Thực trạng và giải pháp đối với thủ tục giải quyết phá sản

Những quy định định về thủy thục giải quyết phá sản doanh nghiệp hiện hành còn có những hạn chế, bất cập trong thời gian qua.

Về thủ tục nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục pháp sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản còn quá chung chung, chưa mang tính định lượng, chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp nên việc thực hiện còn lúng túng, thiếu thống nhất và chưa chính xác doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ là chưa hợp lý, chưa bảo đảm quyền của chủ nợ có bảo đảm trong việc sử dụng cơ chế phá sản; nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thục tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản còn chưa hợp lý, thiếu chặt chẽ, cụ thể nên còn tình trạng tòa án không có đủ căn cứ để từ chối thụ lý đơn yêu cầu của doanh nghiệp, hợp tác xã cho dù có đơn tố cáo doanh nghiệp, hợp tác xã đó cố tình nộp đơn để chiếm đoạt tài sản; về nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản của người lao động còn phức tạp, chưa đảm bảo quyền lợi của người lao động.

       Luật phá sản chưa có quy định về thủ tục giải quyết thủ tục phá sản trong trường hợp vắng mặt người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã;

Đối với thời hạn để tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là chưa hợp lý dẫn đến tình trạng vi phạm thời gian và tính chính xác của quyết định; tạm ứng phí phá sản từ ngân sách Nhà nước còn chưa được quy định cụ thể nên trong một số trường hợp, thủ tục giải quyết phá sản không thể tiến hành.

Đối với quy định về nội dung, giá trị pháp lý của Hội nghị chủ nợ đối với thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã chưa đề cao quyền tự quyết của doanh nghiệp, hợp tác xã và chủ nợ trong việc áp dụng thủ tục thanh toán hoặc áp dụng thủ tục tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản nên chưa tạo được sự linh hoạt, mềm dẻo và phù hợp với thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã; cac quy định có liên quan đến thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã còn thiếu cụ thể nên chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế.

       Đối với thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã còn thiếu quy định về thanh lý tài sản trong nội dung của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất nên vừa hạn chế quyền của doanh nghiệp, hợp tác xã và của chủ nợ, vừa giảm tính linh động trong thủ tục giải quyết phá sản để có thể rút ngắn thời gian trong một số trường hợp; chưa có quy định về tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản chưa hợp lý ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ thanh lý tài sản; các quy định về thu hồi nợ còn thiếu triệt để, chưa có quy định về xóa nợ trong một số trường hợp nên việc giải quyết phá sản bị kéo dài, thiếu triệt để; còn thiếu các quy định cụ thể để kết thúc thủ tục phá sản, ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản và ra quyết định tuyên bố phá sản.

Đối với thủ tục tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần có hướng khắc phục như các quy định về chuyển từ thủ tục phục hồi sang thủ tục tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản còn chưa cụ thể; việc ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản là chưa hợp lý; đối với nghĩa vụ về nghĩa vụ tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản còn quá chung chung nền rất khó thực hiện.

Phân tích cơ sở những tồn tại hạn chế nêu trên, những giải pháp nhằm hoàn thiện luật phá sản đưa ra trên cơ sở

Về thủ tục nộp đơn, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

- Cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 3 Luật phá sản để xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo hướng quy định cụ thể các tiêu chí, định lượng hóa và gắn liền với nguyên nhân, thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Nghiên cứu bổ sung quy định tại Điều 13 về quyền của chủ nợ có đảm bảo trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

- Quy định cụ thể tại Điều 14 về cơ chế thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động thông qua cơ chế cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn; nghiên cứu bổ sung quy định về quyền trực tiếp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động.

- Bổ sung vào Điều 15 quy định tất cả các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã phải áp dụng biện pháp kiểm toán tài sản trước khi doanh nghiệp, hợp tác xã đó nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhằm tạo điều kiện cho tòa án có căn cứ xem xét khách quan yêu cầu của doanh nghiệp, hợp tác xã, tránh trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã lạm dụng vay nợ rồi nộp đơn yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản để chiếm đoạt tài sản.

       - Bổ sung quy định thủ tục giải quyết vắng mặt người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Quy định cụ thể hợp tại Điều 21 về phí phá sản và tạm ứng phí phá sản.

Về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh:

- Để đề cao vai trò và ý chí của chủ nợ, con nợ, ngoài ra để giúp việc giải quyết các vụ việc phá sản linh động hơn, Luật phá sản cần quy định mở rộng hơn nội dung Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thoe hướng bao gồm cả nội dung về thủ tục thanh toán hoặc thủ tục tuyên bố phá sản.

- Bổ sung quy định về việc giải quyết quyền lợi của chủ nợ mới phát sinh trong giai đoạn doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành phương án phục hồi.

- Cần thêm những quy định cụ thể về việc tòa án quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

Về thủ tục thanh lý tài sản:

- Cần bổ sung thêm trong Luật phá sản tại Điều 49 một số loại tài sản, quyền tài sản mà con nợ có được sau ngày mở thủ tục phá sản như: Tài sản và quyền tài sản được thu hồi từ các giao dịch không công bằng của con nợ; Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ các giao dịch vô hiệu của con nợ; Tài sản và quyền tài sản có được do chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh trong công ty hợp danh thừa kế; Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày mở thủ tục phá sản.

- Bổ sung quy định về xóa nợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trong một số trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp, hợp tác xã đã ngừng hoạt động kinh doanh, giải thể hoặc không thể xác định được nơi cư trú, làm việc…

- Cần có quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện việc chuển từ áp dụng thủ tục phục hồi sang thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

- Cần thêm quy định tòa án có thể ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý và tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản ngay khi phát hiện thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản để thu hồi mà không cần thiết phải quy định tòa án áp dụng thủ tục thanh lý rồi mới tuyên bố đình chỉ áp dụng thủ tục thanh lý tài sản.

Về thủ tục tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản:

- Cần quy định rõ điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện việc chuyển đổi áp dụng thủ tục phục hồi sang thủ tục tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

- Cần quy định cụ thể hơn nữa về nghĩa vụ tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

Một số vấn đề khác:

- Bổ sung quy định cụ thể hậu quả pháp lý của việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản trong trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại Điều 67 Luật phá sản.

- Bổ sung quy định trong trường hợp có người tham gia Hội nghị chủ nợ vắng mặt thì tòa án tiếp tục giải quyết các vụ án đã bị đình chỉ do mở thủ tục phá sản.

Tài liệu được biên tập lại Ngày 28/03/2014

 

Sửa đổi lần cuối Thứ sáu, 10 Tháng 10 2014 03:36

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành