Thứ tư, 16 Tháng 2 2022 18:09

KỸ NĂNG PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC HUY ĐỘNG NGUỒN NHÂN LỰC THAM GIA PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

I. Kỹ năng phân tích “Nội dung của một báo cáo ban đầu đánh giá dự báo tác động Pháp luật”

Báo cáo đánh giá dự báo tác động pháp luật sơ bộ cần được coi là một phần của tờ trình về cải cách dự kiến do cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm. Báo cáo sơ bộ cần:

- Nêu rõ được vấn đề cần xử lý lý và lý do nảy sinh vấn đề;

- Thảo luận thất bại của thị trường dự kiến được xử lý. Điều gì sẽ xảy ra nếu như vấn đề không được xử lý.

- Nhận biết các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi vấn đề;

- Giải thích tại sao phải tiến hành cải cách. Đâu là mục tiêu chính sách ở cấp cao cần phải đạt được?

- Thảo luận các phương án nhằm giải quyết vấn đề, bao gồm cả phương án “không làm gì?”

- Mô tả tóm tắt các nghiên cứu, chính sách, quy chế hiện tại liên quan tới vấn đề đang được giải quyết. Mô tả trách nhiệm của cơ quan hữu quan.

- Thảo luận các chi phí, lợi ích và các tác động của từng phương án, bao gồm các tác động về thị trường và tới sự cạnh tranh.

- Lưu ý các vấn đề liên quan tới thực hiện, chi phí thực hiện;

- Bao gồm một kế hoạch tham vấn ý kiến ban đầu;

- Nhận biết nhu cầu thống tin cần bổ sung.

Từ những kiến thức cơ bản đã được bồi dưỡng tại các hội nghị tập huấn do Ban công tác đại biểu tổ chức nêu trên, các đại biểu có thể lồng ghép vào các nội dung cụ thể của các dự án luật trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm của Quốc hội. Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, xin gửi tới các đại biểu một ví dụ phân tích chuyên sâu về hoàn thiện pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh: với mục tiêu được đặt ra trong giai đoạn tới, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, trong đó cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Đổi mới toàn diện việc kiểm soát chất lượng của người hành nghề thông qua việc đổi mới hệ thống cấp chứng chỉ hành nghề và đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

- Hoàn thiện hệ thống các quy định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Tăng cường xây dựng chế độ, chính sách về nguồn nhân lực, đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

- Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật khám bệnh, chữa bệnh với các hệ thống pháp luật khác, đặc biệt là hệ thống pháp luật về bảo hiểm y tế.

Với mục tiêu về hoàn thiện pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh nêu trên, các đại biểu cần xác định được vấn đề cần xử lý và lý do nảy sinh vấn đề là gì?

Đi vào phân tích chuyên sâu có thể thấy, việc đổi mới toàn diện việc kiểm soát chất lượng của người hành nghề thông qua việc đổi mới hệ thống cấp chứng chỉ hành nghề và đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Bởi thực tế hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành Y tế còn thiếu và chưa hoàn thiện, nguồn nhân lực y tế, nhất là các bác sĩ có trình độ cao trên địa bàn các tỉnh, thành phố còn hạn chế nên việc thực hiện một số quyền còn bị hạn chế, từ các nguyên nhân:

Thứ nhất, do tình trạng quá tải nên nhiều người hành nghề không đủ thời gian để giải thích một cách cặn kẽ cho người bệnh về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị.

Thứ hai, do số lượng người hành nghề còn thiếu nên việc thực hiện chăm sóc toàn diện cho người bệnh gần như không thực hiện được.

Hầu hết số người dân được hỏi đều chỉ trả lời là khi đến bệnh viện thì phải tuân thủ nội quy, tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ và nhân viên y tế và có trách nhiệm chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh mà không biết một cách đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình khi đi khám bệnh, chữa bệnh.

Trên 90% số người hành nghề được hỏi về quyền và nghĩa vụ của mình khi hành nghề chỉ trả lời là có nghĩa vụ tuân thủ các quy định chuyên môn, tuân thủ quy chế hoạt động của đơn vị cũng như chỉ đạo của lãnh đạo khoa, phòng và thủ trưởng đơn vị mà không biết một cách đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Về vấn đề thảo luận thất bại của thị trường dự kiến được xử lý. Điều gì sẽ xảy ra nếu như vấn đề không được xử lý?

Khi tìm được các nguyên nhân nêu trên, vấn đề đặt ra là dự kiến những vấn đề cần được xử lý và dự liệu được những tình huống có thể xảy ra nếu không được xử lý. Đây là vấn đề được đưa ra trong báo cáo đánh giá tác động cần phải được kiểm chứng và phản biện trước khi quyết định thông qua một quy định cụ thể.

Vậy, cần thảo luận về chính sách tăng cường kiểm soát trình độ chuyên môn, năng lực hành nghề, quản lý hành nghề nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay theo các phương án được nêu ra như sau:

Phương án 1:

Chuyển từ cấp chứng chỉ hành nghề thông qua việc xét hồ sơ theo văn bằng chuyên môn của người đề nghị cấp và chứng chỉ hành nghề có giá trị không thời hạn sang cấp giấy phép hành nghề theo chức danh chuyên môn trên cơ sở kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Đối với phương án này đã chỉ ra những vấn đề cần xử lý như:

- Các chức danh phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề và giấy phép được cấp có giá trị 05 năm gồm: (1) bác sỹ; (2) điều dưỡng; (3) hộ sinh; (4) kỹ thuật y;

- Các chức danh không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề và giấy phép được cấp có giá trị không thời hạn gồm: (5) lương y; (6) người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề tại các cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn.

Nếu xử lý được sẽ mang đến những yếu tố tích cực như: Việc chuyển từ cấp theo đối tượng cụ thể sang chức danh chuyên môn sẽ làm tăng số lượng người hành nghề được cấp giấy phép hành nghề, từ đó Nhà nước sẽ tăng thu từ khoản phí của giấy phép hành nghề đó.

Nếu theo ước tính số đối tượng mà ngành y tế có thể tuyển dụng chỉ với chức danh nghề nghiệp là kỹ thuật y từ các ngành đào tạo không thuộc khối ngành sức khỏe để sử dụng trong ngành y tế chiếm khoảng 2% thì tổng số kinh phí mà Nhà nước có thể thu được thông qua việc cấp giấy phép hành nghề là khoảng 900 triệu/năm.

Nếu không xử lý được những vấn đề này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có chứng chỉ hành nghề phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, hạn chế nguồn thu cho ngân sách Nhà nước ở khối ngành đào tạo kỹ thuật y khoa.

b) Phương án 2:

Chuyển từ cấp chứng chỉ hành nghề thông qua việc xét hồ sơ theo văn bằng chuyên môn của người đề nghị cấp và chứng chỉ hành nghề có giá trị không thời hạn sang cấp giấy phép hành nghề theo chức danh chuyên môn trên cơ sở kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Đối với phương án này đã chỉ ra những vấn đề cần xử lý như:

- Các chức danh phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề và giấy phép được cấp có giá trị 05 năm gồm: (1) bác sỹ; (2) điều dưỡng; (3) hộ sinh; (4) kỹ thuật y;

- Các chức danh không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề và giấy phép được cấp có giá trị không thời hạn gồm: (5) lương y; (6) người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Hội đồng Y khoa Quốc gia tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề tại các cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn, gửi kết quả đến Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng để cấp Giấy phép hành nghề.

c) Phương án 3:

Giữ nguyên quy định như hiện nay là xét cấp trên hồ sơ theo đối tượng gồm: (1) bác sỹ; (2) Điều dưỡng viên; (3) hộ sinh viên; (4) kỹ thuật viên; (5) lương y; (6) người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền, Giấy phép hành nghề có giá trị vĩnh viễn. Đối với phương án này, đã có tình trạng.......

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành