Thứ năm, 22 Tháng 4 2021 02:12

KỸ NĂNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THEO PHƯƠNG PHÁP LOGIC

Phân tích lôgíc (lôgical analysiassessment) còn gọi là phương pháp phân tích nhân quả (causal analyais/assessment) là phương pháp phân tích, đánh giá trên cơ sở quan hệ nhân quả giữa việc thực hiện chính sách (cụ thể là các hoạt động trong khung khổ chính sách) với việc thực hiện được mục tiêu mà chính sách nhắm tới (kết quả và tác động của việc thực hiện chính sách). Phương pháp này dựa trên nguyên lý về mối quan hệ chung giữa các sự vật, hiện tượng đồng thời, thường được sử dụng trong phân tích, đánh giá chính sách bởi việc xây dựng và triển khai một chính sách thường cũng dựa theo hoặc tuần thủ một lô gíc nhất định. Lôgíc này được xác định bởi phương pháp, công nghệ và kỹ thuật giải quyết vấn đề hoặc đạt những mục tiêu, tạo ra những kết quả mong đợi.

Ứng dụng phương pháp xây dựng một chính sách bằng cách phát triển ý tưởng ban đầu thành một chính sách hoặc chương trình hoàn chỉnh theo một khung logic đang là một cách tiếp cận được sử dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực, trong đó

1. Phân tích logic cho phép rút ra mỗi quan hệ có tính bản chất giữa các sự vật, hiện tượng. Nó còn được coi là "khoa học nghiên cứu về các quy luật và hình thức cấu tạo chính xác của tư duy nhầm nhận thức đúng dẫn thế giới khách quan[1]. Chính vì thế, nhiều tác giả cho rằng: bản chất của việc vận dụng phương pháp lưc là tìm kiếm những mỗi quan hệ cơ bản, cốt lõi thuộc về bản chất giữa chính sách và việc thực hiện chính sách có lĩnh vực hoạch định chính sách. Nếu qua phân tích lôgic, bắt đầu từ những tác động và kết quả của một chính sách mà có thể lập lại một logic (ngược chiều) phù hợp với logic được thiết lập ban đầu (khung lôgíc chi phối quá trình hoạch định và thực hiện chính sách) thì có thể kết luận rằng chính sách đã được thực hiện theo đúng kế hoạch; còn nếu không thì cần xem xét rõ lý do dẫn tới sự khác biệt (với hàm ý rằng chính sách không được thực hiện hoặc không thu được những kết quả như mong muốn).

Để mô tả cụ thể cho phần phân tích nêu trên, có thể xem xét quan hệ nhân quả giữa việc thực hiện chính sách với việc thực hiện được mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; đồng thời tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2020, Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016) triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo với các nội dung chủ yếu: hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực, giám sát đánh giá thực hiện chương trình so với mục tiêu mà chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hướng tới thông qua việc thực hiện chính sách mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra.

Kết quả đạt được của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững năm 2016-2020, đến cuối năm 2019, bằng các chỉ số thể hiện quan hệ nhân quả theo phương pháp phân tích logic cụ thể: tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 3,75%, bình quân trong 4 năm giảm 1,53%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ 1-1,5%/năm.

Trong 4 năm, có 58% số hộ nghèo đã thoát nghèo. Uớc đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%. Như vậy sau 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm khoảng 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao.

Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn 27,85%, bình quân trong 4 năm giảm 5,65%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao giảm bình quân 4%/năm; ước cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo bình quân các huyện nghèo còn khoảng 24%.

Đến nay, đã có 8/64 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và 14/30 huyện nghèo hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a thoát khỏi tình trạng khó khăn. Dự kiến đến cuối năm 2020, khoảng 32 huyện thoát khỏi huyện nghèo, đạt chỉ tiêu đề ra.

Có 95/292 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo khỏi tình trạng khó khăn, đạt tỷ lệ 32,5% (vượt 2,5%). Có 1.298/3.973 thôn đặc biệt khó khăn (chiếm tỷ lệ 32,67%), 125/2.193 xã đặc biệt khó khăn (chiếm tỷ lệ 5,69%) hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 (thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn).

Nguồn lực đã được bố trí, huy động để thực hiện và một số chính sách thúc đẩy hiệu quả công tác giảm nghèo: tổng các nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 là 93.607,785 tỷ đồng.

Trong đó, bao gồm: vốn ngân sách T,Ư: 45,33%; vốn ngân sách địa phương: 10,75%; vốn xã hội hóa: 23,62%; vốn ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và các hoạt động an sinh xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp: 19,86%...

Theo phương pháp cách tiếp cận này, để đạt được một mục tiêu hoặc một kết quả cụ thể tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm kỹ thuật - công nghệ được lựa chọn, cần có những giải pháp hoặc nhóm giải pháp nhất định. Những giải pháp, nhóm giải pháp này cũng tùy thuộc vào đặc điểm và tính chất kỹ thuật - công nghệ cũng như những đặc điểm, yêu cầu về mặt kinh tế - xã hội, có thể được cụ thể hóa thành những hoạt động, nhóm hoạt động hoặc những biện pháp cụ thể hơn. Chuỗi các hoạt động được cụ thể hóa dần theo từng tầng mác đến mức các chủ thể liên quan có thể hình dung và thực hiện công việc một cách chi tiết, cụ thể. Các biện pháp và hoạt động công việc cũng như các mục tiêu, kết quả có thể được phát triển thành một hệ thống các yếu tố có liên quan với nhau, trong đó mỗi yếu tố có vị trí, vai trò nhất định, tác động hoặc chịu tác động của một hoặc một số nhân tố cụ thể. Việc mô tả, trình bày những nội dung cụ thể và chi tiết có liên quan với vấn đề mà chính sách được thiết kế để giải quyết hoặc liên quan với mục tiêu mà chính sách mong muốn đạt được cũng như quan hệ nhân quả giữa chúng có thể được mô tả bằng nhiều cách, dưới nhiều hình thức. Một số hình thức như thế thường được dùng là:

- Cây mục tiêu cây vấn đề

- Sơ đồ quan hệ.

- Mô hình tương quan.

- “Bản đồ tư duy.

Việc áp dụng phương pháp phân tích lôgíc trong phân tích, đánh giá một chính sách có thể được triển khai theo các bước sau đây:

Thứ nhất, nhận dạng chính sách và các yếu tố cấu thành chính sách. Các yếu tố cấu thành chính sách, đặc biệt là mục tiêu, kết quả và nội dung của chính sách cần được phân loại theo những tiêu chí tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích của nhiệm vụ phân tích, đánh giá chính sách. Việc sử dụng một hay nhiều cách phân loại các yếu tố cấu thành chính sách (theo một hay nhiều tiêu chí) là tùy thuộc mục tiêu và yêu cầu đặt ra đối với nhiệm vụ phân tích, đánh giá chính sách. Việc sử dụng nhiều cách phân loại các yếu tố cấu thành chính sách thường được thực hiện khi sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau, các yếu tố được đặt trong những mô hình khác nhau. Điều này thể hiện rõ trong chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 bằng các dự án nhỏ như chương trình 30a, chương trình 135, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bản các xã ngoài chương trình 30a và chương trình 135.

Thứ hai, nhận dạng và xác định các yếu tố có liên quan tới chính sách, tới việc thực hiện chính sách và việc thực hiện mục tiêu, tạo ra các kết quả mà chính sách hướng tới. Trong bước này, cần xác định được bản chất, tính chất các mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành chính sách làm cơ sở cho việc xác định các mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật giữa các yếu tố và xây dựng mô hình phản ánh những mối quan hệ này.

Thứ ba, xây dựng mô hình mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành chính sách và liên quan tới việc tổ chức thực hiện cũng như tới việc thực hiện mục tiêu, tạo ra kết quả mà chính sách hướng tới. Mô hình cần bao quát những mối quan hệ cơ bản nhất giữa các nhân tố có vai trò quan trọng nhất đối với nội dung và việc thực hiện chính sách. Mô hình chứa đựng càng nhiều mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành chính sách thì càng giúp đánh giá toàn diện và đầy đủ chính sách, nhưng khối lượng thông tin, số liệu cần xử lý càng nhiều, càng khó vận hành. Chất lượng mô hình sẽ quyết định chất lượng hoạt động phân tích, đánh giá chính sách. Số lượng các yếu tố được bao gồm trong mô hình càng nhiều, tính chất các mối quan hệ càng đặc thù và vai trò của các mối quan hệ càng quan trọng cũng như số liệu, tư liệu cần thu thập để phân tích chúng càng dễ thì chất lượng của mô hình càng cao.

Thứ tư, xây dựng các giả thiết về tính chất, chiều hướng và mức độ của các mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành chính sách và liên quan tới việc tổ chức thực hiện cũng như tới việc thực hiện mục tiêu, tạo ra kết quả mà chính sách hướng tới. Điều kiện để có được mối quan hệ như trên cũng cần được xem xét. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các chính sách cũng như những hiện tượng, những quan hệ xã hội khác nhau và nhiều nhà nghiên cứu đã xây dựng và kiểm nghiệm những mô hình khác nhau phản ánh những mối liên hệ có liên quan. Do vậy, khi cần phân tích, đánh giá một chính sách, có thể rà soát, lựa chọn và điều chỉnh những mô hình sẵn có cho phù hợp.

Thứ năm, tập hợp các thông tin, dữ liệu, dữ kiện để kiểm định các giả thiết đã xây dựng như mô tả ở trên. Việc kiểm định này có thể giúp chứng minh hoặc bác bỏ những giả thiết ban đầu, cho phép có những nhận định tương ứng về chính sách cần phân tích, đánh giá. Hiện cả Nhà nước lẫn các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đều có ý thức xây dựng cơ sở dữ liệu riêng của mình. Vấn đề đặt ra cho các cán bộ phân tích, đánh giá chính sách là nhận biết được những cơ sở dữ liệu này và đặc điểm của nó để tập hợp, phân loại và chuyển hóa chúng thành cơ sở dữ liệu phù hợp với yêu cầu phân tích, đánh giá chính sách.

Thứ sáu, kết luận về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành chính sách và liên quan tới việc tổ chức thực hiện cũng như tới việc thực hiện mục tiêu, tạo ra kết quả mà chính sách hướng tới sau khi đã kiểm chứng. Điều này thể hiện ngay trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 thông qua việc triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội, công tác giảm nghèo tiếp tục được Chính phủ quan tâm, dành nhiều thời lượng trong các phiên họp thường kỳ hàng tháng cho việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành được ban hành kịp thời nhằm thực hiện đồng bộ Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (theo Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 11/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020), tạo điều kiện để luật pháp, chính sách nói chung, luật pháp, chính sách về giảm nghèo nói riêng nhanh chóng được thực hiện và đi vào cuộc sống.

Phương pháp phân tích lôgíc có những ưu điểm chủ yếu sau đây:

- Phương pháp phân tích lôgíc có thể được áp dụng cả trong các trường hợp cần phân tích định tính cũng như định lượng với những mức độ chi tiết, cụ thể khác nhau, do đó thích hợp với những nhiệm vụ phân tích, đánh giá chính sách ở những mức độ khác nhau.

- Phương pháp phân tích lôgíc cho phép đánh giá chính sách một cách toàn diện, xem xét toàn bộ các mối quan hệ liên quan tới một chính sách cũng như vai trò, vị trí của từng nhân tố tác động tới việc thực hiện chính sách và kết quả của nó.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương pháp phân tích lôgíc có những nhược điểm và hạn chế chủ yếu sau: Để có thể vận dụng thành công phương pháp phân tích lôgíc, cần có hiểu biết tổng quát và rõ ràng về các nhân tố tác động tới chính sách và tác động của chính sách cũng như việc thực hiện chính sách tới các chủ thể liên quan. Những nhân tố này vốn tồn tại khách quan, nếu người phân tích, đánh giá (yếu tố chủ quan) không nhận biết đầy đủ và chính xác thì những phân tích trở nên kém ý nghĩa và khó kết luận vì các phân tích, tính toán không thể tự tạo ra mối quan hệ không tồn tại trên thực tế được.

- Cũng như các hiện tượng kinh tế – xã hội khác, chính sách và việc thực hiện chính sách chịu tác động của nhiều nhân tố và nó cũng có tác động nhiều mặt tới nhiều chủ thể, nhiều hiện tượng và quá trình. Phương pháp phân tích lôgic không thể bao quát tới tất cả những nhân tố ảnh hưởng cũng như tất cả các tác động của nó mà chỉ xét tới những nhân tố, những tác động dễ nhận thấy và có mức độ quan hệ đáng kể. Nếu xác định những điều này không chính xác, kết quả phân tích có thể sẽ sai khác so với thực tế, khiến việc phân tích, đánh giá chính sách trở nên thiếu chính xác.

Để phương pháp phân tích lôgíc được vận dụng thành công người áp dụng cần có tư duy lôgíc và khách quan, không thể dựa vào sự cảm nhận chủ quan. Khi tiến hành phân tích logic cần gạt bỏ tư duy cảm tính, hạn chế cách tiếp cận kinh nghiệm lịch sử, bởi tiếp cận theo kinh nghiệm lịch sử thường khó có thể chuyển đổi kiểu tư duy quen thuộc để áp dụng phương pháp này.

Theo mô tả trên đây, phương pháp phân tích lôgíc rất thích hợp cho việc phân tích ảnh hưởng, đánh giá tác động của chính sách và các nhân tố tác động tới sự thành công hay không thành công của một chính sách (bao gồm cả hướng và mức độ tác động). Với kết quả và việc thực hiện mục tiêu cũng như hiệu quả của một chính sách và việc thực hiện chính sách đó, người ta thường áp dụng phương pháp mô tả, thống kê.

Tài liệu tham khảo:

1. Trần Thị Hà Nghĩa: Logic học đại cương, Học viện Nông nghiệp Hà Nội, 2018

2. Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020

3. Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

4. Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2020,

5. Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020,

6. Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

7. Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (theo Quyết định số 398/QĐ-TTg)

8. Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.

 


[1] Trần Thị Hà Nghĩa: Logic học đại cương, Học viện Nông nghiệp Hà Nội, 2018

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành