Thứ sáu, 22 Tháng 10 2021 16:41

Sự bền vững môi trường – Tiêu chí cho nước công nghiệp

Bộ chỉ số bền vững môi trường (Environmental Sustainability Index - ESI) được Trung tâm Luật và chính sách môi trường Yale (YCELP) thuộc Đại học Yale và Trung tâm Mạng thông tin khoa học trái đất quốc tế (CIESIN) thuộc Đại học Columbia xây dựng và đề xuất vào năm 2000. ESI là nỗ lực đầu tiên để sắp xếp các nước theo 76 tiêu chí khác nhau về bền vững môi trường, bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, mức độ ô nhiễm trong quá khứ và hiện tại, những nỗ lực quản lý môi trường, mức độ đóng góp vào việc bảo vệ cộng đồng trên toàn cầu và khả năng của xã hội để cải thiện hoạt động môi trường theo thời gian[1].

ESI là một chỉ số tổng hợp, được tính toán dựa trên việc sàng lọc và kết hợp các đặc trưng bền vững của các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm, nỗ lực quản trị môi trường, đóng góp bảo vệ môi trường toàn cầu, khả năng cải thiện môi trường. Giá trị của ESI dao động trong khoảng 0 - 100 Giá trị số này càng lớn thì tính bền vững của môi trường càng cao.

Năm 2005, ESI cấp quốc tế bao gồm 21 thành phần, với 76 tiêu chí phản ánh thực trạng môi trường và các yếu tố liên quan đến môi trường bền vững, 21 thành phần bao gồm: chất lượng không khi đa dạng sinh học đất; chất lượng nước; tổng lượng nước; giảm ô nhiễm không khí giảm hệ sinh thái giảm dân số; giảm chất thải và sức ép tiêu dùng; giảm căng thẳng về nước; nguồn lực thiên nhiên; sức khỏe môi trường; tình trạng dinh dưỡng và tiếp cận nước sạch; giảm tính bị tổn thương do thảm họa thiên tại môi trường; quản trị nhà nước về môi trường; tính hiệu quả của sinh thái khu vực tư nhân; khoa học và công nghệ; tham gia vào các nỗ lực quốc tế khi gây hiệu ứng nhà kính; giảm áp lực môi trường xuyên biên giới.

Trên đây là trích dẫn của tài liệu, để xem toàn văn xin tải đính kèm.


[1] Tổng cục Thống kê, 2013; YCELP 2012.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành