Thứ ba, 18 Tháng 5 2021 11:46

Khó khăn, thách thức trong huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam

Khó khăn thách thức trong huy động nguồn lực. Trước hết, về nhận thức, hiểu thế nào là một nền “kinh tế xanh”, “tăng trưởng xanh” hiện nay ở Việt Nam vẫn còn mới bắt đầu, đòi hỏi phải có những nghiên cứu và phổ biến rộng rãi kiến thức trong tầng lớp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và người dân. Nếu không nhận thức đầy đủ, tính đồng thuận trong xã hội sẽ không đạt được, do vậy sẽ khó thực hiện chiến lược đã ban hành.

Thứ hai, về cách thức tiến hành, so với nền kinh tế hiện tại “nền kinh tế nâu”, việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh mà trọng tâm là tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế có sự khác biệt như thế nào và bắt đầu từ đâu trong bối cảnh tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay là vấn để lớn đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng lộ trình phát triển.

Thứ ba, nền kinh tế xanh gắn với sử dụng năng lượng tái tạo, xây dựng xã hội cácbon thấp, tăng trưởng xanh, đầu tư khôi phục hệ sinh thái, giải quyết sinh kế gắn với phục hồi môi trường.... Thực tế công nghệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay so với thế giới phần lớn là công nghệ cũ, tiêu hao năng lượng lớn, việc thay đổi công nghệ mới phù hợp với nền kinh tế xanh để thực hiện tăng trưởng xanh là thách thức không nhỏ nếu không có trợ giúp về vốn và công nghệ của các nước phát triển có công nghệ cao trên thế giới.

Thứ tư, với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp là chính, nhiều vùng nông thôn và khu vực miền núi, sinh kế người dân còn gặp nhiều khó khăn. Phát triển kinh tế xanh phải gắn với xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội, đây là thách thức không nhỏ trong lựa chọn chính sách thực hiện kế hoạch hành động xanh.

Thứ năm, về huy động nguồn vốn cho thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh, mặc dù Việt Nam đã thoát khỏi ngưỡng của nước nghèo nhưng tích lũy quốc gia so với các nước đã phát triển còn thấp, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình triển khai hướng tới nền kinh tế xanh, thực hiện tăng trưởng xanh theo như tính toán đầu tư trở lại phục hồi vốn tự nhiên cần 1-3% GDP.

Thứ sáu, nhiều ngành thâm dụng tài nguyên, sử dụng nhiên liệu hóa thạch lớn, gây ô nhiễm môi trường đang chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, như ngành khai thác khoáng sản, sản xuất năng lượng, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt nhuộm, sản xuất giấy, công nghiệp hóa chất, đóng tàu, sửa chữa tàu thủy… trong khi đó ít chú ý đến phát triển các ngành công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, hàm lượng khoa học cao.

Thứ bảy, thiếu vắng các ngành kinh tế hỗ trợ, giải hậu quả về môi trường, ngành kinh tế thân thiện với môi trường, như: công nghệ, dịch vụ bảo vệ môi trường, công nghiệp tái chế; xuất năng lượng từ chất thải, năng lượng sạch; hàng hóa, sản phẩm thân thiện với môi trường; nông nghiệp hữu cơ. Hoặc đã có một số lĩnh vực sản xuất thân thiện với môi trường đã được chú ý phát triển nhưng gặp khó khăn về nguồn vốn, đầu ra của sản phẩm thiếu ổn định, lợi thể cạnh tranh, lợi nhuận thấp nên vẫn chưa hình thành được những ngành kinh tế đủ mạnh để giải quyết có hiệu quả các vấn đề môi trường hiện nay. quyết

Thứ tám, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm, suy thoái môi trường rất lớn: theo ước tính của nhiều chuyên gia kinh tế môi trường, nếu GDP Việt Nam trong 10 năm tới tăng gấp đôi mà không quan tâm đúng mức tới công tác bảo vệ môi trường thì ô nhiễm môi trường sẽ tăng lên 3 lần so với hiện nay, đến năm 2025 có thể gấp 4 đến 5 lần; GDP cứ tăng 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi 3% GDP.

Khuyến nghị đề xuất giải pháp huy động nguồn lực tài chính đầu tư cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Để có nguồn tài chính đầu tư cho tăng trưởng xanh cần có một cơ chế, chính sách hợp lý dựa trên cơ sở cơ chế, chính sách tài chính hiện hành của Việt Nam có sự tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Tuy nhiên, cần phải triển khai cụ thể và chi tiết hơn, trước hết cần làm rõ thế nào là “tiêu chí tăng trưởng xanh” cho các ngành và các lĩnh vực để ưu tiên huy động nguồn lực tài chính đầu tư. Những cơ chế, chính sách 1 đây cần hướng tới nhằm huy động nguồn lực tài chính sau đầu tư cho tăng trưởng xanh.

Thứ nhất, Bộ Tài chính chủ trì và các bộ, ngành liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần xây dựng khung chính sách tài chính cho tăng trưởng xanh. Trong đó thể hiện những nội dung cơ bản cần huy động nguồn tài chính đầu tư cho tăng trưởng xanh theo các tiêu chí của tăng trưởng xanh đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương.

Thứ hai, như đã phân tích ở trên xu hướng đầu tư tài chính hiện nay sẽ có sự gia tăng của xã hội và giảm ngân sách nhà nước, chính vì vậy chính sách đầu tư tài chính nên hướng vào xã hội, phát huy tiềm lực tài chính doanh nghiệp, trong dân và nước ngoài thì sẽ hiệu quả và phù hợp hơn với xu thế phát triển hướng tới nền kinh tế xanh. Muốn vậy cần rà soát và tạo lập thị trường tốt hơn cho khuyến khích tài chính đầu tư vào tăng trưởng xanh, hình thành thị trường vốn tài chính đầu tư cho tăng trưởng xanh trong tương lai.

Thứ ba, cần nâng cao năng lực và kiện toàn tổ chức hiện có, tăng cường năng lực dịch vụ tài chính, ngân hàng và thị trường tiền tệ để huy động các nguồn lực tài chính. Về phía Bộ Tài chính, cần nghiên cứu phát hành trái phiếu Chính phủ xanh, các tổ phát hành trái phiếu cần ưu tiên tài trợ vốn cho các dự án xanh. Về phía Ngân hàng Nhà nước, cần chấp nhận việc sử dụng trái phiếu xanh trong hoạt động thị trường mở với tỷ lệ chiết khấu cao hơn các trái phiêu cùng loại và cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng trái phiếu làm dự trữ bắt buộc. Các địa phương cũng nên đẩy mạnh phát hành trái phiếu xanh và khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn phát hành trái phiếu doanh nghiệp xanh.

Thứ tư, muốn có nguồn tài chính đầu tư cho tăng trưởng xanh, phải đẩy mạnh cơ chế tăng nguồn thu lấy từ những nguồn vốn của tự nhiên thông qua hệ thống thuế, phí. Chính vì vậy cần đánh giá, rà soát lại các cơ chế chính sách, hệ thống luật pháp liên quan đến tăng nguồn thu hiện hành từ đó có những bổ sung phù hợp. Hiện nay ta đã có thuế môi trường, thuế tài nguyên và các hướng dẫn thực hiện như Nghị định thu phí nước thải, Nghị định chi trả dịch vụ môi trường, Nghị định bồi hoàn thiệt hại môi trường,... nhưng còn nhiều bất cập, nhất là thuế môi trường và thuế tài nguyên cần được xem lại. So với các nước khác, thuế suất tài nguyên của nước ta còn thấp, nhất là các kim loại quý hiếm, cần phải điều chỉnh tăng. Ngoài ra, cần nâng cao năng lực và kiện toàn tổ chức hiện có, tăng cường năng lực dịch vụ tài chính, ngân hàng và thị trường tiền tệ để huy động các nguồn lực tài chính. Về phía Bộ Tài chính, cần nghiên cứu phát hành trái phiếu Chính phủ xanh, các tổ chức phát hành trái phiếu cần ưu tiên tài trợ vốn cho các dự án xanh. Về phía Ngân hàng Nhà nước, cần chấp nhận việc sử dụng trái phiếu xanh trong hoạt động thị trường mở với tỷ lệ chiết khấu cao hơn các trái phiếu cùng loại và cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng trái phiếu xanh làm dự trữ bắt buộc. Các địa phương cũng nên đẩy mạnh phát hành trái phiếu xanh và khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trên phiếu doanh nghiệp xanh.

Thứ năm, cần phân cấp rõ nguồn vốn tài chính trung ương và địa phương đầu tư cho tăng trưởng xanh, phát huy nội lực và thế mạnh tài chính của địa phương để đầu tư cho tăng trưởng xanh. Muốn vậy cần có sự cân đối lại tỷ lệ đóng góp giữa trung ương và địa phương vào tăng trưởng xanh, cần có cơ chế khuyến khích và hình thức khen thưởng rõ ràng đối với những địa phương thực hiện tốt đầu tư tài chính cho tăng trưởng xanh.

Thứ sáu, đối với doanh nghiệp, thông qua chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi về thuế, phí, cho vay tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh, việc làm xanh để tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Thứ bảy, đối với nguồn lực tài chính bên ngoài như nguồn vốn ODA, nguồn vốn của các tổ chức quốc tế,... cần xây dựng và hoàn thiện thể chế tài chính song phương và thể chế tài chính đa phương đầu tư cho tăng trưởng xanh.

Thứ tám, sớm thành lập Quỹ hỗ trợ kinh tế xanh. Đây là một cơ chế tài chính có tính độc lập, hỗ trợ cho tăng trưởng xanh, việc hình thành Quỹ này sẽ là địa chỉ thu hút các nguồn tài chính của Nhà nước và xã hội bổ sung cho đầu tư tài chính tăng trưởng xanh và bảo toàn vốn phát triển kinh tế xanh.

Thứ chín, tích cực hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lực hỗ trợ của quốc tế, nhất là nguồn vốn đầu tư 2% GDP toàn cầu cho phát triển “kinh tế xanh”.

Bên cạnh đó, cần có chính sách đầu tư cho phát triển công nghệ xanh, cũng như có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sạch hiện đại trên thế giới nhằm đẩy nhanh việc “xanh hóa” trong quá trình sản xuất và hướng tới phát triển bền vững.

Cuối cùng, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách tài khóa xanh, chương trình hành động của ngành tài chính về tăng trưởng xanh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, hội nghị mở rộng và trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài khóa xanh. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng; giảm tiêu hao năng lượng trong sản xuất, vận tải, thương mại; từng bước thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp và giao thông, như: sử dụng nguồn năng lượng mới, sạch, tái tạo, ít phát thải khí nhà kính; giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành