Thứ ba, 19 Tháng 10 2021 16:14

Phân tích thực trạng chính sách khoan hồng trong pháp luật kiểm soát cạnh tranh

Trong Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật Cạnh tranh năm 2004, Bộ Công Thương thừa nhận: “Luật Cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam chưa có quy định về chương trình khoan hồng. Các vụ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được cơ quan cạnh tranh điều tra chủ yếu dựa trên các thông tin tự phát hiện hoặc được sự trợ giúp từ một số cơ quan bên ngoài như cơ quan truyền thông, báo chí. Vì vậy, cần bổ sung quy định về chương trình khoan hồng để tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh”[1].

Luật Cạnh tranh năm 2018 ra đời đã đánh dấu bước tiến xa hơn trong vấn đề kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh bằng cách quy định về chính sách khoan hồng với tác dụng là một công cụ để phá vỡ các thỏa thuận này. Khoản 1 Điều 112 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định: “Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng” .

Trên đây là trích dẫn tài liệu, để xem toàn văn xin tải đính kèm.


[1] Bộ Công Thương: Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật Cạnh tranh, Hà Nội, 2017, tr16.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành