In trang này
Thứ hai, 26 Tháng 4 2021 02:55

Một số vấn đề về khoa học chính sách pháp luật và đối tượng nghiên cứu của nó

Về nguyên tắc, đối tượng của khoa học là cái mà bản thân khoa học hướng tới và nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật, như tên của ngành khoa học này cho thấy, là hiện tượng chính sách pháp luật, các quy luật xuất hiện, phát triển và kết thúc (kết quả) của nó. Đối tượng của khoa học này là các quy luật xã hội khách quan quyết định các thuộc tính, đặc điểm, các dấu hiệu, các biểu hiện của chính sách pháp luật, vai trò, nhiệm vụ, sự tương tác lẫn nhau của nó với các hiện tượng xã hội khác trong tiến trình phát triển của xã hội. Đối tượng của khoa học này bao gồm cả các quan hệ chính trị - pháp luật, hiện tượng chính sách pháp luật, các phạm trù và khái niệm cho phép nhận thức bản chất, nội dung và các hình thức biểu hiện của chính sách pháp luật, vai trò phục vụ của nó trong xã hội, các chức năng của chính sách pháp luật, việc sử dụng chính sách pháp luật nhằm mục đích cải biến các quá trình chính trị - xã hội, kinh tế - xã hội, các quá trình khác, các định hướng và giá trị. Đó là những phạm trù, khái niệm phức tạp, ví dụ như: đời sống pháp luật, hệ thống chính sách pháp luật, các văn bản pháp luật, mục tiêu của chính sách pháp luật, các nguyên tắc của chính sách pháp luật, các phương tiện của chính sách pháp luật, các hình thức thực hiện chính sách pháp luật, các loại chính sách pháp luật, vv...

Tất cả những phạm trù, khái niệm đó được sắp xếp theo một trật tự lôgic nhất định, gắn liền chặt chẽ với nhau bằng mối liên hệ nhân quả, bằng các quy luật và nguyên tắc chung hình thành nên một cấu trúc hiểu biết có cơ cấu lôgic, “một tòa nhà” mang tính hệ thống những hiểu biết lý luận khoa học về chính sách pháp luật.

Đối tượng mà khoa học chính sách pháp luật nghiên cứu không chỉ bao gồm các quan hệ mang tính pháp luật - nhà nước hiện thực, các quá trình, hiện tượng và phạm trù mà còn cả các quan điểm, khái niệm về những vấn đề đó. Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật còn bao gồm chính là phần ý thức xã hội mà liên quan đến chính sách pháp luật, được hiện thực hóa bằng chính sách pháp luật. Có thể nói, đối với chính sách pháp luật nói chung, các yếu tố cấu thành nó xuất hiện và tồn tại tương ứng trong các quan niệm logic của con người, theo đó, nó có một mối liên hệ với ý thức, tư duy, tâm lý của họ. Khoa học chính sách pháp luật không chỉ quan tâm đến ý thức pháp luật của xã hội nói chung mà còn cả ý thức pháp luật của một nhóm người, ý thức pháp luật của cá nhân và trên hết là ý thức pháp luật nghề nghiệp của những người thực hiện công vụ, những người đại diện cho quyền lực nhà nước, các nhà nghiên cứu - luật học và của những người hành nghề luật.

Song song với quá trình hình thành và phát triển của mình, chính sách pháp luật đã và đang phát triển thành các hướng nghiên cứu mới, và dần dần phát triển thành các chuyên ngành khoa học mới. Sự phân hóa chuyên sâu đó trong đối tượng nghiên cứu của chính sách pháp luật là việc tuân theo một quy luật phát triển khác quan và làm thay đổi nhận thức về chính sách pháp luật, nhận thức đó trở nên toàn diện và sâu sắc hơn từng bước thực hiện việc tổng hợp và hệ thống hóa nhận thức về chính sách pháp luật ở một trình độ lý luận phát triển hoàn thiện hơn.

Với tư cách là một hiện tượng xã hội, chính sách pháp luật có những đặc điểm riêng và có vai trò độc lập của mình trong đời sống xã hội. Nhưng trong quá trình hình thành và phát triển, chính sách pháp luật có mối liên hệ hữu cơ, biện chứng với pháp luật, với nhà nước, chúng tạo thành hạt nhân chính trị - pháp luật của thượng tầng kiến trúc xã hội. Chính sách pháp luật không thể tồn tại thiếu pháp luật và ngược lại.

Trên cơ sở của những điều trình bày ở trên, có thể định nghĩa đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật như sau:

Về đối tượng nghiên cứu của khoa học chính sách pháp luật, có thể nói đối tượng nghiên cứu chính sách pháp luật là chính sách pháp luật thực tế, các quy luật mang tính khách quan chung cũng như đặc thù của sự phát triển của hiện thực đó, những vấn đề mang tính nền tảng có ý nghĩa phương pháp luật đối với các ngành khoa học chính sách pháp luật được xem như là một chuyên ngành được hình thành và phát triển trên nền tảng nhận thức và sử dụng các quy luật, những vấn đề nền tảng đó.

Ở nước Nga, truyền thống hàn lâm trong nghiên cứu về chính sách công nói chung, chính sách pháp luật nói riêng được xuất hiện vào khoảng nửa sau thế kỷ XIX, trong giai đoạn nước Nga tiến hành các cuộc cải cách lớn (xem mục I Chương 1). Có thể coi các công trình nghiên cứu chính sách công đầu tiên, đúng nghĩa của nó, trong đó có nội dung của chính sách pháp luật là các công trình như: “Lịch sử các học thuyết chính trị” (1869), “Chính sách là một khoa học” (1872), “Phương pháp so sánh lịch sử trong luật học và các phương pháp nghiên cứu lịch sử pháp luật” (1880). Sự phát triển của khoa học chính sách công, chính sách pháp luật ở các nước đã làm việc rất có kết quả và đã có những đóng góp trọng vào sự hình thành và phát triển khoa học chính công khoa học chính sách pháp luật. Nhờ có nhà khoa học trong các trường đại học mà đầu thế kỷ XX, chính sách công có bước phát triển vượt bậc. Quá trình hiện đại hóa, dân chủ hóa các v thống chính các hệ thống pháp luật trên thế giới và đời sống xã hội đã tạo những điều kiện thuận lợi cho khoa học chính sách công trị đó có khoa học chính sách pháp luật phát triển. Cần lưu ý ba yếu tố sau đây tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành phát triển khoa học chính sách công, khoa học chính sách phá luật: (1) Số lượng các khoa và bộ môn chính sách công của chính sách pháp luật trong các trường đại học trên thế giới được tăng một cách đáng kể; quan trọng là đã thành lập các trung tâm nghiên cứu chính sách công, chính sách pháp luật ở phần lớn các nước Tây Âu và trung tâm châu Âu; trong 1 gian ngắn sự hợp tác của các nhà nghiên cứu và giảng dạy lĩnh vực này được phát triển nhanh chóng; (ii) Từ thế kỷ các tổ chức mang tính quốc gia của các chuyên gia hiểu biết chính sách công, trong đó có chính sách pháp luật đã thành lập (tổ chức đầu tiên là ở Hoa Kỳ vào năm 1903). Tác nhân kích thích mạnh mẽ sự phát triển khoa học sách công khoa học chính sách pháp luật là sự ra đời tổ chức Hiệp hội quốc tế các khoa học chính trị (Internationnal Political Science Association - IPSA). IPSA đã đứng ra tổ chức các hội nghị quốc tế dành cho các nhà chính trị học và các nhà chính sách học.

Như mọi khoa học, khoa học chính sách pháp luật thực hiện những chức năng cơ bản cụ thể nhất định. Đó là: (i) chức năng mô tả; (ii) chức năng giải thích; (iii) chức năng công cụ, (iv) chức năng dự báo.

Chức năng mô tả có nhiệm vụ chỉ ra tiến trình hiện thực của các sự kiện trong “thế giới” chính sách pháp luật, nó không chỉ mô tả các sự kiện chính sách pháp luật có quy mô rộng lớn mang tính quốc gia và quốc tế để nghiên cứu so sánh chúng mà còn tiến hành nghiên cứu các ví dụ thực tiễn (được gọi là case-studies).

Chức năng giải thích - đó là sự tìm kiếm các câu trả lời cho các câu hỏi được đặt ra là các nguyên nhân nào làm phát sinh các hiện tượng chính sách pháp luật cụ thể và các thuộc tính của chúng, tức là chức năng này giúp cho việc nhận thức bản chất của các quá trình chính sách pháp luật đa dạng nhất ở mức độ quốc gia và quốc tế.

Chức năng công cụ đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu các phương án có thể có của các quyết định chính sách pháp luật để đạt được kết quả mong muốn và có được các loại hành vi chính sách pháp luật cần thiết.

Chức năng dự báo của khoa học chính sách pháp luật thể hiện ở tầm nhìn thấy trước, dựa trên các dữ liệu khoa học về sự phát triển trong tương lai của các hiện tượng chính sách pháp luật, các kết quả hoặc mục tiêu cuối cùng của các sự kiện nào đó (của các sự kiện tích cực hoặc của các sự kiện tiêu cực).