Tây Sơn, Hà Nội). Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 07/8/2002 về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại.

2. Đặc điểm thành phần chất thải rắn công nghiệp và công nghệ xử lý

2.1 Khái quát về chất thải rắn công nghiệp

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn công nghiệp: Hoạt động phát triển kinh tế, bao gồm nhiều ngành công nghiệp, thương mại,... Chất thải công nghiệp thuộc rất nhiều lĩnh vực nên rất đa dạng về chủng loại, khối lượng và thành phần, tính chất.

Lợi ích, giá trị còn lại của chất thải: nhiều vật được coi là chất thải nhưng vẫn còn có giá trị và có thể sử dụng hữu ích cho các mục đích khá ; Điều quan trọng đối với quản lý là thực hiện sự chuyến giao từ người chủ này sang người chủ khác một cách hiệu quả, an toàn; Chất thải và phát triển bền vững.

2.2 Quản lý chất thải rắn công nghiệp:

Để đánh giá và thực thi một chiến lược quản lý chất thải cần dựa trên cơ sở bảo và sức khỏe con người, môi trường, năng lượng và hiệu quả kinh tế. Đó chính là sự phát triển bền vững.

2.3 Xử lý chất thải rắn công nghiệp

Chất thải công nghiệp không nguy hại là những chất hay hợp chất không gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và môi trường. Chất thải công nghiệp không nguy hại được nêu trong Phụ lục A của Tiêu chuẩn TCVN 6705:2000 hoặc trong Danh mục B, Phụ lục I của Quy chế quản lý chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc có tương tác với các hợp chất khác gây nguy hại tới sức khỏe và môi trường như nêu trong Danh mục A, Phụ lục I của Quy chế chất thải nguy hại của Việt Nam (Quyết định số 155/1999/QÐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại).

Chất thải nguy hại đã được phân loại và đưa vào Tiêu chuẩn TCVN 6706:2000 và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại. Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa chất thải nguy hại được đưa vào tiêu chuẩn này.

- Xử lý chất thải nguy hại

- Để lựa chọn phương pháp xử lý chất thải nguy hại, người ta phải căn cứ vào khối lượng, thành phần, tính chất của nó.

Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại bao gồm: phương pháp hóa lý và hóa học; phương pháp sinh học; phương pháp đóng rắn, ổn định; chôn lấp chất thải nguy hại; phương pháp thiệu đốt.

3. Quản lý tổng hợp chất thải rắn

Quản lý tổng hợp chất thải rắn là một hệ thống tối ưu trong thực tiến quản lý chất thải, dựa trên sự đánh giá có cơ sở những cần nhắc về môi trường, năng lượng, kinh tế, kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, bao gồm một tổ hợp hai hay nhiều hơn các thành phần thứ bậc chất thải. Như vậy “tổng hợp" là kết nối, phối hợp, liên kết và bao gồm tất cả các khía cạnh, mà đặc biệt là 4 khía cạnh: kinh tế - xã hội - môi trường và công nghệ; “tổng hợp" còn bao gồm mối quan tâm của tất cả các bên có liên quan: chính quyền, công chúng, công nghiệp, các tổ chức quần chúng và từng cá thể - mỗi con người.

3.1 Quản lý chất thải theo phương châm trình tự ưu tiên

Ngăn ngừa; giảm thải; tái sử dụng; tái chế: làm thành phân trộn chẳng hạn.

Thu hồi: đốt cháy để thu hồi nhiệt chẳng hạn. Loại bỏ: đưa ra bãi thải.

3.2 Các nguyên lý ngăn ngừa - giảm thải, tái sử dụng, tái chế chất thải (3R)

Ngăn ngừa - Giảm thiểu chất thải:

Giảm từ nguồn bằng cách thay đổi sản phẩm hay giảm hoặc loại bỏ sự sản sinh chất thải trong một quá trình nào đó; Giảm dung tích, kích thước chất thải rắn để tạo điều kiện cho vận chuyển và xử lý tiếp theo; Tái chế: là tạo ra vật liệu có giá trị từ chất thải mà sau này có thể sử dụng được; Xử lý là hoạt động làm giảm lượng chất thải và lượng còn lại không hoặc ít có giá trị để có thể tái chế được.

Tái sử dụng chất thải:

Tái sử dụng có những ưu việt: hạn chế, ngăn ngừa sự phát sinh chất thải; giảm lượng chất thải cần phải xử lý; giảm lượng chất thải nguy hại nhập vào dòng chất thái chung; trợ giún nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề quản lý chất thải: những ưu điểm khác bao gồm kéo dài tuổi thọ các công trình thiết bị xử lý và loại bỏ chất thải; tiềm năng hiệu quả sản xuất công nghiệp được cải thiện và nâng cao.

Tuy nhiên, tái sử dụng cũng có những mặt hạn chế như: yêu cầu phải làm sạch và sửa chữa. Như vậy có thể tiêu tốn nhiều nguồn lực, chi phí hơn là tiết kiệm; đòi hỏi khoảng cách vận chuyển lớn cho việc tái sử dụng; các hạn chế và khó khăn về quy hoạch, thiết kế cho việc tái sử dụng; những vấn đề sức khỏe công cộng, tác động đối với sức khỏe của người thu gom, vận chuyển; chỉ có hiệu quả là hạn chế về lượng chất thải.

Tái chế chất thải:

Tái chế chất thải là việc sử dụng một phần hay toàn bộ sản phẩm cũ làm nguyên liệu để chế tạo ra một sản phẩm mới.

Trong quá trình tái chế, các nguyên liệu phải được gia công lại và các công đoạn mới được bổ sung nên sẽ xuất hiện các tác động đến môi trường.

Lợi ích của tái chế chất thải về mặt kinh tế - xã hội và môi trường: giảm tiêu dùng tài nguyên; giảm nhu cầu năng lượng; giảm sử dụng nước; giảm sự phát thải ra không khí, đất, nước; giảm chất thải cho xử lý và tiêu hủy; tạo công ăn, việc làm cho người lao động, v.v..

Với điểm của tái chế: kết quả đạt được có thể không thực tế không được như mong muốn;

Mặt khác, hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp tại Việt Nam được phản cấp theo cấp quốc gia và cấp địa phương.

4. Những thách thức và định hướng giải quyết

Thông qua việc giám sát thực trạng về ô nhiễm chất thải rắn đô thị, khu công nghiệp có một số vấn đề cần chú trọng như:

Về chính sách, chiến lược quản lý tổng hợp chất th ải rắn à các địa phương còn nhiều bất cập, khó đạt được mục tiêu đề ra theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Tỷ lệ các bãi chôn lấp hợp vệ sinh còn thấp, mới chỉ đạt khoảng 31% tổng số bãi chôn lấp (diện tích từ 1 ha trở lên).

Còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.

Đối với việc thực hiện chính sách quy hoạch tổng thể, tới nay, mới chỉ có một vài đô thị lớn có quy hoạch tổng thể, còn nhiều đô thị chưa lập Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải, giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2050 trong đó phải giải quyết được các vấn đề trọng tâm là xử lý, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rấn đô thị, công nghiệp.

Đối với vấn đề phát triển thương mại xanh, nhãn sinh thái trong quản lý chất thải công nghiệp trên thực tế chưa thực hiện được, chủ yếu có chính sách quy định vấn đề này nhưng trên thực tế còn nhiều vấn đề liên quan tới yếu tố quản lý và chi phí cho hoạt động này khá cao do đó các doanh nghiệp sản xuất thường né tránh vấn đề này.

Các đánh giá vòng đời sản phẩm - Life Cycle Assessment (LCA) trong quản lý chất thải công nghiệp chưa thực hiện được.

Đối với các hoạt động kiểm toán và quy hoạch quản lý tổng hợp chất thải công nghiệp cần thiết phải đẩy mạnh các biện pháp về chính sách, luật lệ trong quản lý chất thải và mở rộng trách nhiệm của người sản xuất, v.v.. Hiện nay, các quy định này mang tính chung chung không có chế tài phạt nặng do đó các doanh nghiệp sản xuất thường tìm cách né tránh, do chưa có chế tài hình sự đối với vấn đề trên chủ yếu vẫn là xử lý hành chính và dân sự. Do đó, trong thời gian tới cần hoạch định các chính sách ở tầm vĩ mô quy định rõ chế tài cũng như trách nhiệm của nhà sản xuất, của doanh nghiệp vi phạm từ đó đẩy mạnh quản lý nhà nước trong việc bảo vệ môi trường, chống xả thải công nghiệp.

 


[1] Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học “Khảo sát, đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn và nước thải tại các khu đô thị và khu công nghiệp Việt Nam", mã số MT 04.10 (2011). Tác giả: Nguyễn Đức Khiển, Phạm Văn Đức, Trần Hiếu Nhuệ.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành