Thứ tư, 20 Tháng 10 2021 16:26

Phân tích chính sách cơ bản đối với ngư nghiệp

Một trong những chính sách lớn đầu tiên, quan trọng của nghề cá trong giai đoạn 1995-2005 là chính sách đầu tư phát triển đội tàu khai thác xa bờ (tại Quyết định số 393/1997/QĐ-TTg ngày 09/6/1997 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng theo kế hoạch Nhà nước cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt xa bờ. Đây được coi là chính sách mang tính đột phá trong lĩnh vực khai thác thủy sản trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa nghề cá. Với việc hỗ trợ lãi suất cho vay và nguồn vốn vay được bố trí từ ngân sách nhà nước đã tạo cú huých làm thay đổi nhận thức của ngư dân chuyển dịch từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ, từ khoảng vài chục tàu khai thác xa bờ khi bắt đầu thực hiện chính sách năm 1997 thì khi kết thúc quá trình thực hiện chính sách đã đóng được thêm 1.365 tàu xa bờ công suất từ 90 CV trở lên, làm tiền đề để ngư dân mạnh dạn đầu tư tàu cả vươn khơi xa, khai thác tài nguyên trên các vùng biến xa bờ của Tổ quốc. Tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu theo Quyết định số 398/1997/QĐ-TTg là khoảng 1.300 tỷ đồng, tạo được lực lượng tàu cá lớn đánh bắt xa bờ, góp phần chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp khai thác, giảm áp lực khai thác đối với vùng biển ven bờ, tạo thêm việc làm và cải thiện đời sống ngư dân. Nhờ có chính sách này, từ một số lượng tàu xa bờ ít ỏi ban đầu (khoảng vài chục chiếc công suất lớn) đến nay cả nước đã phát triển được trên 31.000 tàu cá có công suất trên 90 CV.

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách này cũng còn tồn tại một số bất cập. Do việc tổ chức sản xuất thiếu tính đồng bộ, việc cho vay đóng tàu khai thác xa bờ chưa tính đến cho vay để mua sắm ngư lưới cụ và trang thiết bị; chưa chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác; chưa đào tạo đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên; hệ thống thông tin liên lạc, công tác dự báo ngư trường chưa được triển khai; tổ chức sản xuất chưa hiệu quả, chưa tạo thành một chuỗi liên hoàn từ khai thác, dịch vụ, chế biến và tiêu thụ theo quy mô sản xuất mới. Vì vậy, các dự án hỗ trợ đóng mới tàu cá xa bờ gặp khó khăn trong thu hồi vốn đầu tư do hiệu quả sản xuất thấp.

Ngoài ra, cơ chế hỗ trợ vốn đóng tàu chưa được thực hiện chặt chẽ thông qua nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại nên quá trình thẩm định hỗ trợ vốn vay chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến ý thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc trả nợ chưa cao, phát sinh nhiều nợ xấu, dẫn đến phải khoanh nợ, xoá nợ, bởi vậy đã ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chương trình.

Sau chính sách hỗ trợ phát triển đội tàu xa bờ năm 1997 thì Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản cũng là một trong những chính sách lớn có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển nghề khai thác xa bờ nói riêng và nghề cá biển nổi chung được thực hiện trong 6 năm qua. Về cơ bản, Nghị định này đã quy định đầy đủ, có hệ thống, đồng bộ các chính sách cơ bản nhất cho việc khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn, đặc biệt là tàu vỏ thép để nâng cao năng lực khai thác, dần chuyển từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ, vừa khai thác tốt nguồn lợi, đảm bảo hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần bảo vệ các vùng biển của nước ta. Nghị định số 67/2014/NĐ-CP đã được thực hiện theo cơ chế liên ngành với sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan như tài chính, ngân hàng, đóng tàu, bảo hiểm với sự thể chế hóa cụ thể về mặt chính sách từ các ngành này.

Thứ nhất, về nguồn vốn, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai trong toàn hệ thống chính sách tín dụng ưu đãi cho phát triển thủy sản cùng sự tham gia của các ngân hàng thương mại với số vốn tín dụng đăng ký ban đầu là 14.000 tỷ đồng, trong đó: Agribank đăng ký 5.000 tỷ đồng, BIDV 3.000 tỷ đồng, VietinBank 3.000 tỷ đồng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long[1] 2.000 tỷ đồng và Vietcombank 1.000 tỷ đồng. Sau 6 năm triển khai chính sách, khoảng 10.500 tỷ đồng đã được các ngân hànggiải ngân cho các chủ tàu, ngư dân để thực hiện đóng mới 1.030 tàu cá công suất 800 trở lên.

Thứ hai, việc hỗ trợ lãi của ngân hàng cho dân đóng tàu vươn khơi, theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, ngư dân được vay vốn với suất đãi để khai thác thép hoặc vỏ công suất trong tàu phải mức suất từ 1-3%/năm (tuỳ theo vật liệu đóng vỏ gỗ, vỏ thép hay vật liệu còn ngân sách nhà nước sẽ trợ bù) 4-6%/năm. Như vậy, trong thời gian năm thực hiện chính sách, sách nhà nước cũng đã dành hàng chục hằng trăm tỷ đồng hằng thực hiện cấp lãi suất đóng tàu vươn khơi, số kinh phí Nhà nước bù lãi suất cho ngân thương mại 17,031 đồng; năm 2016, là 239,6 đồng.

Như vậy, qua 6 năm triển thực hiện Nghị định, mục tiêu đại hóa tàu cá bước đã đạt được, số lượng tàu khai thác gần bờ đã giảm khoảng 13,2%, số lượng tàu cá khai thác xa bờ tăng khoảng 20,1%[2]. Trong đó gần 50% là tàu đóng mới vỏ thép, vỏ vật liệu mới. với khoảng trên 50% tàu có công suất 800 CV trở lên được trang bị hiện đại, góp phần thúc đẩy ngành đóng tàu cá vỏ thép, vật liệu mới phát triển. Đồng thời, nhận thức của ngư dân, hoạt động khai thác hảisản bắt đầu thay đổi theo hướng công nghiệp; góp phần nâng cao điều kiện làm việc, sinh hoạt của thuyền viên, giảm tại nạn tàu cá, giúp ngư dân yên tâm bám biển sản xuất; đời sống người dân được nâng lên, nhiều mô hình liên kết sản xuất trên biển đã hình thành và phát triển, góp phần tích cực bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách theo Nghi định số 67/2014/NĐ-CP cũng phát sinh nhiều bất cập và khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi của chính sách. Các nguyên nhân cả chủ quan và khách quan có thể kể đến như: cơ sở hạ tầng nghề cá xuống cấp, quá tải, thiếu cơ sở hạ tầng nghề cá hiện đại; một số trường hợp chất lượng tàu cá vỏ thép chưa tốt, nhận thức của ngư dân về sử dụng, duy tu, bảo dưỡng tàu cá vỏ thép còn hạn chế, lạc hậu; số lượng và chất lượng thuyền viên chưa đáp ứng yêu cầu; tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ở mức cao. Đơn cử như trong tổng số 1.030 tàu cá được đóng bằng 3 loại vật liệu chính là vỏ gỗ, vỏ thép và vỏ composite thì số tàu vỏ thép (358 chiếc, chiếm 34,8% tổng số lượng tàu đóng mới theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP) hoạt động chưa hiệu quả. Một số tàu còn bị hư hỏng và đòi hỏi chỉ phí sửa chữa, duy tu bảo dưỡng lớn (21 tàu). Số lượng tàu phải nằm bờ, không thể ra khơi do ngư dân thiếu vốn sản xuất, hoặc ra khơi nhưng khai thác không đủ sản lượng do nguồn lợi cạn kiệt, ngư trường quá tải; hoặc tàu bị hư hỏng không tiền sửa chữa, bảo dưỡng là 55 chiếc. Điều này dẫn đến thiệt hại lớn cho ngư dân và ngân hàng, khi nợ xấu tăng đến 38% trong tổng số 10.500 tỷ đồng dư nợ tín dụng đóng tàu theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP trên phạm vi cả nước.

Điều này đòi hỏi việc điều chỉnh chính sách về vay vốn tín dụng và hỗ trợ ngư dân để tháo gỡ khó khăn về áp lực trả nợ ngân hàng, tăng hiệu quả chuyển biển, yên tâm sản xuất. Ngoài ra, một số ngư dân còn có tư tưởng chây ỳ, trả nợ ngân nđòi hỏi các cơ quan chứ hàng không đúng hạn, đòi hỏi các cơ quan chức năng địa hức nãy phương phải có biện pháp tuyên truyền giải thích để động viên ngư dân có trách nhiệm với khoản vay.

Bởi vậy, Nghị định số 17/2018/NĐ-CP được ban hành năm 2018 đã bước đầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều, khoản chưa thực sự phù hợp của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP. Trong đó, đáng chú ý là các thay đổi về chính sách tín dụng như chỉ hỗ trợ cho các ngư dân có đủ điều kiện ra khơi về năng lực, kinh nghiệm, có tiềm lực kinh tế, khi đó ngư dân sẽ tự bỏ tiền đóng tàu theo hạn ngạch (quota) đã được cấp tại địa phương và Nhà nước sẽ chỉ hỗ trợ một lần tối đa 35%, với trị giá từ 6-8 tỷ đồng/tàu tùy loại công suất tàu. Đồng thời, Nghị định số 17/2018/NĐ-CP cũng cho phép ngư dân vay vốn đóng tàu có thể được chuyển nhượng lại tàu nếu chủ tàu không đủ năng lực để hoạt động khai thác hải sản (đây là điểm mới của Nghị định số 17/2018/NĐ-CP so với Nghị định số 67/2014/NĐ-CP trước kia). Đồng thời, các nội dung chưa phù hợp trong Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và Nghị định số 17/2018/NĐ-CP sẽ tiếp tục được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Trong đó, tập trung một số vấn đề quan trọng như tiếp tục khuyến khích, thu hút ngư dân, doanh nghiệp đầu tư đóng mới tàu khai thác dịch vụ hậu cần nghề cá hiện đại; chủ tàu chuyển đổi nghề, kiêm nghề; khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nghề khaithác hải sản; khuyến khích, thu hút đầu tư vào cảng cá trung tâm nghề cá lớn; đầu tư cho các khu bảo tồn biến để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; cấm biển một số thời gian, khu vực khai thác trong năm...

Trước năm 2015, các quy hoạch cho hệ cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão được xây dựng riêng biệt theo Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 288/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Từ năm 2015, hai hệ thống quy hoạch này được nhập chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 trở về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Thực hiện các Quy hoạch nói trên, trong giai đoạn 2006 2010 và 2011-2019, nhiều chương trình, dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão đã được triển khai để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cho nghề cá. Trong giai đoạn 2006-2010 vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư nâng cấp các khu neo đậu tránh trú bão là 245 tỷ đồng, vốn dự án Quản lý rủi ro thiên tại của Ngân hạng Thế giới 4 (tổng vốn 299 tỷ đồng). Lũy kế vốn ngân sáchtrung ương đầu tư cho khu neo đậu đến hết năm 2015 là 2.319,9 tỷ đồng so với nhu cầu 6.393 tỷ đồng (đạt 36,3%); vốn ngân sách địa phương giải phóng mặt bằng và đầu tư một số hạng mục dịch vụ hậu cần được bố trí khoảng 200 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2011-2015, tổng nguồn vốn bố trí đầu tư các cảng cá khoảng 1.907 tỷ đồng, đạt 31,6% so với nhu cầu (khoảng 6.229 tỷ đồng) đến năm 2015; trong đó, Ngân sách Trung ương 307 tỷ đồng, vốn ODA khoảng 400 tỷ đồng, vốn Chương trình Biển Đông - Hải đảo khoảng 1.200 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 2015-2018, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hỗ trợ đầu tư nâng cấp 17 cảng cá với tổng mức đầu tư là 30,2 triệu USD thông qua dự án Nguồn lợi ven bờ vì sự phát triển bền vững (CRSD) và nguồn vốn từ các địa phương. Bởi vậy, đến năm 2019, cả nước đã có 83 cảng cá và 66 khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư nâng cấp và đã đi vào hoạt động tại các tỉnh, thành phố ven biển[3], phục vụ cho việc lên bến, bốc dỡ, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm và neo đậu tránh trú bão cho tàu cá khi gặp bão, áp thấp nhiệt đới.

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản nước ta đang chịu nhiều áp lực đánh bắt quá mức và các ngư trường khai thác đã bị quá tải, đặc biệt là ngư trường gần bờ. Chủ trương đưa đội tàu đi đánh bắt ở các vùng biển quốc tế hoặc các vùng biển có hợp tác đã bắt đầu được thực hiện thông qua “Đề án phát triển nghề khai thác viễn dương và tổ chức đưa ngư dân đi khai thác hải sản ở vùng biển một số nước” (được phêduyệt tại Quyết định số 1047/QĐ-TTg ngày 17/8/2018 củaThủ tướng Chính phủ). Đề án đã quy định một số nội dung hỗ trợ ngư dân khi khai thác ở vùng biển viễn dương và một số nước khác gồm: (a) Hỗ trợ chi phí nhiên liệu: hỗ trợ một lần 100% chi phí nhiên liệu 01 chuyến đi (01 lượt đi) cho các tàu cá xuất bến từ cảng Việt Nam đến vùng biến các nước có hợp tác khai thác, chi phí hỗ trợ nhiên liệu cho chuyến đi được chi trả sau khi đã hoàn thành việc hợp tác khai thác ở các nước và trở về Việt Nam; (b) Hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm: hỗ trợ 50% chi phí mua bảo hiểm thân tàu, 100% chi phí mua bảo hiểm thuyền viên làm việc trên tàu cá; (c) Hỗ trợ thiết bị thông tin: Hỗ trợ một lần 100% thiết bị đầu cuối giám sát hành trình có tích hợp kết nối định vị vệ tinh (VMS) lắp đặt trên tàu cá để giám sát hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển các nước. Tuy nhiên, để phát triển đội tàu khai thác hải sản viễn dương đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn và cần có thông tin về cơ sở dữ liệu nguồn lợi, ngư trường tiêu thụ sản phẩm phục vụ hoạt động khai thác và công tác chỉ dẫn, giám sát tàu cá khai thác ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam và vùng biển quốc tế. Bởi vậy, sau 2 năm triển khai 2018-2019, đến nay, mới chỉ có 4 doanh nghiệp ở các tỉnh Tiền Giang, Quảng Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ thiết lập quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp ở Solomon, Vanuatu, Papua New Guinea nhằm đưa lao động và tàu cá sang hợp tác khai thác, chế biến hải sản trong thời gian tới. Như vậy, có thể nói, đến thời điểm này nghề cá nước ta vẫn chưa thực hiện được mô hình tổ chức đưa tàu đi khai thác hải sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam, và còn thiếu sự tham gia nhiệt tình và hiệu quả của các doanh nghiệp để tập hợp ngư dân đi khai thác viễn dương. Đặc biệt, cần phải chuẩn bị tốt nguồn nhân lực đánh cá viễn dương, bảo đảm về kỹ năng và trình độ ngoại ngữ ở mức nhất định.thác hải sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam, và còn thiếu sự tham gia nhiệt tình và hiệu quả của các doanh nghiệp để tập hợp ngư dân đi khai thác viễn dương. Đặc biệt, cần phải chuẩn bị tốt nguồn nhân lực đánh cá viễn dương, bảo đảm về kỹ năng và trình độ ngoại ngữ ở mức nhất định.

Tài liệu tham khảo

1. Tổng cục Thủy sản: “Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP”, trình bày tại Hội nghị Tổng kết đánh giá 5 năm thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số Chính sách phát triển thủy sản, tổ chức ngày 11/12/2019 tại Hà Nội

2. Tổng cục Thủy sản: Báo cáo tổng kết ngành thủy sản, 2019

 


[1]1 Từ ngày 22/5/2015, Ngân hàng Thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long sáp nhập vào BIDV

[2]Tổng cục Thủy sản: “Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP”, trình bày tại Hội nghị Tổng kết đánh giá 5 năm thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số Chính sách phát triển thủy sản, tổ chức ngày 11/12/2019 tại Hà Nội

[3]Tổng cục Thủy sản: Báo cáo tổng kết ngành thủy sản, 2019

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành