Thứ sáu, 23 Tháng 7 2021 16:03

Một số vấn đề chung về hoạt động của ngành thủy sản Việt Nam

1. Lợi thế và tiềm năng nguồn lợi thủy sản Việt Nam

Việt Nam nằm bên bờ tây của Biển Đông, có một vùng biển rộng lớn, có diện tích khoảng 3.448.000 km, có bờ biển dài 3.260 km (không kể bờ các đảo), với hơn 3.000 hòn đảo, 12 đầm phá, 114 cửa sông, nhiều vũng vịnh là nơi lý tưởng cho tàu thuyền trú đậu và là tiền đề phát triển nghề cá.

Nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa, nên các đàn cá phân tán, khá đều khắp các vùng, quy mô đàn nhỏ, kích cỡ cá trong từng đàn không đồng nhất. Về mùa đông, nhiệt độ biển phía Bắc thấp hơn so với phía Nam, cùng với các dòng chảy biển tạo nên sự di chuyển của các đàn cá, trong đó có sự di cư của các đàn cá nổi, đặc biệt là cá ngừ đại dương.

Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao với trên 20 kiểu hệ sinh thái khác nhau, là nơi sinh cư của hơn 11.000 loài sinh vật biển cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nước ta có nguồn lợi hải sản với trữ lượngước tính khoảng trên 4,36 triệu tấn và sản lượng khai thác cho phép khoảng 2,45 triệu tấn. Trữ lượng cá nổi nhỏ ước tính trung bình khoảng 2,65 triệu tấn; cá nổi lớn khoảng 1,03 triệu tấn; hải sản tầng đáy khoảng 487 nghìn tấn; còn lại là các loài giáp xác, cá rạn san hô. Trữ lượng nguồn hải sản ước tính cho vùng biển vịnh Bắc Bộ khoảng 750 nghìn tấn; vùng biển Trung Bộ là 712 nghìn tấn; vùng biển Đông Nam Bộ 1.141 nghìn tấn, vùng biển Tây Nam Bộ 610 nghìn tấn và vùng giữa Biển Đông là 1.036 nghìn tấn[1].

2. Đặc trưng cơ bản của kinh tế thủy sản Việt Nam

Ngành thủy sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù,bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong khi các ngành khai thác, đóng sửa tàu thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết bị chế biến và bảo quản thủy sản trực thuộc ngành công nghiệp nhóm A, ngành chế biến thủy sản thuộc ngành công nghiệp nhóm B, ngành thương mại và nhiều hoạt động dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ thì nuôi trồng thủy sản lại mang nhiều đặc tính của ngành nông nghiệp.

Ngành thủy sản được coi là ngành có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản của Việt Namđã trở thành hoạt động có vị trí quan trọng trong nên kinh tế ngoại thương Việt Nam. Đến nay, ngành thủy sản đã tới thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước với tổng sản lượng thủy sản năm 2019 đạt 8,15 triệu tấn, trong đó khai thác thủy sản đạt 3,77 triệu tấn, n trồng thủy sản đạt 4,38 triệu tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 8,6 tỷ USD[2], đưa chế biến thủy sản trở thành một ngành công nghiệp hiện đại, đủ năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế và Việt Nam dành vị trí là một trong 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm: Ngành thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm. cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, ngành thủy sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nổi ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân, và là một ngành kinh tế tạo cổ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệtở những vùng ven biển và hải đảo. Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tế biển. Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hóa và hiện đại hoá.

Ngành thủy sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hai đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Số lượng ngư dân và lao động nghề cá được ước tính với khoảng gần 3 triệu lao động hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp trong nghề cả biển, cả trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản gần bờ và xa bờ. Với khoảng 96.609 tàu thuyền khai thác hải sản (Tổng cục Thủy sản, 2019), thường xuyên có mặt trên ngư trường đánh bắt rộng lớn bao trùm toàn bộ vùng biển chủ quyền quốc gia, đây chính là lực lượng nòng cốt có mặt thường xuyên trên biển, góp phần hiện diện dân sự và khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

3. Quá trình phát triển ngành thủy sản Việt Nam

Ra đời từ rất sớm, nghề cả Việt Nam cho đến những năm giữa thế kỷ trước vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, trình độ sản xuất còn lạc hậu, thủ công. Hoạt động nghề cả chỉ được xem như một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp.

Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự đóng góp mà nghề cả mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển nghề cá và thành các cơ quan quản nhà trong lĩnh vực đánh dấu một cách nhìn nhận mới với nghề cá. đó, ngành thủy sản dần hình thành phát triển kinh - kỹ thuật vai và đóng góp ngày càng cho trình có thể phân một cách tương đối thành 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1954-1960: kinh tế thủy sản đầu được chăm phát triển để manh nha một ngành kinh kỹ thời khôi phục phát triển kinh tế miền Bắc. giúp của nước xã hội chủ nghĩa, tổ chức cá các tập đoàn đánh với đoàn tàu đánh cá Hạ Việt Trung, nhà cá hộp Hạ Long được hình thành. Đặc biệt, phong trào hợp hóa được triển khai khắp trong nghề 01/4/1959, tịch Hồ Chí Minh thăm con ngư dân Tuần Bà hiện quan tâm đặc biệt của Người đối đồng chiến đảo xa. Để nhớ sự kiện này, tướng Chính quyết định ngày 01/4 hằng năm Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam.

Giai đoạn 1960-1980: ngành thủy sản có những giai đoạn phát triển nhau gắn với diễn biến của lịch sử đất nước.

Những năm 1960-1975, đánh dấu bằng việc thành lập Tổng cục thủy sản năm 1960. Đây thời điểm ra đời của ngành thủy sản Việt Nam như một chỉnh thể ngành kinh tế- kỹ thuật của đất nước. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đất nước có chiến tranh, cán bộ, ngư dân ngành thủy “vững tay lưới, chắc tay súng”, hăng hái thi đua lao động sản xuất với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cùng cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ xã hội miền Bắc đánh thắng Mỹ, giải phóng miền Nam. Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển có đóng góp công sức của ngư dân.

Những năm 1976-1980, đất nước thống nhất, ngành thủy sản bước sang đoạn phát triển mới trên phạm vi cả nước. Tầm cao mới ngành được đánh dấu bằng việc thành lập Bộ Hải sản năm 1976. Thực hiện 10 năm Di chúc Bác ngành phát động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ" khắp trong cả nước, đem lại tác dụng rất lớn.

Do hậu quả nặng nề của chiến tranh, nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn phục hồi. Mặt khác, cơ chế quản lý lúc chưa phù hợp, tiêu thụ theo cách giao nộp sản phẩm, đánh giá kết quả theo khối lượng hàng hóa, không chú trọng giá trị sản phẩm. Điều đã làm giảm lực thúc đẩy sản xuất thủy sản, kinh tế thủy sản sa sút nghiêm trọng vào cuối những năm 1970[3].

Giai đoạn 1981 đến nay: Bộ Hải sản được tổ chức thành Bộ Thủy sản, khẳng định quan trọng của ngành thủy sản trong kinh tế quốc dân. Ngành thủysản phát triển theo hướng toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu thủy sản, đầy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, mở rộng hợp tác quốc tế để giữ vững nhập độ tăng trưởng liên tục.

Đặc biệt, giai đoạn 1986-1995 chứng kiến những bước đi mạnh mẽ, phát triển toàn diện của ngành thủy sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Việc đưa tàu thuyền đi khai thác ở vùng khơi và xây dựng cơ sở hậu cần trên đảo tạo điều kiện cho ngành khai thác phát triển mạnh. Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, phương thức nuôi, đối tượng nuôi đa dạng hơn và cho hiệu quả kinh tế cao. Đảng chú ý là nuôi tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh. Đồng thời, ngành chế biến thủy sản đã hướng tới đa dạng hóa và nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam được nhập khẩu vào các nước tiên tiến. Nhờ đó, đến năm 1995, tổng sản lượng thủy sản đạt 1,34 triệu tấn trong đó khai thác 928.800 tấn, nuôi trồng 415.300 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 550 triệu USD[4].

Đến năm 2007, Bộ Thủy sản hợp nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới được quy định tại Nghị định số 01/2008/NĐ-CP, ngày 03/01/2008, Tháng 9/2009, Chính phủđã có Nghị định số 75/2009/NĐ-CP, ngày 10/9/2009, việc sửa đổi Điều Nghị định 01/2008/NĐ-CP, đó có việc thành lập Tổng cục Thủy sản. Ngày 15/3/2010, cục Thủy sản chính thức vào hoạt động theo Quyết định số 05/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng phủ quy định chức năng, nhiệm quyền và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn. Ngành thủy sản tiếp tục duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá, đóng vai trò quan trọng vào sự tăng trưởng chung ngành nông nghiệp phát triển nông thôn.

Từ năm 2010 đến nay là giai đoạn phát triển nhanh của ngành thủy sản với sản lượng khai thác, nuôi trồng và kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước (năm 2019, lượng sản đạt 8,15 triệu tấn, trong khai thác thủy sản đạt nuôi trồng sản đạt 4,38 triệu tấn, tổng kim ngạch xuất đạt tỷ USD[5]). Trong nhiều năm đây, Việt Nam luôn đứng trong top quốc gia khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Trải qua chặng đường hơn 60 năm phát triển, ngành thủy sản vận dụng sáng có hiệu quả chế gắn sản với thị trường, lấy xuất khẩu là động lực và ưu tiên tư cho lĩnh vực tạo bước ngoặt quan trọng cho sự triển của kinh tế thủy sản trong thời gian tới. Từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần bờ, khai thác hải sản đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá cơ giới, tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, các đối tượng có trị cao phục vụ xuất khá gắn khai thác bảo vệ và phát triển nguồn lợi, môi trường sinh thái. Nuôi trồng sản đã thành một ngành sản xuất hóa tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển các đối tượng nuôi đa dạng ở cả các thủy vực nước ngọt, lợ, biển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường và hài hòa với các ngành kinh tế khác. Chế biến xuất khẩu thủy sản đã bước phát triển rất nhanh tiến cận với trình độ công nghệ quản lý của khu vực và thế giới. Nhờ đổi mới phương thưc quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận và từng bước đáp ứng những đòi hỏi cao nhất của các thị trường quan trọng, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 170 quốc gia và lãnh thổ, tạo được uy tín và đứng vững trên các thị trường thủy sản lớn nhất trên thế như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga... Hệ thống hậu cần dịch vụ tuyến kkhơi xa, tuyến đảo, tuyến ven bờ với các trung tâm dịch vụ nghề cá bước đầu được hình thành. Năm (05) trung tâm ngà cá gắn với ngư trường trọng điểm[6] cũng đang được quy hoạch và kêu gọi đầu tư để hướng tới mục tiêu phát triển ngành thủy sản trở thành một nghề cá có trách nhiệm và bền vững

Luật Thủy sản năm 2017 (Luật số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 quy định về hoạt động thủy sản; quyền, nghĩa vụ của cá nhân hoạt động thủy sản có liên quan đến hoạt động thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản. Theo quy định Luật, hiện Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn là đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thủy sản; Tổng cục Thủy sản là cơ quan quản lý trực tiếp, tổng cục có các cục, vụ, trung tâm chuyên trách quản nhà nước về thủy sản. Tại các địa phương, ủy ban nhân cấp tỉnh cũng có cơ quan chuyên môn quản về thủy sản:đó là các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, hoạt động thủy sản cũng được quản lý tới các hộ/cơ sở sản xuất. Như vậy, bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản hiện nay Việt Nam đã khá toàn diện, có các quan chuyên đến địa phương và quản tới các hộ sản xuất.

Tài liệu tham khảo

1. Viện Nghiên cứu hải sản (RIMF): “Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lợi hải sản vùng biển Việt Nam giai đoạn 2011-2013", Hải Phòng, 2014.

2. Tổng cục thủy sản: “Báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 2019”

3. Ngô Anh Tuấn: 50 năm thủy sản Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2012

4. Bộ Thủy sản: “Báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 1990, 1995

 


[1], Xem Viện Nghiên cứu hải sản (RIMF): “Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lợi hải sản vùng biển Việt Nam giai đoạn 2011-2013", Hải Phòng, 2014.

[2]Tổng cục thủy sản: “Báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 2019” 2019.

[3] Xem Ngô Anh Tuấn: 50 năm thủy sản Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2012

[4]Xem Bộ Thủy sản: “Báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 1990, 1995

[5]Tổng cục Thủy sản “Báo cáo tổng kết năm 2019, kế hoạch năm 2020”, 2019.

[6]Bao gồm: Trung nghề lớn Bộ tại là Phu Trung Bộ đặt tại Cảng cả Đã Khánh Hòa với ngư trường Nam và Trường S; Trung nghề cá Đông Bộ đặt Đào Gò Găng Rìa Vùng Ta với ngư trường Đông Nam Bộ Trung tâm nghề Tây Nam tại Cảng cá Tắc Cậu Kiên Giang gần ngư trường Tây Nam Bộ

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành