Thứ hai, 25 Tháng 10 2021 16:37

Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường ở Singapore

Singapore được xem như điển hình của sự can thiệp nhà nước vào thị trường, cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Sở dĩ nhà nước buộc phải can thiệp vào các hoạt động kinh tế nói chung hoạch định chiến lược phát triển kinh tế nói riêng vì, sau khi giành độc lập (năm 1965), kinh tế Singapore phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, các cơ sở kinh tế nhà nước, tư bản tư nhân trong nước còn yếu, thị trường tiền tệ chưa có... nên chỉ có nhà nước mới có khả năng dứng ra huy động vốn để đầu tư vào các dự án lớn với thời gian dài. Trong mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, nhà nước hướng đến thúc đẩy cho thị trường phát triển, và thị trường được sử dụng như một đồng cụ, phương tiện để thúc đẩy kinh tế. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Singapore thể hiện ở hai khóa cạnh chính: Một là, định hướng cho sự phát triển của thị trường, hai là, thúc đẩy, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Sự can thiệp của Nhà nước Singapore có hiệu quả cao, bởi đó là sự can thiệp theo hướng thị trường, hoặc sửa chữa những sai lầm của thị trường, chứ không phải là thay thế thị trường. Là quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực, Singapore chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu (năm 2008) với lạm phát cao, tăng trưởng chậm và xuất khẩu đình trệ. Nhà nước đã trấn an tinh thần người dân bằng cách bảo đảm nguồn cung cấp lương thực. Theo khía cạnh kinh tế, phương châm để “bàn tay vô hình" tự ổn định thị trường đã có hiệu quả: Không tìm cách dìm cung mà đối phó với nó bằng cách tăng cầu. Sự can thiệp của Nhà nước Singapore đối với nền kinh tế tập trung vào ba khu vực chính:

Thứ nhất, điều tiết thị trường lao động. Trong giai đoạn đầu phát triển, nhà nước xây dựng khu vực việc làm cho lao động phổ thông qua việc thu hút đầu tư và mở rộng các hoạt động sản xuất nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp. Bên cạnh đó, nhằm duy trì mức cạnh tranh quốc tế trong hoạt động sản xuất, nhà nước áp đặt mức lương tối thiếu hiệu quả. Để đạt được mục tiêu có nguồn lao động với chất lượng cao, Singapore đã tập trung ngân sách rất lớn tài trợ cho hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục sau đại học.

Nhà nước phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo vào trong các chính sách công nghiệp hóa, bao gồm đưa nguồn nhân lực vào các khu vực sản xuất công nghệ cao, các tập đoàn đa quốc gia.

Thứ hai, khuyến khích giáo dục và đào tạo. Singapore có đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới, thành thạo về chuyên môn, kỹ thuật và có thái độ làm việc tích cực là nhờ Nhà nước đã liên tục đầu tư vào đào tạo. Nhà nước tập trung xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo kỹ năng cho người lao động. Giáo dục và đào tạo ban đầu được trợ cấp bởi Nhà nước. Sau đó được khuyến khích đầu tự nhằm hiện đại hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia.

Thứ ba, nâng cao mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Nhà nước Singapore xem tiết kiệm là quốc sách hàng đầu. Cuộc vận động tiết kiệm luôn được tiến hành và nhận được sự ủng hộ của người dân. Với chính sách tiết kiệm bắt buộc, người lao động có thu nhập bằng lương đều gửi tiết kiệm vào quỹ khoảng 20-25% tổng thu nhập. Tiết kiệm chất xám và sức lao động được Singapore thực hiện thông qua việc khai thác chất xám, khai thác sức lao động một cách hiệu quả. Từ một quốc gia chuyên sản xuất hàng giá rẻ vào những năm 1960, Singapore trở thành trung tâm ngoại hối lớn thứ ba thế giới (sau Anh và Mỹ), vượt Nhật Bản để thành trung tâm ngoại hỏi lớn nhất khu vực châu Á năm 2013. Nhà nước quản lý phần lớn các khoản tiết kiệm thông qua Quý Dư phỏng Trung ương (CPF - Central Provident Fund) và Ngân hàng Tiết kiệm Bưu diện (FOSB - Post Office Saving Bank).

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Nhận thức về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường ở Singapore được định hình bằng mô hình tăng trường mà trong đó đã định hướng vai trò của nhà nước và thị trường. Nền kinh tế thị trường của Singapore chủ trương mô hình nhà nước kiến tạo hướng đến tạo lập các điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, giảm các hoạt động kinh doanh trực tiếp hướng vào thực hiện các công cụ can thiệp gián tiếp, thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại tương tự như Nhật Bản và các nước Đông Á khác

Việc giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường phụ thuộc vào trình độ phát triển đặc thù của Singapore trong mỗi giai đoạn nhất định mà không có khuôn mẫu chung để đưa ra quyết định mức độ tham gia của nhà nước hay mức độ quyết định của thị trường là rất đa dạng tùy thuộc vào trình độ phát triển, quan niệm về mô hình vận hành, tập quán truyền thống văn hóa. Bản thân nền kinh tế Singapore, trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau cũng đều có những điều chỉnh trong sự can thiệp của nhân nước vào thị trường. Đây được xem là mô hình kinh tế hỗn hợp đánh dấu sự thành công trên bước đường phát triển của Singapore.

Chính phủ Singapore đã xác định được những điểm mạnh mà thị trường không có cung cấp hàng hóa công, duy trì trật tự xã hội hoạch định khung khổ thể chế điều tiết nền kinh tế: khắc phục những bất cập của thị trường.... cũng như xác định cụ thể các lĩnh vực cần có sự can thiệp của nhà nước, từ đó khai thác tốt những điểm mạnh đó đem lại hiệu quả hoạt động của nhà nước được cải thiện. Thực tế, Singapore không phủ nhận vai trò của nhà nước trong các lĩnh vực như: ổn định kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tài chính và tiền tệ, củng cố an ninh - quốc phòng, cung cấp hàng hóa công cộng, chống ô nhiễm môi trường, phát triển giáo dục tăng thu nhập và nâng cao phúc lợi xã hội, tạo dựng một bộ khung xã hội dưới sự điều hành của luật pháp, định hướng cạnh tranh một cách có hiệu quả bằng cách giảm độc quyền... Sự can thiệp của nhà nước chỉ xuất hiện như một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường trong giới hạn nhất định. Vai trò của nhà nước ở Singapore là xác định “quy tắc trò chơi" để can thiệp vào những khu vực cần có sự lựa chọn, thể hiện những khuyết tật của thị trường, bảo đảm tính chính thể của nền kinh tế và cung cấp những dịch vụ phúc lợi cho xã hội. Nhà nước can thiệp là tạo điều kiện cho thị trường phát huy tác dụng hiệu quả và chỉ can thiệp khi thị trường không hiệu quả, thất bại.

Vấn đề cải cách khu vực kinh tế Nhà nước theo hướng cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả kinh doanh được Singapore gắn liền với việc đổi mới chức năng kinh tế của nhà nước, theo hướng giảm các hoạt động đầu tư kinh doanh trực tiếp của nhà nước nâng cao hiệu quả các hoạt động quản lý, điều tiết giản tiếp của nhà nước. Khu vực kinh tế nhà nước dần thu hẹp, các hoạt động cung ứng dịch vụ công cũng đã được mở với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Thậm chí ngay trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, nhiều quốc gia cũng kêu gọi khu vực tư tham gia cung ứng. Nhà nước tập trung vào nhiệm vụ tạo sản chơi, giữ luật chơi cho các chủ thể trên thị trường, các lực lượng trên thị trường vận hành.

Hiện nay, Việt Nam cũng đang thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên trên thực tế quá trình này diễn ra không đạt như kế hoạch, còn chậm, vẫn còn tâm lý níu kéo và thiếu đồng bộ về thể chế, quy định pháp luật xung quanh các nội dung về cổ phan hóa. Sự thành công trong chuyển đổi chức năng của nhà nước và quá trình cải cách theo hưởng thị trường của các doanh nghiệp nhà nước của các quốc gia nhằm giảm sự tham gia đầu tư trực tiếp của nhà nước, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước là một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình đổi mới nói chung, trong giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường nói riêng.

Vấn đề cải cách hành chính, thiết lập nền hành chính hiệu lực, hiệu quả ở Singapore cũng được đẩy mạnh. Singapore xác định bộ máy hành chính đóng vai trò quan trọng để giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Do vậy, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền hành chính thông qua quá trình cải cách, đổi mới luôn được chú trọng.

Với Singapore, rất đáng tham khảo trong chiến lược đào tạo, thu hút người tài vào bộ máy nhà nước. Singapore thực hiện chính sách trả lương xứng đáng, bảo đảm tái sản xuất mở rộng, góp phần chống tham nhũng, trong sạch và tinh gọn bộ máy, qua đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả điều hành. Đồng thời, Singapore còn tiến hành các cuộc cải cách hành chính trên quy mô lớn vào các năm 1980, 1991 với mục đích; nâng cao chất lượng các dịch vụ công, phân cấp quản lý tài chính, thực hiện Chương trình cải cách trong lĩnh vực hành chính gắn với hợp lý hóa tổ chức bộ máy, xây dựng và phát triển chính phủ diện tử. Kết quả đem lại từ những cuộc cải cách này vô cùng to lớn, đặt Chính phủ Singapore vào đúng vị trí là “người lái thuyền". Các Bộ liên thông chặt chẽ với nhau; cân bằng việc hợp tác công - tư hoặc tư nhân hóa, trọng dụng nhân tài, đánh giá năng lực của công chức để quyết định giữ lại hay đào thải; chống tham nhũng quyết liệt, thể hiện ý chí liêm chính; đưa tinh thần doanh nghiệp vào hoạt động của bộ máy hành chính... Điều này tác động đến quá trình giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường hiệu quả hơn.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành