Thứ tư, 20 Tháng 10 2021 16:34

Phân tích vai trò của ngư dân đối với phát triển kinh tế biển đất nước và với công cuộc xóa đói giảm nghèo

1. Vai trò của ngư dân đối với phát triển kinh tế biển của đất nước

Có thể thấy, trong lịch sử ngư dân có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Sự hiện diện của ngư dân đã được hình thành từ xa xưa với tên gọi “Ngư đội Hoàng Sa” là dấu ấn quan trọng khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển. Sau năm 1945, tiếp tục được Đảng, Nhà nước xác định ngư dân là lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển của Việt Nam. Vai trò đó được thể hiện qua các thời kỳ bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước:

Giai đoạn trước năm 1945: Lực lượng ngư dân đã khai thác các lợi thế của biển để phát triển kinh tế và mở rộnglãnh thổ của Tổ quốc, đặc biệt vùng biển về phía đông, nam và làm chủ hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Ngư dân ta đã biết tổ chức các hoạt động khai thác, sử dụng biến gắn với phòng thủ bờ biển một cách linh hoạt. Trong giai đoạn này, các triều đình phong kiến Việt Nam cũng đã đẩy mạnh phát triển mạng lưới thương mại với các tàu thuyền nước ngoài, cứu hộ, cứu nạn tàu thuyền bị thiên tại ở hai thương cáng lớn (Vân Đồn và Hội An Cù Lao Chàm).

Giai đoạn 1945–1965: Các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế biển cũng như xác định vai trò, vị trí của lực lượng ngư dân đã được thể hiện rõ ở hai miền đất nước. Ở miền Bắc tập trung vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, hỗ trợ cho đấu tranh của đồng bào miền Nam. Các hợp tác xã và đoàn tàu đánh cá được hình thành với vai trò động lực chính là lực lượng ngư dân. Ngoài ra, nước ta đã ký kết với Trung Quốc về các Hiệp định nghề cá 1957, 1960, 1963 và Hiệp định về nghiên cứu biển trên Vịnh Bắc Bộ năm 1961. Ở miền Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tham dự Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ nhất tại Giơnevơ và trực tiếp quản lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Giai đoạn 1965-1975: Giai đoạn chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, các ngư dân là tổ viên trong hợp tác xã nghề cá đã trở thành mô hình tổ chức kinh tế hậu phương, hậu cần vững mạnh vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa chi viện cho miền Nam. Trong tình hình đó, các ngư dân - xã viên hợp tác xã, vừa sản xuất vừa chiến đấu, tham gia tích cực vào việc vận tải phục vụ quốc phòng, góp phần mởđường Hồ Chí Minh trên biển. Lực lượng ngư dân vừa lao động trực tiếp đánh cá, đồng thời là dân quân, tự vệ phối hợp với các lực lượng chiến đấu và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển[1].

Giai đoạn 1975–1985: Tại Đại hội IV của Đảng, Đảng ta đã xác định 2 nhiệm vụ xây dựng kinh tế và bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đã đề cập đến một nền kinh tế mới - kinh tế miền biển và xây dựng ngành hải sản nước ta thành một ngành công nghiệp quan trọng, trong đó chú trọng đến thay đổi cách thức tổ chức sản xuất từ lực lượng ngư dân trên biển. Nhiều địa phương, hợp tác xã và tư nhân/ngư dân đã nhanh chóng thay đổi cơ cấu tổ chức nghề nghiệp, chuyển một bộ phận tàu thuyền sang khai thác các loại hải sản có giá trị xuất khẩu. Theo đó, các ngư trường được mở rộng ra cả vùng biển phía đông bắc, tây nam và vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa và ngư dân đã trở thành lực lượng sản xuất năng động tại các quốc doanh khai thác hải sản ở Kiên Giang, Phan Thiết, Đà Nẵng, Cửa Hội, Xí nghiệp Liên hợp thủy sản Hạ Long, Hải Phòng, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.

Giai đoạn 1985-2010: Đại hội VII của Đảng, Đảng ta đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền, quyền lợi quốc gia trên biển của nước ta đến năm 2000: “.. Từng bước khai thác toàn diện cáctiềm năng to lớn của kinh tế biển, phát triển kinh tế ở hải đảo, làm chủ lãnh hải và thềm lục địa, thực hiện chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế”[2]. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu “Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh".. Đồng thời đưa ra định hướng nhằm “Xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản xuất và khai thác tài nguyên biển”. Theo đó, đã tạo ra những chính sách quan trọng đồng hành cùng với ngư dân tham gia khai thác hải sản gắn với bảo vệ chủ quyền và quốc phòng, an ninh trên biển. Những chủ trương chính sách này đã tạo sự hiện diện dân sự của ngư dân, tàu cá trên biển, khắp các ngư trường Vịnh Bắc Bộ, đến Hoàng Sa, Trường Sa kéo về phía nam, vòng sang biên giới phía tây giáp Campuchia và vùng Vịnh Thái Lan là minh chứng khẳng định, xác nhận chủ quyền của nước ta trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Giai đoạn từ năm 2010 đến nay: Quốc hội Việt Nam khóa XIII đã ban hành Luật Biển Việt Nam năm 2012. Luật này cùng với Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Đặc biệt, tại Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra mục tiêu tổng quát “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng”[3]. Tập trung tổ chức lại sản xuất trên biển, xây dựng quan hệ sản xuất gắn với các mô hình, tổ hợp tác, hợp tác xã, chủ tàu thuyền, nậu vựa, các đơn vị hoạt động dịch vụ công ích, góp phần giảm cường độ khai thác hải sản ven bờ, phát triển khai thác hải sản xa bờ có hiệu quả, hạ giá thành sản xuất và cải thiện, nâng cao đời sống cộng đồng ngư dân ven biển hải đảo; khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển. Theo đó, kinh tế thủy sản nước ta bước đầu đã có những chuyển biến tích cực và đóng góp lớn vào sự phát triển chung của kinh tế nước nhà, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.

2. Ngư dân với xóa đói giảm nghèo

Dải ven biển bao gồm những hệ sinh thái cho năng suất cao, đa dạng nhưng cũng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Đây là nơi tập trung đông dân cư với các hoạt động kinh tế đa dạng[4]. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế mở và khả nàng chinh phục biển ngày càng lớn, đây là khu vực đã và đang thu hút rất mạnh đầu tư, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét, ngày càng phức tạp, nền kinh tế phát triển năng động nhưng cũng tiềm ẩn những yếu tố không chắc chắn. Theo thống kê, tỷ lệ đói nghèo ở dải ven biển thấp hơn so với vùng núi nhưng do tập trung đông dân cư nên số lượng người nghèo lại lớn hơn. Các xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo nhìn chung không có điều kiện để phát triển sản xuất, điều kiện canh tác nông nghiệp hạn chế. Sinh kế chính của họ là nghề khai thác hải sản.

Nghề cá đóng vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, tăng cường an ninh lương thực và các vấn đề dinh dưỡng, đồng thời thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh việc cung cấp thực phẩm hằng ngày, đánh bắt hải sản còn mang lại cho ngư dân nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống. Nghề cá Việt Nam nói chung là nghề cá quy mô nhỏ, số lượng tàu thuyền công suất dưới 90 CV chiếm gần 75% tổng số tàu thuyền lắp máy. Các hoạt động khai thác tập trung chủ yếu ở vùng nước ven bờ - nơi chỉ chiếm khoảng 11% diện tích vùng đặc quyền kinh tế nhưng mang lại gần 60% tổng sản lượng khai thác và mang lại nguồn sống cho những ngư dân nghèo với số lượng chiếm trên 75% tổng số lao động đánh cá. Chính vì vậy, tình trạng nghèo đói của ngư dân sẽ tác động tiêu cực đến việc khai thác và quản lý tài nguyên biển, nhất là vùng nước ven bờ.

Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta, nhằm hướng tới mục tiêu chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội. Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, với nhiều chính sách, chiến lược, chương trình, dự án về xoá đói giảm nghèo như: Trung ương 5 khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Chương trình 135, Chương trình vay vốn tạo việc làm, Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá, Chương trình đánh bắt xa bờ, Chương trình hỗ trợ cho các xã bãi ngang ven biển... Việt Nam nói chung và các địa phương ven biển nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo. Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn dưới 4% (giảm 1,3% so với cuối năm 2018); bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm xuống dưới 29% (giảm gần 5% so vớicuối năm 2018); trong đó, bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm khoảng 3-4% so với cuối năm 2018. Hết năm 2019, đã có 52/292 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 125 xã hoàn thành mục tiêu “Chương trình 135” giai đoạn 2017-2020.

Nhìn chung, kết cấu hạ tầng cũng như điều kiện sống của người dân tại các vùng ven biển ngày càng được cải thiện. Ở nhiều làng ven biển, ngư dân đã vượt qua đói nghèo nhờ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là chương trình đánh bắt xa bờ và các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác ở vùng biển khơi. Phần lớn các hộ có điều kiện kinh tế khá lên là những hộ được hưởng lợi từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Một số khác trở nên giàu có nhờ có kinh nghiệm đánh bắt, kinh doanh và tiếp cận được nguồn vốn vay. Họ có thể vay vốn từ ngân hàng thương mại với các hỗ trợ về thủ tục, lãi suất, bảo hiểm từ Nhà nước để đầu tư những con tàu đánh cá xa bờ có giá trị lớn. Nhiều ngư dân (thợ bạn) làm thuê trên những con tàu này và cũng có thể kiếm đủ tiền cho cuộc sống của gia đình họ.

Tuy nhiên, các kết quả giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế ở một số cộng đồng ngư dân vẫn chưa thực sự bền vững. Trình độ văn hoá, kỹ thuật và nhận thức về khai thác thuỷ sản gắn với bảo vệ nguồn lợi, môi trường, sinh thái biển của ngư dân đã được nâng lên, nhưng mức sống của họ vẫnchưa được cải thiện nhiều. Nguyên nhân là nhận thức của người dân về chính giảm nghèo bền vững chưa đầy bản thân người nghèo chưa nỗ vươn lên tự thoát nghèo, hạn chế về trình độ, còn tâm tự mặc cảm; và sự bấp bênh, rủi lớn trong hoạt động sản xuất của nghề trên biển. Đôi khi, việc được sự quan tâm của Chính phủ hỗ ngang ven biển có tưởng ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước. Tâm lý bảo thủ, thích giữ một số phong tập quán lạc hậu như sinh nhiều con, mê tín, thiên về giới... vẫn còn diễn ra. Mặt khác, một số chính sách, án giảm nghèo chưa thật sự phù hợp với từng nhóm đặc thù. Công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá chính sách được thực hiện thường xuyên.

Vấn đề nghèo đói trong cộng đồng nghề cá gắn bó chặt chẽ với các đặc điểm của khai thác như đặc điểm nguồn lợi, điều kiện khai thác, rủi ro có thể gặp phải do thiên tai, “nhân tai”, những hạn chế do thiếu nguồn lực (nhân lực, tài chính, kỹ thuật), cạnh tranh giữa nghề khai thác, và sức ép cạnh tranh của các hoạt kinh tế khác liên quan đến khai thác nguyên biển. Do vậy, để giảm nghèo bền vững cho cộng đồng ngư thì cần nâng cao hiệu quả kinh tế nghề cá và tạo ra các sinh kế thay thế phù hợp cho ngư dân cần phải chuyển nghề gắn liền với việc nâng cao tính trách nhiệm khai thác nguồn lợi, khắc phục những khó khăn về tự nhiên, về con người và hạn chế về kinh tế- xã hội.

 


[1]Xem Hồ Công Hường và cộng sự: “Mô hình tổ chức khai thác hải sản gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển Việt Nam”, Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017

[2]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.168. 2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Sđd, tr.76, 79

[3]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tâm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Sđd, tr.84

[4]. Xem Nguyễn Chu Hồi và nhiều người khác: “Cẩm nang quy hoạch không gian biển và vùng bờ cấp địa phương”, Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD), Hà Nội, 2012

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành