Thứ tư, 22 Tháng 9 2021 11:09

Một số vấn đề về ngư dân trong tổng thế ngư nghiệp- ngư dân- ngư trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

1. Đặc điểm cơ bản về ngư dân

Ngư dân Việt Nam có truyền thống khai thác hải sản lâu đời và rất cần cù trong lao động. Từ thời phong kiến xa xưa, dọc theo các vùng ven biển đã hình thành nên các cộng đồng ngư dân khai thác thủy sản quy mô nhỏ - hay còn gọi là các Vạn chài. Thành viên của vạn chài là những cộng đồng ngư dân tiểu nghệ, có đời sống gắn bó với nghề khai thác thủy sản, có thể ở vùng biển hoặc sông, đầm phá[1]. Theo thời gian, cùng với các thay đổi về chế độ chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và sự phát triển của nghề cá nên vai trò của vạn chài không còn phù hợp và dần bị mai một. Thủy sản chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang lấy xuất khẩu làm mũi nhọn (từ những năm 2000); và các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nghề cá biến nhưkỹ thuật khai thác, sản xuất ngư lưới cụ, đóng sửa tàu thuyền... để vươn ra khơi xa thì những ngư dân tiểu nghệ ngày xưa cũng đã trở thành các ngư dân khai thác xa bờ, được trang bị các kiến thức mới để điều khiển và khai thác trên các con tàu công suất lớn. Tuy vậy, về bản chất, ngư dân khai thác xa bờ vẫn xuất phát từ ngư dân tiểu nghệ ven bờ và nông dân sản xuất nông nghiệp ven biển. Các đặc điểm truyền thống trong nghề như “cha truyền con nối”, học hỏi kỹ năng khai thác từ họ hàng, dòng tộc, đi khai thác theo các nhóm nghề và dòng họ vẫn được duy trì trong cộng đồng ngư dân ngày nay.

Ngư dân ven biển Việt Nam có hai thành phần chủ yếu, theo hai vùng rõ rệt. Vùng Bắc Bộ, ngư dân ven biển là những người nông dân Việt “Đông tiến” (tiến ra Biển Đông) nhưng chỉ nhằm mở rộng đất đai bằng cách khai hoang lấn biển do vậy chỉ dừng lại trước biển (các địa danh, các vùng đất khai hoang lập thành các đơn vị hành chính Tiền Hải, Hải Hậu,... đã chỉ rõ điều đó). Trong khi đó, từ ven biển Trung Bộ trở vào, cư dân phần lớn là người Chăm (Vương quốc Chăm chiếm cứ dai ven biển miền Trung từ Quảng Bình trở vào đến Phan Rang, Phan Thiết) và các nhóm cư dân Malayô vốn từ các đảo ngoài khơi chuyển vào tụ cư ven biển. Do các dải đồng bằng ở đây hẹp, kém màu mỡ, không đủ để nuôi sống con người bằng nghề nông nên cư dân Char còn ng bằng các nghề đánh bắt cá biển và buôn bán trên biển. Vì vậy, nghề cá và buôn bán trên biển củahọ sớm phát và các cảng biển đây được hình khá sớm.

Ngư dân ven biển Bộ mặc “cư dân sông nước" nhưng họ vốn là những nông dân với hoạt động thủ công là chủ yếu, không có thuyền để vượt biển. Thuyền của họ chủ yếu là thuyền hẹp chiều dài về chiều không thể chống chọi nổi sóng ngoài khơi nên việc đánh cá chỉ bằng các bộ lưới chì kéo tay[2]. Với phương tiện và công cụ đó, ngư dân Bắc bộ chỉ có thể khai thác các nguồn lợi nhỏ ven bờ và dựa vào kinh nghiệm là chính. Chỉ một bộ phận nhỏ ngư dân có thể ra xa hơn nhưng do công cụ thô sơ nên cũng chỉ đánh bắt trong phạm vi vùng lộng, không có khả năng ra khơi xa.

Từ ven biển Trung Bộ trở vào, tâm lý, tính cách của ngư dân có nhiều nét khác biệt so với ngư dân ven biển Bắc Bộ. Ngư dân ven biển từ Trung Trung Bộ trở vào có tính phiêu lưu, mạo hiểm hơn trong làm ăn cũng như trong cuộc sống. Do vậy, ngư dân vùng này hoạt động nghề khai thác xa bờ tương đối nhiều.

Văn hóa, tín ngưỡng là nhu cầu lớn, là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu của các cộng đồng ngư dân ven biển. Đối với họ, biển là nguồn sống, là người bạn đồng hành trong cuộc sống mưu sinh qua nhiều thế hệ. Vì vậy, hệ giá trị tinh thần về tín ngưỡng, tâm linh của họ liên quan đậm nét đến nghề biển[3]. Tục thờ Ông (cá voi) và hội cầu ngư là tín ngưỡng dân gian quan trọng trong đời sống tâm linh của ngư dân ven biển Việt Nam. Hầu hết các cộng đồng ngư dân từ Bắc vào Nam đều coi cá Ông là một vị thần luôn che, giúp đỡ họ ngoài biển cả, do vậy mỗi cộng đồng ngư dân đều lăng ông Ngư Hải hằng năm đều tổ chức hội nghinh Ông, cầu cho thuận gió hòa, đánh bắt được nhiều cá, tôm an toàn trước những phong ba bão táp của biển cả.

Do tính chất của nghề biển là ngành rất vất điều kiện lao động khắc nghiệt, đòi hỏi sức khỏe và thể chất của ngư dân do đó đòi hỏi suất đầu tư lớn và dài hạn. Việc phân công lao động theo giới trong nghề cá mang tính đặc thù cao. Với các ngư dân ven biển, lao động đánh bắt hải sản được coi hoạt động cơ bản, chi phối hoạt động khác[4]. Hoạt động này diễn ra trên biển do nam giới đảm nhiệm chủ yếu (chiếm 100%), trong khi công việc chính của nữ giới là nội trợ, buôn bán nhỏ và các dịch vụ hậu cần (hoạt động trên bờ).

Về điểm lao động, trong giai đoạn vừa qua, số lượng thuyền tăng đã theo sự tăng về nhu số lượng lao động thác hải sản. Năm 1991, nước mới có khoảng 200 nghìn lao động khai thác hải sản, năm 2001 là 270,6nghìn lao động (VIFEP, 2013) và đến năm 2019 tăng lên khoảng hơn 750 nghìn lao động trực tiếp đánh bắt trên biển tại tất cả các nhóm nghề (tính cả ngư dân chuyên nghiệp và bản chuyên nghiệp). Nếu tính cả số lao động gián tiếp tham gia vào nghề cá (như lao động dịch vụ, hậu cần cho nghề cá thì tổng số lao động tham gia khai thác hải sản và dịch vụ lên tới hơn 1 triệu lao động, chiếm trên 22% tổng số lao động ngành thủy sản[5]; và lao động trực tiếp tham gia khai thác chiếm khoảng gần 17% số lao động ngành thủy sản. Cũng do tính chất của nghề biển mang tính rủi ro cao, lao động vất vả, nhiều gia đình ở vùng biển thường có tâm lý muốn sinh nhiều con trai để phục vụ cho nghề đi biển. Hầu hết các hộ gia đình hoạt động nghề cá biển đều có đông nhân khẩu, thường từ 4-6 người trong một gia đình (chiếm 54,3%)[6]. Cá biệt vẫn có nhiều hộ gia đình có đến 9-10 người. Nghề biển chủ yếu theo phương thức cha truyền con nối, làm theo kinh nghiệm mà không được đào tạo bài bản qua các trường lớp. Trẻ em là bé trai trong các gia đình làm nghề khai thác từ lúc 13-14 tuổi đã được xuống thuyền để “học việc”, trau dồi kỹ năng nghềnghiệp cũng như tôi luyện bản lĩnh, ý chí ra khơi. Chính vì vậy, việc tham gia học văn hóa của trẻ em ở các gia đình này thường gặp khó khăn hơn so với các hộ gia đình khác.

2. Phân bố và cơ cấu ngành, nghề

Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố ven biển có nghề khai thác hải sản với khoảng 125 huyện, thị xã, thành phố có làng cá và khoảng 700 xã làm nghề khai thác biển. Đại bộ phận các xã khai thác hải sản trên cả nước đều kết hợp khai thác hải sản và nghề phụ, chỉ khoảng 1/3 số xã có toàn thể dân cư sống bằng nghề đánh cá là chính, lấy nghề đánh cá làm hoạt động chuyên nghiệp và kế sinh nhai. Trung bình một xã khai thác hải sản ở Việt Nam có khoảng 400-500 ngư dân, 100–400 hộ đánh cá với số lao động bình quân cho một hộ gia đình khoảng 3 người.

Việc phân định giữa nghề cá ven bờ và nghề cá xa bờ ở Việt Nam được thực hiện thông qua phân vùng khai thác và bảo vệ nguồn lợi giữa vùng bờ, vùng lộng và vùng khơi. Trong đó, nghề cá ven bờ được đặc trưng bởi các tàu khai thác có chiều dài dưới 15 m (công suất dưới 90 CV), chuyên đánh bắt trong vùng lộng (sát bờ) và vùng ven bờ. Còn nghề cá xa bờ được đặc trưng bởi các tàu có chiều dài trên 15 m (công suất trên 90 CV) khai thác ở vùng khơi. Như đã phân tích ở trên, vùng Bắc Bộ chủ yếu là những ngư dân tiểu nghệ, hoạt động đánh bắt diễn ra chủ yếu ở khu vực ven bờ, ngược lại khu vực từ Trung Trung Bộ trở vào, ngư dân hoạt động nghề khai thác xa bờ tương đối nhiều.

Về cơ cấu ngành nghề: Nghề cá nước ta có khoảng 40 loại nghề khai thác thủy sản khác nhau, được xếp vào 7 họ nghề chủ yếu, bao gồm: họ nghề lưới kéo, họ nghề lưới vây, họ nghề lưới rê, họ nghề câu, họ nghề vó mành, họ nghề cố định và họ nghề khác. Trong đó có những họ nghề được đánh giá là chưa có tính chọn lọc cao với nguồn lợi nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn như họ nghề lưới kéo, một số nghề cố định như te, xiệp, đăng, đáy, lú ven bờ.

Trong 10 năm qua, ngành thủy sản đã và đang nỗ lực điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác theo hướng giảm dần khai thác ven bờ, nghề gây hại cho môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản, đẩy mạnh khai thác xa bờ, duy trì và phát triển nghề có tính chọn lọc cao, thân thiện với môi trường bằng cách ban hành các chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề; hỗ trợ vốn cải hoán, đóng mới tàu cá khai thác xa bờ, tàu hậu cần dịch vụ hiện đại; hạn chế hoặc dừng đóng mới tàu khai thác các họ nghề gây hại, đặc biệt là nghề lưới kéo,... Do vậy, cơ cấu ngư dân khai thác xa bờ và gần bờ có sự thay đổi đáng kể. Tốc độ tăng trưởng lao động đánh cá tương đối nhanh, trung bình 3,1%/năm. Riêng số lao động tham gia khai thác hải sản xa bờ có tốc độ tăng nhanh hơn, đạt 4,6%/năm; tương ứng với khoảng hơn 300.000 lao động (chiếm khoảng hơn 30% tổng số lao động đánh cá). Các loại nghề khai thác sử dụng thuyền thủ công, tàu thuyền công suất nhỏ có số lao động đánh cá bình quân từ 2-5 người/đơn vị tàu thuyền; còn tàu khai thác xa bờ bình quân sử dụng từ 6-14 lao động/đơn vị tàu thuyền. Số lao động trung bình trên tàu có sự khác nhau giữacơ cấu các nghề và cỡ tàu, và có sự dao động khá lớn. Do mức độ hiện đại hóa trên tàu cá chưa cao nên các nghề lưới kéo đôi, lưới vây, lưới rê thường sử dụng nhiều nhân lực trong quá trình khai thác trên biển.

Mặc dù cơ cấu nghề khai thác đã và đang được điều chỉnh theo hướng giảm dần khai thác ven bờ, nghề gây hại cho mối trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện (2010–2019), tỷ trọng các họ nghề gây hại giảm không đáng kể, thậm chí còn tăng lên ở một số giai đoạn. Năm 2010, số lượng tàu hành nghề lưới kéo chiếm tỷ trọng khoảng 17,6% tổng số tàu khai thác hải sản, tương ứng với hơn 22.500 chiếc[7], đến năm 2019, số lượng tàu lưới kéo giảm xuống còn 18.363 chiếc, nhưng do các nghề khác cũng có xu hướng giảm nên tỷ trọng tàu lưới kéo vẫn ở mức 19%[8]. Như vậy, có thể thấy cơ cấu nghề nghiệp khai thác của ngư dân còn chưa phù hợp, việc chuyển đổi sang các nghề chọn lọc còn chậm, quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ (kể cả ngư dân khai thác xa bờ). Nguyên nhân là do trình độ văn hóa của ngư dân còn thấp dẫn đến hạn chế trong áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong khai thác hải sản; ý thức chấp hành luật pháp còn kém, nhiều lao động lớn tuổi không biết chuyển nghề gì. Bên cạnh đó, áp lực về hiệu quả kinh tế cho chuyến biển và đảm bảo đời sống cho bản thân gia đình của ngư dân khi ra biển cũng làmột yếu tố tác động không nhỏ đến việc cơ cấu lại nghề nghiệp khai thác. Ngư dân vẫn thực hiện hoạt động khai thác bất hợp pháp dưới nhiều hình thức. Điều này cho thấy áp lực của hoạt động khai thác đến nguồn lợi thủy sản, cả xa bờ và gần bờ vẫn còn đang rất lớn và đòi hỏi nghề cá biển cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình cơ cấu lại tàu thuyền và nghề nghiệp khai thác thủy sản của ngư dân.

 


[1]Xem Nguyễn Quang Vinh Bình: “Quản lý dựa vào cộng đồng tại vùng đầm phá Thừa Thiên Huế trong quá khứ. Sở Thủy sản Thừa Thiên Huế, 2005.

BBùi Tất Thắng và cộng sự: “Báo cáo tổng hợp đề án Đề xuất gii pháp tổng thể nâng cao đời sống cư dân dải ven biển Việt Nam thời kỳ 2012-2020 và tầm nhìn 2030, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội, 2016

[3]Xem Lê Thu Huyền và Trần Thị Ngọc Ny: “Các loại hình tín ngưỡng liên quan đến nghề nghiệp của người Việt ở Quảng Nam và giá trị của nó trong đời sống hiện nay”, tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, t.20, số X1-2017, 2017

[4]Xem Lê Phương Thảo: “Vai của phụ nữ trong sống cộng đồng ngư ven biển huyện Hậu Hà Nội. Hà 2016

[5]Theo ước tính của Tổng cục Thủy sản, tổng số lao động (cả trực tiếp và gián tiếp) của ngành thủy sản trong những năm gần đây (2018 2920) là khoảng 4,5 triệu lao động.

[6]Kết quả điều tra thực địa năm 2019 của Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước “Nghiên cứu xây dựng chính sách về ngư dân, ngư nghiệp và ngư trường để phát triển nghề cá vững và có trách nhiệm ở Việt Nam , Trã số KC.09 24/16-20, thuộc “Chương trình Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển" (gọi tất là Đề tài KC.09 24/16-20)

[7]Xem Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản: “Báo cáo tổng hợp Dự án điều tra cơ bản điều tra năng lực khai thác hải sản xa bờ", VIFEP, Hà Nội, 2013

[8]Tổng cục Thủy sản: "Báo cáo tổng kết ngành thủy sản ni 2. Xem Tổng cục Thủy sản: “Báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 2019”, 2019

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành