1. Về cách bố cục
Việc phân tích khoa học nội hàm (tức các đặc điểm cơ bản) của hệ thống và cơ cấu Bộ luật Hình sự năm 2016 cho thấy, khác với hai lớn pháp điển hòa thứ nhất và thứ hai với hai Bộ luật Hình sự (năm 1985 và năm 1999) (02 Bộ luật này có Lời nói đầu), song Bộ luật Hình sự năm 2015 mặc dù không có lợi. nói đầu nhưng lại có ba phần lớn và được đặt tên nói lần lượt theo sốthứ tự của từng phần (thứ nhất, thứ hai, thứ ba). Sau đó, ba phần lớn này lại được phân chia ra thành 26 chương với tổng số 426 điều với cơ cấu như sau:
Phần thứ nhất “Những quy định chung” có cơ cấu gồm 12 chương (1-XII) với 107 điều (các điều 1–107), trong số này có 10 chương văn được giữ nguyên tên gọi như trong Bộ luật Hình sự năm 1999), còn hai chương mới bổ sung là: a) Chương IV "Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự gồm có 07 điều (các điều 20–26), trong này có 04 điều cũ đã được chuyển từ Chương III “Tội phạm” trong Bộ luật Hình sự năm 1999 sung (các điều 20-23) và bổ sung thêm ba điều mới hoàn toàn (các điều 24-26); và b) Chương XI mới hoàn toàn “Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội” với 16 điều (các điều 74-89).
Phần thứ hai “Các tội phạm” (tức Phần riêng) có cơ cấu gồm 14 chương (từ XII đến XXVI) với 318 điều (các điều 108– 425) mà hệ thống các chương đề cập các nhóm tội phạm tương ứng cụ thể sẽ được đề cập trong Phản XI Chương III này. Vì tại thời điểm Bộ luật Hình sự năm 2015 được thông qua (27/11/2015) thì vẫn có Điều 292 “Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông” nhưng sau khi bị lùi thời hạn thi hành trong gần hai năm (2016-2017) để rà soát lại và sửa đổi bổ sung thì Điều luật này đã bị bãi bỏ, đồng thời được thay thế bằng Điều 217, “Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp” và chính vì vậy, Bộ luật Hình sự năm 2015 vẫn giữ nguyên tổng số tất cả là 426 điều như ban đầu.
Phần thứ ba “Điều khoản thi hành”. Đây là lần đầu tiến trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam đã bổ sung thêm một cơ cấu hoàn toàn mới so với các bộ luật lớn (vì từ trước đến nay chỉ có trong văn bản pháp luật nhỏ như các luật pháp lệnh mới có điều khoản cuối cùng và do vay mà ở đây không có chương mà chỉquy định trong Điều 126.
Như vậy, trong tổng số 12 chương thuộc Phán chung Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ đến XII) nhà làm luật đã bố sung thêm hai chương mới hoàn toàn và độc lập là: 1) Chương IV “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự với 07 điều(các điều 20-26) trên cơ sở tách những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (mà chính xác hơn phải là loại trừ tính tội phạm của hành vi) hay nói một cách khác, tách những tình tiết không có liên quan gì đến tội phạm ra khỏi chương về tội phạm (Chương III “Tội phạm" trong Bộ luật Hình sự năm 1999) và; 2) Chương XI mới hoàn toàn “Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội" với 16 điều (các điều 74-89).Còn các quy phạm trong hai chương (VIII và XII) đã gộp lại và sắp xếp tương ứng theo các mục (mà trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm 1999 đã không làm như vậy), cụ thể là:
Chương VIII “Quyết định hình phạt" có 10 điều (các điều 50-59) với hai mục là Mục 1 “Quy định chung về quyếtđịnh hình phạt” (các điều 50-53), Mục 2 "Quyết định hình phạttrong các trường hợp cụ thể (các điều 54-59).
2. Về kỹ thuật lập pháp
Nếu phân tích dưới góc độ kỹ thuật lập pháp cấu trúc của Bộ luật Hình sự năm 2015 cho thấy rằng, việc bổ sung thêm Phần mới (Phần thứ ba “Điều khoản thi hành”) khi phân chia các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 ngoài hai phần lớn theo truyền thống trước (đây (Phần chung và Phần riêng hay còn gọi là Phần các tội phạm) chính là điểm hạn chế rõ rệt vì cơ cấu của Phần thứ ba này chỉ có một điều luật (Điều 426). Như vậy, việc bổ sung thêm Phần thứ ba “Điều khoản thi hành” (song song với Phần chung và Phần các tội phạm) trong hệ thống các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 cho thấy sự bất cấp rất rõ rệt trên các mặt như sau:
Theo quan điểm đã thừa nhận chung trong kỹ thuật lập pháp thì đối với các luật (bộ luật và vấn đề này đã được khẳng định từ lâu trong hoạt động lập pháp của Việt Nam là: Việc quy định về hiệu lực thi hành thông thường chỉ được ghi nhận trong phần (chương) cuối cùng về điều khoản thi hành của các đạoluật do Quốc hội thông qua với tư cách là các văn bản luật đơn lẻ (chứ không áp dụng việc quy định như vậy khi soạn thảo các bộ luật lớn); Đối với các bộ luật lớn trong lĩnh vực tư pháp hình sự thì bao giờ Quốc hội cũng ban hành văn bản riêng biệt (thường là nghị quyết) mà trong đó có nhiều điều (chứ không phải chỉ có Điều 426 duy nhất như Phần thứ ba “Điều khoản thi hành” của Bộ luật Hình sự năm 2015) để giải quyết nhiều vấn đề có liên quan đến việc thi hành bộ luật ấy; Có thể khẳng định chắc chắn rằng, từ trước đến nay trong việc thi hành các bộ luật lớn của đất nước chưa bao giờ có 01 điều luật trong một phần và kể cả nội dung hướng dẫn thi hành cũng được ghi nhận ngay tại chính bản thân Bộ luật đó như Phần thứ ba của Bộ luật Hình sự năm 2015; Trong khi đó, cũng chính ngay trong ngày 27/11/2015 cùng với việc ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015, thì Nghị quyết số 109/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII về việc thi hành Bộ luật Hình sự với hai điều, thì có lẽ nên đưa nội dung Điều 426 (Điều cuối cùng của Phán thứ ba Bộ luật Hình sự năm 2015) thành điều thứ 3 của Nghị quyết số 109/2015/ QH13 thì hợp lý hơn.
Về kỹ thuật lập pháp, phần thứ ba “Điều khoản thi hành” của Bộ luật Hình sự năm 2015 hoàn toàn trái ngược với truyền thống lập pháp hình sự Việt Nam trong hơn 70 năm qua (kể từ năm 1945). Đồng thời, khác với truyền thống Bộ luật Hình sư với cơ cấu chỉ có hai phản (Phần chung và Phần riêng đã từngtồn tại trong cả hai Bộ luật Hình sự trước đây của nước ta (Bộ luậtHình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm 1999).
Hơn nữa ngay trong giai đoạn đường đại hiện nay, truyền thống lập pháp hình sự của các nước xã hội chủ nghĩa cũ (mà về cơ bản là thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa) đứng đầu là Liên Xô (trước đây) với các Bộ luật Hình sự chỉ có hai phần (Phần chung và Phần riêng) đã và vẫn đang được kế thừa trong các Bộ luật Hình sự hiện hành tại các nước này mà trong số những nước ấy có nhiều nước đang theo mô hình nhà nước pháp quyền. Còn các nhà nước tư sản nào thuộc hệ thống pháp luật án lệ (còn gọi là hệ thống pháp luật Anh - Mỹ) mà có Bộ luật Hình sự thì các Bộ luật Hình sự hầu như không phân chia thành hai phản như các nước đã nêu.
Việc phân tích cấu trúc (cơ cấu) của Phần thứ nhất “Những quy định chung”, Bộ luật Hình sự năm 2015 còn cho thấy sự thể hiện của nhược điểm về kỹ thuật lập pháp khi thiếu chặt chẽ về mặt cấu trúc và thiếu nhất quán (thống nhất) về mặt lôgic pháp lý là ở chỗ: 1) Trong khi đại đa số các chương (10/12 chương) sắp xếp các quy phạm của từng điều luật tương ứng trực tiếp theo các điều thì vẫn có hai chương (Chương VIII và Chương XII) sắp xếp các quy phạm của các điều luật tương ứng có cũng bản chất pháp lý theo các mục nhỏ; 2) Trong khi đại đa số các điều (99/107 điều) ghi nhận nội dung các quy phạm trong từng điều luật tương ứng theo các khoản, thi vẫn có nhiều điều (chẳng hạn như: các điều 1, 15, 16, 25–26, 37, 39, 42–43, 45, 68 và 104) thì lại theo các đoạn; 3) Theo lôgic đánh số thứ tự các chương sẽ hợp lý nếu như tiếp theo sau Chương X. “Xóa án tích” là Chương XI về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội (như trong Bộ luật Hình sự năm 1999), rồi sau đó là Chương XII cuối cùng về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội (vì đây là Chương mới hoàn toàn lần đầu tiên được thì nhận trong pháp luật hình sự Việt Nam), tuy nhiên, Chương XI “Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội (được bổ sung sau) lại được đặt trước Chung XII đã có từ trước trong khi đã có Chương XI riêng biệt “Những quy định đổi với pháp nhân thương mại phạm tội thì là ra để bảo đảm được hai tiêu chí về kỹ thuật lập pháp tsự chặt chẽ về một cấu trúc và sự nhấtquán về mặt lôgic pháp lý) của Bộ luật Hình sự năm 2015, thì nên chăng các biện pháp cưỡng chế hình sự (bao gồm các hình phạt và các biện pháp tư pháp) đối với chủ thể này cần phải được ghi nhận đầy đủ (cả liệt kê tên gọi và cả bản chất pháp lý của từng loại) ngay trong chính Chương đó, nhưng rất tiếc tại Chương XI vấn đề này chỉ được quy định đối với các biện pháp tư pháp, còn đối với các hình phạt thì việc ghi nhận lại thiếu sự nhất quán ở chỗ chúng bị “xẻ ra", tức là bản chất pháp lý từng loại hình phạt thì được quy định tại các điều 77-81 thuộc Chương XI, còn tên gọi các loại hình phạt thì lại được liệt kê ở trước đó (rất xa) tại Điều 33 thuộc Chương V “Hình phạt” là nơi ghi nhận cả hai nội dung (cả tên gọi các loại hình phạt và bản chất pháp lý từng loại hình phạt đối với cá nhân phạm tội).
Như vậy, có thể thấy ra, tuy có những tiến bộ nhất định trong việc bổ sung các quy định mới về tội phạm mới ở phần riêng nhưng cấu trúc của Bộ Luật hình sự 2015 lại có những vấn đề chưa thực sự chặt chẽ và logic so với Bộ Luật hình sự 1999, do đó, cần có những nghiên cứu kĩ về mặt logic cấu trúc khi xem xét sửa đổi, bổ sung bộ luật này.