Thứ sáu, 23 Tháng 7 2021 16:20

Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường

Nhìn thực tiễn quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như lịch sử phát triển của các lý thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường có thể thấy quan hệ giữa nhà nước và thị trường là mối quan hệ gắn liền với sự phát triển của nhà nước và sự ra đời phát triển của thị trường. Trên một khía cạnh nhất định, lịch sử phát triển nền kinh tế thị trường là lịch sử của việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Quan hệ giữa nhà nước và thị trường được quy định bởi những căn cứ khoa học và thực tiễn cơ bản sau:

1. Xuất phát từ bản thân các chức năng vốn có của nhà nước

Về bản chất, nhà nước có một số thức năng, trong đó có chức năng kinh tế và chức năng xã hội. Nói cách khác, trong quá trình phát triển của nền kinh tế - xã hội, nhà nước với vai trò một thiết chế chính trị - xã hội quan trọng nhất, đại diện cho lợi ích của giai tầng cầm quyền đã can thiệp vào các hoạt động kinh tế - xã hội với mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội theo chiều hướng phục vụ chính cho lại ích của giai tăng mình. Mặc dù sự phát triển của nền kinh tế vận hành theo các quy luật khách quan, song sự can thiệp của nhà nước có chủ đích đã tác động đến chiều hướng phát triển, cao hơn là định hướng sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Dưới góc nhìn nhà nước là một thiết chế chính trị - xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng, nhà nước thực hiện vai trò quản lý, điều hành nền kinh tế, tuy nhiên với mỗi nấc thang phát triển, hay với mỗi mô hình kinh tế thì vai trò quản lý, điều hành của nhà nước có những sắc thái khác nhau. Đặc biệt với sự xuất hiện của thị trường và sự phát triển của kinh tế thị trường, sự can thiệp của nhà nước cũng đa dạng và linh hoạt hơn.

Khi nói đến thị trường không chỉ là nơi diễn ra sự mua bán, mà trong quan hệ với nhà nước quản lý, thì đó là các loại thị trường, các yếu tố thị trường và các chủ thể trên thị trường. Như vậy, quan hệ giữa nhà nước và thị trường, về thực chất là quan hệ giữa nhà nước - vai trò người quản lý với sự hình thành, phát triển của các loại thị trường, các yếu tố thị trường và các chủ thể thị trường.

Với chức năng kinh tế, nhà nước không chỉ là người quan lý, người ban hành các quy định, các luật chơi trên thị trường, mà nhà nước còn đóng vai trò chủ thể hoạt động sản xuất (nhất là các hàng hóa và dịch vụ công), là người mua và người bán các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Như vậy lúc này quan hệ giữa nhà nước và thị trường biểu hiện ra là quan hệ giữa các chủ thể trên thị trường, quan hệ giữa những người mua và người bán hàng hóa, dịch vụ chịu sự tương tác, ràng buộc của các quy luật kinh tế trên thị trường, cũng như sự quản lý, điều hành của nhà nước thông qua hệ thống quy định luật pháp và các công cụ quản lý.

Xét về mục đích thực hiện các chức năng, dù xuất hiện với tư cách nào thì quan hệ giữa nhà nước và thị trường, về bản chất là quan hệ lợi ích. Đó là lợi ích của nhà nước và lợi ích của các chủ thể trên thị trường. Nhà nước thực hiện quản lý nhằm hướng tới mục đích thị trường phát triển hiệu quả. Thị trường phát triển chính là cơ sở kinh tế, bảo đảm sự phát triển của nhà nước. Do vậy, trong giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường cần bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ the trên thị trường.

Trên thực tế, sự tương tác giữa nhà nước và thị trường đều hưởng đến gia tăng lợi ích, tạo ra sự tăng trưởng nói chung của các chủ thể trên thị trường. Đây chính là một thống nhất trong mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, thúc đẩy nhà nước và thị trường gắn bó, tương tác với nhau. Về bản chất, đó chính là quan hệ hợp tác, bổ sung cho nhau, tùy thuộc vào nhau cùng phát triển, cùng đạt được lợi ích. Mặt khác trong quá trình tương tác có sự cạnh tranh vai trò, lợi ích. Khi phân vai phù hợp, đúng với trình độ phát triển và năng lực xử lý thì lợi ích sẽ được thỏa mãn. Ngược lại, khi phản vai không đúng, nhà nước lần ất thị trường, hay thị trường lấn át thì sẽ dẫn đến kết cục: sự quản lý của nhà nước kém hiệu quả và bản thân thị trường sẽ không thể phân bố hợp lý, hiệu quả các nguồn lực. Đây chính là một mâu thuẫn trong quan hệ giữa nhà nước và thị trường.

2. Sự thất bại của thị trường

Thị trường vận hành và phát triển theo các quy luật khách quan. Tuy nhiên bản thân thị trường không phải là lực lượng vạn năng, trên thực tế, nền kinh tế thị trường không phải là nền kinh tế hoàn hảo tối ưu mà chính trong lòng nó cũng vốn có những mặt trái, những thất bại mà con người không mong muốn Thị trường thất bại thể hiện tình trạng thị trường không phân bố thật hiệu quả các nguồn lực, khi nó không thể sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ mà xã hội mong muốn. Chính những thất bại của thị trường là cơ sở đặt ra cần có s can thiệp của nhà nước.

Về sự thất bại của thị trường. giới kinh tế học đã đề cập khá rõ, có thể tóm lược trong một số trường hợp sau:

Thứ nhất, thiếu sự cạnh tranh: Yếu tố cơ bản để thị trường tạo ra đòn bay kinh tế là môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên do các yếu tố lịch sử, tự nhiên hoặc thể chế chính trị có thể tạo ra một hoặc một số ít các doanh nghiệp độc quyền chi phối thị trường. Vì thiếu cạnh tranh, việc cung cấp các sản phẩm thường không hiệu quả cho nên kinh tế. Trong trường hợp này cẩn có vai trò của nhà nước để tạo ra sự cạnh tranh cần thiết.

Thứ hai, các ảnh hưởng ngoại vi (ngoại tách Trong nhiều trường hợp cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể tạo ra các ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến các cá nhân hoặc các doanh nghiệp khác mà không được bù đắp chi phí (với ảnh hưởng tốt) hoặc không phải đến bù thiệt hại (với ảnh hưởng xấu). Nếu nhà nước không có những can thiệp mạnh mà đúng mức. các ảnh hưởng xấu sẽ gia tăng và ảnh hưởng tốt sẽ ít dẫn đi và không đạt được hiệu quả xã hội.

Thứ ba, sự thiếu hụt hay bất căn xứng về thông tin có thể làm cho các giao dịch trên thị trường không được thực hiện. Chẳng bạn dịch vụ du báo thời tiết, thông tin về môi trường và sức khỏe,... Trong những trường hợp này thị trường cần được cung cấp bổ sung thông tin và không ai khác chính nhà nước phải thực hiện vai trò này.

Thứ tư, cung cấp dịch vụ công ích. Thông thường các dịch vụ công không thể cá nhân hóa, ví dụ dịch vụ cứu hỏa, trật tự xã hội, hệ thống công viên... Chính vì vậy thị trường không thể tạo ra các nhà cung cấp từ nhân hoặc cung cấp một cách hiệu quả các dịch vụ này và thông thường nhà nước. phải có vai trò chính trong việc cung cấp các dịch vụ công ích.

Thứ năm, sự phát triển kinh tế thị trường tất yếu làm này sinh sự chênh lệch giàu - nghèo hay sự bất công bằng về thu nhập. Đây chính là thuộc tính của cơ chế thị trường. Trong trường hợp này, với chức năng của mình, nhà nước phải can thiệp vào quá trình tiếp cận cơ hội và tái phân phối cũng như cung cấp các dịch vụ bảo đảm an sinh xã hội giảm sự phân hóa giàu - nghèo.

Thứ sáu, sự vận động của nền kinh tế thị trường xét trên góc độ vĩ mô, theo những chu kỳ nhất định tạo nên một sự mất ổn định vĩ mô Sản lượng lên xuống thất thường, mặc dù xét dài hạn, nó vẫn bộc lộ một xu hướng hay tiềm năng tăng trưởng nào đó. Nền kinh tế lúc thì phải chịu tỷ lệ lạm phát cao, lúc lại rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp cao. Điều đó tạo ra sự bấp bệnh và rủi ro đối với cuộc sống của nhiều người trong xã hội. Tính mất ổn định vĩ mô đó cũng là một trong những khiếm khuyết của thị trường mà tư bản thân thị trường không khác phục được.

Để khắc phục những thất bại này, không thể thiếu vai trò của nhà nước. Nhà nước phải can thiệp vào thị trường để tạo cơ hội, môi trường cho sự vận hành bình thương của thị trường đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nói cách khác, không thể có thị trường tự do thuần túy, để một thị trường vận hành hiệu quả cần có vai trò của nhà nước. Nhà nước can thiệp, cộng tác với thị trường để hiệu chính, khắc phục khiếm khuyết của các thị trường, chứ không phải để thay thể thị trường.

Một điều cũng cần thấy là, trong xã hội hiện đại, sự can thiệp của nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế thị trường, khắc phục các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và mở rộng nền dân chủ cũng chính là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt nhà nước trong một nén dân chủ là công cụ có thể làm dịu đi phần lớn những tác động tiêu cực của hệ thống thị trường, trong khi vẫn duy trì được quyền sở hữu và quyền tự do. Nói cách khác, chính hệ thống chính trị dân chủ có thể đóng góp hiệu quả nhất vào hoạt động của nền kinh tế thị trường Và, cho dù nhà nước có vai trò quan trọng, không thể thiếu được trong phát triển kinh tế, song điều đó không có nghĩa là nhà nước có thể bao biện, làm thay cho tất cả các hoạt động của thị trường. Nhà nước chỉ nên chú trọng tới những lĩnh vực mà thị trường không thể làm được, hoặc mức độ làm được không thể hoàn hao hàng sự thiệp của nhà nước. Nếu mở rộng sự can thiệp, trong nhiều trường hợp bản thân nhà nước cũng sẽ gặp thất bại.

3. Những thất bại của nhà nước trong thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội

Việc can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế . xã hội là tất yếu, và mục đích chung là tạo ra sự phát triển. Tuy nhiên, trong không ít trường hợp sự can thiệp của nhà nước cũng không đạt được hiệu quả mong muốn. Chúng ta đã chứng kiến sự giằng co trong quan điểm cũng như trong thực tiến về vai trò can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. Sau cuộc khủng hoang kinh tế thế giới 1929-1933 và sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai, quan điểm về vai trò của nhà nước đã có sự chuyển đổi từ cổ vũ cho việc nhà nước ít can thiệp sang mở rộng vai trò của nhà nước. Cho đến những năm 60 của thế kỷ XX, nhà nước đã thực sự can dự vào mọi phương diện của nền kinh tế, quản lý giá cả và điều chỉnh ở mức độ ngày càng tăng lao động, các thị trường hối đoái và tài chính[1].

Chính sự tham gia ở mức độ cao của nhà nước vào các hoạt động của thị trường đã làm méo mó các quan hệ thị trường. Cuộc khủng hoang giá dầu năm 1973 và cuộc khủng hoảng nợ những năm 1980 là minh chứng cho sự thiếu hiệu quả từ những can thiệp của nhà nước quá sâu vào nền kinh tế. Nói cách khác, điều này phản ánh sự thất bại của các chính sách can thiệp của nhà nước.

Sự khủng hoảng và đổ vỡ mô hình chủ nghĩa xã hội vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX cũng là một minh chứng cho sự thất bại của nhà nước trong quản lý, điều hành nền kinh tế. Với sự phát triển dựa trên kế hoạch hóa tập trung quan liêu, không chấp nhận vai trò của thị trường, đã dẫn đến sự phân bổ nguồn lực không hợp lý, lãng phí, thất thoát, triệt tiêu động lực tăng trưởng.

Sự thất bại của nhà nước có nhiều lý do, trong đó có những lý do gắn liền với hoạt động của nhà nước. Đó là, bản thân nhà nước không thể nhanh nhạy như thị trường mà thường xuyên thiếu thông tin; nhà nước chỉ có thể kiểm soát hạn chế đối với những phản ứng của tư nhân cũng như kiểm soát hạn chế đối với bộ máy hành chính quan liêu. Bên cạnh đó là những hạn chế do các quá trình chính trị áp đặt. Sở dĩ như vậy bởi có thực tế, không ít người được bầu ra để phục vụ công chúng đôi khi hoạch định các chính sách thiên vị cho nhóm lợi ích, hành động phục vụ cho lợi ích cục bộ theo "quan hệ thân hữu".

Thực tế phát triển cho thấy, sự can thiệp quá mức, cũng như việc xóa bỏ thị trường đều không thể thành công trong tăng trưởng kinh tế - xã hội. Các quốc gia tư bản phát triển phương Tây đã phải điều chỉnh chiến lược, thực hiện phát triển nền kinh tế hỗn hợp mà ở đó xem trọng cả nhà nước và thị trường. Các nước vốn trước đây phát triển theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung cũng đã có chuyển đổi cải cách sang phát triển nền kinh tế hỗn hợp, khôi phục và phát triển thị trường, trả lại chức năng vốn có của thị trường. Sự thất bại của nhà nước trong trường hợp can thiệp quá mức, hay xóa bỏ vai trò của thị trường cho thấy, không thể phát triển khi thiếu vắng nhà nước, cũng như không thể phát triển nếu thiếu vắng thị trường để phát triển đòi hỏi nhà nước và thị trường cần tương tác, hỗ trợ nhau, khắc phục các khiếm khuyết. Như vậy thể thấy mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường xuất phát từ chính nhu cầu của nhà nước và nhu cầu của thị trường, đó là mối quan hệ tất yếu, tương tác, phụ thuộc nhau.

Biểu hiện kết quả của sự tương tác giữa nhà nước và thị trường là sự phát triển của kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Việc giải quyết mối quan hệ này được biểu hiện tập trung ở hệ thống thể chế phát triển. Vấn đề là, việc hình thành các nguyên tắc, các quy định, luật để tạo cơ chế cho sự vận hành mối quan hệ này có hợp lý không, có phù hợp với các giai đoạn phát triển không, có phù hợp với năng lực của từng thành tố không? Một nền kinh tế thị trường phát triển, đó là nền kinh tế có hệ thống thể chế phát triển đồng bộ. Hệ thống thể chế đó mở ra cơ hội và cách thức để cho nhà nước và thị trường phát huy năng lực, đóng lại và khắc phục có hiệu quả các khiếm khuyết của thị trường cũng như của nhà nước. Chính vì vậy, một nội dung rất quan trọng trong giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường là phải thể chế hóa vị trí, vai trò của nhà nước và thị trường cũng như mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường.

Khi đề cập đến quan hệ của hai thành tố (nhà nước và thị trường) thì đương nhiên cần nhận diện và phân vai giữa chúng trong quá trình vận động của mối quan hệ. Nhà nước cũng như thị trường có chức năng của mình, song các chức năng của nhà nước và thị trường có sự biến đổi cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội và môi trường kinh doanh. Vấn đề là tùy theo năng lực của nhà nước và sự phát triển của thị trường, cũng như tùy theo quan điểm phát triển của mối quốc gia mà xác định, phân vai cho phù hợp. Tính phủ hợp này được do bàng hiệu quả của sự tăng trưởng và nó không có ngưỡng chung cho mọi nền kinh tế. Chính vì vậy, với tư cách là chủ thể trong mối quan hệ, nhà nước cần xuất phát từ mục tiêu tăng trưởng, thực trạng năng lực của nhà nước và trình độ phát triển của thị trường mà lựa chọn sự phân vai tương xứng.

Tài liệu tham khảo

Ngân hàng Thế giới: Nhà nước trong một thế giới dừng chuyển đổi Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998

 


[1] Ngân hàng Thế giới: Nhà nước trong một thế giới dung chuyển đổi Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.39.

Sửa đổi lần cuối Thứ tư, 22 Tháng 12 2021 16:27

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành