In trang này
Thứ sáu, 22 Tháng 10 2021 16:36

Bàn về tính ổn định của pháp luật

Pháp luật trong nhà nước pháp quyền mang bản chất dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Điều này đã được khẳng định trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu giành chính quyền năm 1945. Bên cạnh đó, pháp luật cũng là công cụ để người dân kiểm soát sự vận hành quyền lực Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước “trong sạch, vững mạnh”, không tham những, không lạm quyền, thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, không xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân.

Ở Việt Nam pháp luật góp phần quan trọng trong thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa, hội nhập. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải có chất lượng cao, dựa trên các văn bản pháp luật có chất lượng tốt. Có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của pháp luật, trong đó có tiêu chuẩn về tính ổn định.

Trên thế giới, theo GS. Lon Fuller thì việc pháp luật không ổn định (thay đổi quá nhanh chóng) là một trong số các lỗi dẫn đến văn bản pháp luật mất hiệu lực[1]. Ở phương Tây, ngay từ hàng trăm năm trước Công nguyên đã biết tới quan điểm rằng[2], "các đạo luật (luật pháp) có tuổi thọ cao hàng trăm năm, có tính ổn định và không nên sửa đổi"[3]. Tuy nhiên, từ trước đến nay chủ để tính ổn định của pháp luật ít được thảo luận kĩ lưỡng, và có thể được xem là một trong những khoảng trống trong khoa học pháp lý nước ta[4]. Ngay cả các công trình nghiên cứu về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam được công bố trong thời gian qua cũng ít để cập chủ đề này.

Về mặt ngữ nghĩa, tính ổn định (tiếng La tinh "stabilis", tiếng Anh là "stability") có nghĩa là tính vững chắc, tính không thay đổi tính có định, việc giữ một trạng thái hoặc một mức độ nhất định trong một thời gian dài[5]. “Ổn định" theo giải nghĩa của Từ điển Tiếng Việt là “ở vào hay làm cho ở vào trạng thái không còn có những biến động, thay đổi đáng kể”[6]. Đặc điểm không thay đổi đáng kể ở đây có thể gắn với sự vật, hiện tượng bất kỳ. Trong tự nhiên cũng như xã hội, mọi sự vật, hiện tượng đều không bất biến, đến có sự vận động, thay đổi. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian nhất định, sự thay đổi này có thể là không đáng kể. Khi đó, có thể nói đến sự ổn định của sự vật, hiện tượng. Tính ổn định với nghĩa là sự thay đổi không đáng kế của sự vật, hiện tượng chỉ có tính tương đối, gần với khoảng thời gian nhất định: không thể có sự ổn định vĩnh viễn.

Như vậy, sự ổn định của pháp luật trước hết là sự không thay đổi về nội dung pháp luật trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, câu hỏi lớn được đặt ra là sự ổn định của pháp luật có nhất thiết phải thể hiện ở việc nội dung pháp luật là bất biến không có sự thay đổi qua thời gian hay không?

Để trả lời cho câu hỏi trên cần xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa pháp luật và phát triển. Đã có rất nhiều lý thuyết làm rõ vấn đề này. Đại thể rằng, một quốc gia muốn phát triển cần có một chế độ pháp luật ổn định, minh bạch, đáng tin cậy, có thể dự báo, làm cho chi phí giao dịch được duy trì ở mức độ hợp lý giúp các hoạt động kinh tế được diễn ra. Từ hàng trăm năm nay các tác phẩm của Karl Marx, Max Weber, Ronald Coase, Douglass North, Williamson... đã được trích dẫn để củng cố giả thuyết rằng: Một quốc gia muốn phát triển cần xây dựng một hệ thống pháp luật ổn định, minh bạch, đáng tin cậy, trong một nền quản trị quốc gia hướng tới chế độ pháp quyền[7].

Trên thực tế, kinh nghiệm của các quốc gia cải cách thành công đều xác thực giả thuyết trên là đúng, là một sự thật hiển nhiên, không cần tranh luận. Chi tiết hơn, cũng đã có nhiều nhà lý thuyết nhận diện và định vị tính ổn định của pháp luật như là một thuộc tính của chế độ pháp quyền[8]. Đồng thời, khi có sự thay đổi của pháp luật thì sự thay đổi ấy không được thực hiện một cách tùy tiện, bất ngờ, không thể lường trước, dự báo trước được đối với người dân, doanh nghiệp, và thậm chí đối với cả công chức trong bộ máy chính quyền.

Như vậy, xét ở chiều ngược lại, pháp luật ổn định có nghĩa là pháp luật cũng phải thay đổi thích ứng với thời đại, song mọi thay đổi phải hợp lý, thỏa đáng, không bất ngờ, có thể đoán định trước được. Nói một cách ngắn gọn, ổn định nghĩa là thay đổi một cách hợp lý với thời đại. Chìa khóa của khái niệm tính ổn định của pháp luật là ở tính hợp lý, thỏa đáng trong những thay đổi pháp luật. Từ các tư liệu quốc tế, có thể thấy người ta đánh giá tính ổn định của pháp luật theo diễn tiến của quy trình lập pháp, thực thi pháp luật; và thay đổi, đổi mới pháp luật. Ngoài ra, tính ổn định là một giá trị có tính chủ quan được đánh giá bởi những cá nhân. Pháp luật ổn định cần được xem xét trong lợi ích và tầm nhìn của đối tượng cụ thể (chủ thể ban hành pháp luật, đối tượng chịu sự tác động của pháp luật...). Đối với pháp luật trong một nhà nước pháp quyền dân chủ, ổn định của pháp luật trước hết phải là sự ổn định xét từ góc nhìn của người dân, mà trước hết là nhóm đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản pháp luật.

Những điều trên có vẻ là tương đối rõ ràng để được chấp nhận trong giới nghiên cứu. Song ranh giới giữa ổn định và cứng nhắc, bảo thủ, giữa bất ổn định và linh hoạt, phát triển, thậm chí sáng tạo, ranh giới giữa hợp lý, thỏa đáng, có thể lường trước được... đều khá mong manh. Ổn định trong cảm nhận và giá trị của một nhóm người có thể lại là bất ổn định trong lợi ích và giá trị của những nhóm người khác. Đây là những điều chưa thật rõ ràng về lý thuyết, có thể dẫn tới nhiều tranh luận.

Có thể thấy, pháp luật, vốn là bộ phận của kiến trúc thượng tầng chịu sự tác động, chi phối của cơ sở hạ tầng (sự biến đổi của đời sống kinh tế, của các quan hệ sản xuất, mà suy cho cùng là sự biến đổi của lực lượng sản xuất, của những biến động trong thay đổi công nghệ, kỹ năng lao động, quản lý), khó tránh khỏi nhu cầu cần được thay đổi để phúc đáp những biến đổi mới trong đời sống kinh tế - xã hội.

Như vậy, trong bối cảnh pháp luật được sinh ra để điều chính các quan hệ của thực tiễn cuộc sống luôn luôn biến đổi, thì tính ổn định của pháp luật phải được hiểu theo nghĩa linh hoạt, tức là ổn định của pháp luật đã bao hàm trong đó khả năng pháp luật có thể thay đổi một cách hợp lý qua thời gian. Pháp luật dựa trên những nhận thức chung của xã hội, nó cũng phải thích ứng với sự thay đổi khi các giá trị phát triển hoặc những thách thức và cơ hội mới của xã hội, kinh tế, công nghệ hoặc môi trường[9].

Do đó, sẽ là lý tưởng nếu công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo đảm được sự dung hòa, cân bằng giữa sự ổn định và yêu cấu thay đổi của pháp luật qua thời gian trước những biến thiên của thực tiễn cuộc sống

Sự ổn định của nội dung pháp luật chỉ là khái niệm mang tính tương đối, vì nếu tuyệt đối hóa tính ổn định của pháp luật sẽ làm cho văn bản pháp luật hoặc là có khung pháp lý quả rộng, quy định mang tính chung chung sẽ gây khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật, hoặc là làm cho văn bản pháp luật cứng nhắc, lạc hậu quả xa so với điều kiện kinh tế - xã hội nhưng vẫn không được sửa đổi từ đó có thể làm suy giảm vai trò tích cực của pháp luật (vai trò mà đường, thúc đẩy phát triển) và tính khả thi của chính các quy định trong hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó cũng cần nhìn nhận rằng, việc văn bản pháp luật được sửa đổi, bổ sung nhiều hoặc liên tục không phải bao giờ cũng là biểu hiện của pháp luật không ổn định. Điều quan trọng là các nguyên tác, giá trị, chính sách cơ bản của pháp luật (xuất phát từ luật) có ổn định trong một khoảng thời gian nhất định hay không? Nếu có thì việc các văn bản pháp luật được sửa đổi, bổ sung chỉ là biểu hiện bên ngoài của nguyên tắc, giá trị, chính sách cơ bản đó. Khi đó, việc sửa đổi. bổ sung phải nhằm thể hiện được đầy đủ tinh thần, nội dung nguyên tắc, giả trị, chính sách mà pháp luật theo đuổi. Bên cạnh đó, việc thay đổi pháp luật phải phù hợp với thực tiễn, không nên đi trước quá xa so với xã hội.

Tựu trung lại, sự ổn định của pháp luật là sự không thay đổi nội dung của pháp luật trong một khoảng thời gian hợp lý.

Khoảng thời gian hợp lý này là bao nhiêu thì cho tới này khoa học pháp lý cả trong nước và quốc tế chưa thể đưa ra được một công thức chung để lượng hóa, áp dụng chung cho mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, quản trị được pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên, khoảng thời gian hợp lý mà pháp luật không nên thay đổi phụ thuộc vào kỳ vọng, khả năng điều chỉnh của các tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật cũng như ý đồ điều chỉnh pháp luật của các nhà lập pháp. Thêm vào đó, pháp luật ổn định không đồng nghĩa với việc pháp luật tuyệt đối không có sự thay đổi nào về nội dung qua thời gian. Pháp luật cần có sự thay đổi một cách hợp lý để phù hợp với sự thay đổi của các quan hệ xã hội được điều chỉnh (trong nhiều trường hợp cũng là phù hợp với chính kỳ vọng của người dân, của các tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật).

Tóm lại, để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả điều chỉnh pháp luật, trong một giai đoạn (khoảng thời gian) nhất định, các nguyên tắc, giá trị, chính sách cơ bản của luật căn được giữ không thay đổi để các tổ chức, cá nhân nhận thức, tìm hiểu, điều chỉnh hành vi, tuân thủ theo ý đó của nhà lập pháp. Tuy nhiên, tính ổn định của pháp luật phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, tính ổn định của pháp luật là điều kiện rất quan trọng bảo đảm cho sự hoạt động hình thường không chỉ của hệ thống pháp luật mà còn của toàn xã hội nói chung[10]. Pháp luật là thông tin đầu vào cho nhiều quyết định quan trọng của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi người dân, gia đình, tổ chức và các cơ quan nhà nước. Tính ổn định của pháp luật là yêu cầu cần thiết, bởi không thể thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật[11]. Tuy nhiên, pháp luật luôn phải thích ứng với sự thay đổi liên tục của thực tiễn cuộc sống. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung pháp luật là điều khó tránh khỏi. Nhu cầu xã hội và các quan hệ xã hội có tính ổn định tương đối, nên pháp luật cũng cần có tính ổn định tương đối[12]. Trong chiều tác động ngược lại, nếu sự thay đổi của pháp luật quá nhiều sẽ dẫn tới những tác động tiêu cực (đối với công tác quản lý nhà nước và xã hội). Bởi vậy, bảo đảm, năng cao tính ổn định của pháp luật cũng là yêu cầu rất quan trọng để bảo đảm sự thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác.

Có thể thấy thông qua việc điều chính các quan hệ xã hội, pháp luật tạo ra những trật tự xã hội nhất định. Nếu trật tự ấy được chấp nhận rộng rãi và có tính ổn định (tương đối) thì tự bản thân pháp luật có thể góp phần tạo ra hoặc cũng có thành tính ổn định chính trị xã hội. Ví dụ trong thời phong kiến, đế quốc, trật tự pháp luật mang tính chất áp bức sẽ luôn gặp phải sức phản kháng của người dân trong thời kỳ hiện đại, nếu trật từ pháp luật mang hoặc thể hiện tính đồng thuận các xã hội nên sẽ bảo đảm tính ổn định của chính trị - xã hội. Tính ổn định của pháp luật số bảo đảm sự ổn định trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội và điều đó tạo cho xã hội ổn định và phát triển.

Thứ hai, sự ổn định và tính dự báo của pháp luật là một phân cơ bản của nhà nước pháp quyền[13]. Trong trường hợp pháp luật không có sự ổn định và tính dự báo, công dẫn vẽ gặp khó khăn trong việc quản lý hiệu quả công việc của mình[14]. Sự ổn định của pháp luật cũng có một giá trị trong chứng mực nó bảo đảm rằng các trường hợp như thế sẽ được đối xử bình đẳng.

Thứ ba, riêng với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, phát triển kinh tế, pháp luật là loại thông tin đầu vào trong quá trình quyết định đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp (nhất là khi lập kế hoạch đầu tư, kinh doanh cho tương lai của doanh nghiệp), cũng là thông tin đầu vào quan trọng để người dân lập kế hoạch tổ chức cuộc sống của mình (chọn ngành, nghề theo học, chọn cơ hội việc làm theo đuổi ngành nghề làm việc). Tình trạng pháp luật không ổn định sẽ làm cho nhiều dự tính của người dân và doanh nghiệp trở nên không chính xác, từ đó không thể lập kế hoạch dài hạn cho tương lai .

Thứ tư, thiết lập được hệ thống pháp luật có tính ổn định cao thể hiện năng lực quản trị quốc gia của hệ thống cầm quyền. Pháp luật có tính ổn định cao, nhất là khi nội dung pháp luật đáp ứng nhu cầu của người dân sẽ củng có thêm niềm tin của người dân vào hệ thống chính trị hiện tại cũng như góp phần giúp các tương tác giữa người dân và chính quyền trở nên suôn sẻ, thuận lợi.

 


[1] Lon L. Fuller: The Morality of Line (revised edition). Yale University Press, New Haven and London, 1969, p. 39

[2] Nguyễn Văn Cương "Quan niệm về pháp luật và hệ thống pháp luật", bài viết in trong sách tham khảo. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Nguyễn Văn Hiển (Chủ biên); Bàn về hệ thống pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 75

[3] Shirley Robin Letwin: On the History of the Idea of Law, Cambridge University Press, Cambridge, 2005, p. 1

[4] Võ Khánh Vinh "Vô tỉnh ổn định của luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 8, 2014, tr.3-13.

[5] Vô Khánh Vinh: "Về tính ổn định của luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân" Tlđd, tr. 3-13.

[6] Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên: Tư diễn Tiếng Việt Nam. Đà Nẵng, 2003, tr.756.

[7] Tổng thuật tài liệu có thể tham khảo C. Milhaupt, K. Piitor: Lan Anh Capitalium What Corporate Crises Reveal about Legal Systems and Economic Development around the World, The University of Chicago Press, Chicago and London, 2008.

[8] Xem: John Braithwaite: "Rules and Principles A Theory of Legal Certainty, Australian Journal of Legal Philosopley, (2002) 27, https://www.anu.edu.au/fellows/jbraithwaite/_documents/Articles/Rules_and_Principles 2002.pdf

[9] Jutta Brunnée, Stephen I Toope: "International Law and the Practice of Legality. Stability and Change, 49/4, Victoria University of Wellington Law Review (Special Symposium Issue "The Dynamic Evolution of International Law). 2018, p. 430, http://www.nzlii.org/nz/journals/ VUWLawRw/2018/21.pdf.

[10] Võ Khánh Vinh, “Về tính ổn định của luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Tlđd tr.3-13)

[11] Hà Hùng Cường "Hoàn thiện hệ thống pháp hát đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2-3, tháng 0120K,0,17-25, 30

[12] Bộ Khoa học và Công nghệ Đề tài. "Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng các yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Báo cáo phúc trình Để tại KX (Los thuộc Chương trình KX-0, Hà Nội. Chủ nhiệm Vũ Đức Khiên, 2005.

[13] Stefanie A. Lindquist and Frank C. Cross: Stability, predictability and the Ride of Law: Stare decisis as reciprocity norm, University of Texas School of Law, 2010, p. 1, https://law.utexas.edu/conferences/measuring/The%20Papers/Rule%20of%20Law%20Conference.crosslindquist.pdf

[14] Eskridge, William N. Jr. and Philip P. Frickey, eds Hart and Sacks The Legal Process: Basic Problems in the Making and Application of Law. Westbury, N.Y: Foundation Press, 1994.