Thứ năm, 21 Tháng 10 2021 16:49

Giới thiệu một số kinh nghiệm về việc áp dụng biện pháp phi thuế quan cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trong những thập kỷ qua, khi các biện pháp truyền thống trong chính sách thương mại quốc tế là thuế quan, hạn ngạch đang được cắt giảm và xoá bỏ dẫn nhằm đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tự do hoá thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA), thì các hiện pháp phi thuế quan ngày càng giữ vai trò then chốt trong việc điều hành các hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia, đang dần trở thành công cụ chủ chốt trong chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia, trong xu hướng tự do hoá thương mại trên thế giới hiện nay.

Hiện nay ở nước ta, các biện pháp phi thuế quan bị nhiều người coi là rào cản trong thương mại, góp phần làm chậm tiến trình tự do hoá thương mại và gây khó khăn khi tiếp cận thị trưởng của các quốc gia. Do đó, xác định dùng đến quan niệm về biện pháp phí thuế quan văn hệ thống nguyên tắc, tiêu chí đánh giá tính khoa học, hợp lý thực tiễn của các biện pháp phi thuế quan trong hệ thống chính sách là rất quan trọng trong việc đạt được những mục tiêu phi thương mại, đồng thời hướng đến phát triển thương mại bền vững. Trong các loại mặt hàng thì hàng nông sản thưởng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các biện pháp phi thuế quan và mức độ áp đất cũng khắt khe hơn so với các hàng hoá phi nông nghiệp. Mặc dù Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và kỷ kết nhiều Hiệp định thương mại tự do nhưng chưa được quan tâm đúng mức việc thực hiện các quy định về điều kiện, quy cách, chất lượng đối với hàng nhập khẩu, dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng và các vấn đề gian lận thương mại...

Với những nỗ lực đàm phán và tích cực chủ động mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được thoả thuận trong ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do với các đối tác chiến lược như Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu và rất nhiều liên kết khu vực. Vì vậy, Việt Nam dễ dàng được hưởng lợi từ cam kết cắt giảm thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do. Điều khó khăn nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam là đáp ứng được các yêu cầu trong hệ thống biện pháp phi thuế quan Căn cứ những nghiên cứu về quá trình chuyển đổi trong các biện pháp phi thuế quan điển hình được áp dụng của Liên minh châu Âu, Malaysia, Singapore, Trung Quốc các vấn đề Việt Nam cần lưu ý trong xây dựng và thực thi biện pháp phi thuế quan như sau:

Việc điều chỉnh bổ sung các văn bản luật pháp quy định liên quan đến biện pháp phi thuế quan cần làm rõ đổi tượng điều chỉnh, nội dung điều chỉnh và trách nhiệm đổi với các bên liên quan. Đặc biệt, trách nhiệm xử phạt đối với các trường hợp vi phạm nên gắn liền trách nhiệm dân sự và hình sự theo mức độ nghiêm trọng. Tăng trách nhiệm của các nhà sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu đối với việc thực hiện các quy tắc quản lý an toàn thực phẩm.

Nhằm tăng cường tính hiệu quả của việc áp dụng. Việt Nam cần duy trì hệ thống giám sát và thực thi chặt chẽ. trong đó tăng cường các hình thức kiểm soát rủi ro và cáchình phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm. Đồng thời, Việt Nam cần tăng sự phân cấp và trách nhiệm cho chính quyền địa phương và vai trò giám sát cho các hiệp hội người tiêu dùng trong việc kiểm dịch an toàn thực phẩm.

Với mục tiêu thương mại hướng đến phát triển bến vững, công bằng và đạo đức, hệ thống biện pháp phi thuế quan cần chú trọng và kiểm soát chặt chẽ hơn quy trình sản xuất sản phẩm, chứ không chỉ sản phẩm đầu ra. Do đó, Việt Nam cần tăng cường các biện pháp phi thuế quan liên quan đến chuỗi giá trị sản xuất, đặc biệt là các yêu cầu liên quan đến môi trường. Bên cạnh đó, Việt Nam cần phát triển nhanh hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Nguyên tắc của hệ thống biện pháp phi thuế quan của các nước phát triển là tăng tính minh bạch, hài hoà và thống nhất về cơ sở dữ liệu quản lý hàng hoá xuất - nhập khẩu. Do đó, Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống hải quan một cửa, kèm với cơ sở dữ liệu quản lý doanh nghiệp và hệ thống phân tích rủi ro. Từ cơ sở dữ liệu đó, bộ phận hải quan có thể phân loại doanh nghiệp và tạo ưu đãi thuận lợi thương mại theo từng mức đánh giá doanh nghiệp.

Đối với nhập khẩu các sản phẩm nông sản từ thực vật, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý chuẩn hoá quy trình sản xuất theo chuẩn HACCP hoặc Global GAP. Các yêu cấu về hạn mức dư lượng vi chất tối thiểu cần phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, trong đó, giảm tỷ lệ sử dụng các yếu tố đầu vào là phân bón và hoá chất, định hướng phát triển sản xuất bằng công nghệ sạch, hoặc sử dụng phân bón hữu cơ trong ngành nông nghiệp.

Hệ thống biện pháp phi thuế quan của Việt Nam cần tăng tính hiệu quả thực thi thay vì giảm số lượng các biện pháp phi thuế quan. Trong đó, các biện pháp phi thuế quan cần được xây dựng trên cơ sở tính tương thích với khu vực và thế giới, đặc biệt là vấn đề công nhận lẫn nhau và sự hài hoà hoá hệ thống biện pháp phi thuế quan với các quốc gia khác. Đặc biệt, trong quản lý hàng nông sản, Việt Nam cần chú trọng hai biện pháp điển hình là kiểm dịch động thực vật (SPS) và tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại (TBT) tương thích cao nhất với Hiệp định SPS và TBT của WTO. Ngoài ra, việc ban hành xây dựng và thực thi biện pháp phi thuế quan cần bảo đảm nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp nước ngoài và tăng tính minh bạch công khai thông qua lấy ý kiến phản hồi hai chiều giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Như vậy, nhằm xây dựng hệ thống các biện pháp phi thuế quan hiệu quả, Việt Nam cần chú trọng các vấn đề như: quản lý chuỗi sản xuất hiệu quả; phát triển hệ thống thông tin truy xuất sản phẩm; hệ thống kiểm soát hải quan một cửa và cơ sở dữ liệu nhằm hỗ trợ phân tích cảnh báo rủi ro sớm; khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng công nghệ sản xuất sạch trong nông nghiệp và giảm tỷ trọng sử dụng hoá chất; tăng tính tương thích và vấn đề hài hòa, công nhận lẫn nhau của hệ thống biện pháp phi thuế quan với WTO và các liên kết khu vực.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành