Thứ năm, 17 Tháng 2 2022 18:26

Một số kinh nghiệm về đổi mới sáng tạo khu vực công ở Trung Quốc

Đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong khu vực công của Trung Quốc được đặc trưng bởi sự kết hợp của tầm nhìn chiến lược, mở, có thủ nghiệm và sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân. ĐMST của khu vực công được phân cấp, với các thành phố và chính quyền thành phố là cơ sở thử nghiệm chính cho ĐMST của khu vực công. Khu vực tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ĐMST ở khu vực công của Trung Quốc thông qua thực hiện ý tưởng trực tiếp với Chính phủ. Sự kết hợp giữa tầm nhìn, thử nghiệm và sự tham gia của khu vực tư nhân đã giúp quốc gia này nhanh chóng tiến bộ về kết quả trong Khảo sát Chính phủ Điện tử của Liên hợp quốc, với Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (E- Govemment Development Index - EGDI) tăng từ vị trí 78/193 nên kinh tế năm 2012 lên 63/193 năm 2016, và 45/193 năm 2020[1].

ĐMST cấp trung ương

ĐMST trung ương ở Trung Quốc tập trung vào việc cai thiện các quy trình để cung cấp dịch vụ hiệu quả. Ngoài ra, Trung Quốc cũng thúc đẩy ĐMST quản trị đầy tham vọng nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình. Chiến lược Internet Plus, được đề ra vào năm 2015, tạo động lực để cải cách dịch vụ công và tận dụng công nghệ để cải thiện việc cung cấp dịch vụ công. Mục tiêu là thúc đẩy “chia sẻ thông tin tốt hơn giữa các cơ quan chính phủ, để công chúng và doanh nghiệp ít phải đến trực tiếp các cơ quan chính phủ nhằm giải quyết công việc, tạo các thủ tục đơn giản hơn và dịch vụ ưng ý”. Bảng xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc năm 2018 và 2020 cho thấy sự tiến bộ trong lĩnh vực này của Trung Quốc.

Một ĐMST trọng tâm khác là tín dụng xã hội, sử dụng kinh tế học hành vi để cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ công. Vào năm 2014, Hội đồng Nhà nước đã kêu gọi một “hệ thống xếp hạng toàn quốc để đánh giá danh tiếng của các cá nhân, doanh nghiệp và quan chức chính phủ”. Kể hoạch này được thiết kế để mọi công dân Trung Quốc sẽ được theo dõi bởi một tập tổng hợp dữ liệu từ các nguồn công cộng và tư nhân vào năm 2020, và để các tập đó có thể tìm kiếm được bằng dấu vân tay và các đặc điểm sinh trắc học khác. Hiện tại, chương trình công cộng này đang được thực hiện thí điểm ở một vài thành phố. Tuy nhiên, các công ty tư nhân như Alibaba đã xây dựng các kế hoạch của họ, chẳng hạn nhr Sesame Credit, sử dụng lòng trung thành của người mua và hồ sơ tội phạm để xác định khả năng mua hàng hóa và dịch vụ của người dùng. Ví dụ này nêu bật sự tham gia trong một số sáng kiến ĐMST của khu vực công. Mặc dù việc sử dụng dữ liệu cá nhân có khả năng làm tăng trách nhiệm giải trình và cải thiện việc cung cấp dịch vụ. nhưng nó cũng đặt ra những lo ngại về quyền riêng tư và tự do dân sự.

ĐMST mạng lưới

Chính quyền các thành phố đã thúc đẩy DMST công ngoài Chính phủ trung ương (ĐMST mạng lưới) ở Trung Quốc thông qua việc thí điểm và mở rộng quy mô các san phẩm, dịch vụ và quy trình công nghệ mới. Chiến lược Thành phố Thông minh chiếm phần lớn ĐMST mạng lưới Chiến lược có ba trụ cột chính: tạo môi trưởng công nghiệp cạnh tranh; tạo môi trường sống hấp dẫn cho người dẫn và thiết lập các hệ thống quản lý sáng tạo để Chính phủ sử dụng. Các hệ thống này kết hợp ĐMST của khu vực công và khu vực từ nhân nhưng do Chính phủ lãnh đạo. Mỗi nhóm công tác điều phái liên bộ về thành phố thông minh đã được triệu tập vào tháng 4 năm 2016 và đã chọn ra 100 thành phố mới để thử nghiệm[2].

Một trong những ĐMST mạng lưới là quản lý giao thông. Ví dụ, dự án Bộ não thành phố Hàng Châu, được thực hiện với sự hợp tác của nền tảng thương mại điện tử Alibaba và nhà sản xuất phần cứng Foxconn Technology Group, sử dụng hệ thống camera đặt khắp thành phố và kết hợp dữ liệu của họ với trí tuệ nhân tạo để theo dõi tình trạng đường xá trong thời gian thực tế. Alibaba tuyên bố rằng với báo cáo vi phạm giao thông, hệ thống có tỷ lệ chính xác là 42% và đã tăng tốc độ lưu lượng lên 15%. Hệ thống này cũng có tiềm năng như một công cụ quy hoạch đô thị trong dài hạn. Nó có thể tìm hiểu các kiểu giao thông và đưa ra các đề xuất về các con đường mới, các tuyến xe buýt hoặc hệ thống đèn giao thông.

An toàn công cộng cũng là lĩnh vực của ĐMST mạng lưới. Công nghệ nhận dạng khuôn mặt, kết hợp với lượng lớn dữ liệu công dân, đang được sử dụng trong các mô hình “chính sách dự đoán” ở tỉnh Tân Cương. Nguồn cấp dữ liệu từ camera giám sát được kết hợp với hồ sơ du lịch, sao kê ngân hàng, hồ sơ du lịch và dữ liệu thậm chí cả về định hưởng tôn giáo để giám sát các cá nhân. Điều này chứng tỏ công nghệ đang thay đổi các kỹ thuật an toàn công cộng như thế nào. Tuy nhiên, nó cũng làm dấy lên những lo ngại về đạo đức, bao gồm các vấn đề về quyền riêng tư.

Dịch vụ công dân cũng là lĩnh vực trọng tâm trong ĐMST mạng lưới. Tại Tây An, nơi có sự di cư lớn trong thập kỷ qua, việc phân tích dữ liệu lớn được sử dụng để theo dõi dân số, xác định nơi công dân mới đến, loại công việc họ thực hiện và các dịch vụ họ sẽ yêu cầu từ Chính phủ.

Việc sử dụng nhận dạng khuôn mặt, như trong các ví dụ ở tỉnh Tân Cương và Tây An, và một số ĐMST khác của khu vực công cũng làm dấy lên lo ngại về sự đánh đổi giữa cải thiện cung cấp dịch vụ công và các vấn đề về quyền riêng tư và quyền công dân.

ĐMST do khu vực tư nhân lãnh đạo/dẫn dắt

Trong khi khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các sáng kiến thành phố thông minh, thì điều khiến Trung Quốc trở nên khác biệt là mức độ các công ty tư nhân đưa rà các giải pháp cho các hệ thống dịch vụ công và giải quyết các vấn đề của người dân liên quan đến thủ tục hành chính. Các công ty tư nhân đã phát triển một bộ sản phẩm mới và cải tiến quy trình để cung cấp dịch vụ công hiệu quả hơn.

Các nhà cung cấp dịch vụ và thanh toán lớn, đặc biệt là Alibaba (điều hành nền tảng thanh toán điện tử AliPay) và Tencent (điều hành nền tảng nhắn tin WeChat) đang đi đầu trong ĐMST do khu vực tư nhân dẫn dắt. Ví dụ: AliPay đã triển khai Dịch vụ Thành phố (dịch vụ trực tuyến cho phép thanh toán các hóa đơn tiện ích, chẳng hạn như khí đốt, nước và điện, cũng như tiền phạt giao thông và thuế), thay thế hệ thống trực tiếp do các cơ quan chính phủ vận hành. Các dịch vụ điển hình khác của thành phố bao gồm thanh toán qua các hệ thống - AliPay được chấp nhận trên các hệ thống giao thông công cộng ở 50 thành phố trên khắp Trung Quốc - thay vì sử dụng thẻ quẹt truyền thống. Công ty đã cung cấp AliPay ở 100 thành phố vào cuối năm 2018.

Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh của AliPay là WeChat đang đạt được lợi nhuận trong không gian nhận dạng kỹ thuật số. Thành phố Quảng Châu đang tiến hành thử nghiệm việc sử dụng WeChat để lưu trữ thẻ ID kỹ thuật số, cho phép người dùng truy cập các dịch vụ trực tuyến của Chính phủ. Hệ thống này đã được Bộ Công an kiểm định chất lượng, sau khi thử nghiệm ở tỉnh Quảng Đông, nó sẽ được mở rộng trên toàn quốc. Nhiều quốc gia trên thế giới đang thử nghiệm hệ thống nhận dạng kỹ thuật số, nhưng đây là ví dụ đầu tiên về việc khu vực tự nhiên thực hiện sáng kiến này, WeChat Pay cũng được sử dụng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Quảng Châu, cho phép mọi người thanh toán các đơn thuốc của họ và được giao thuốc đến tận nhà. Mỗi liên kết chặt chẽ giữa khu vực công và tư là do các mối quan hệ liên kết chính thức và mạng lưới không chính thức của Trung Quốc.

Những lợi thế đặc biệt

Tận dụng sự phong phú của dữ liệu

Một yếu tố lợi thế đặc biệt của ĐMST khu vực công ở Trung Quốc là lượng lớn dữ liệu mà các công ty công nghệ có thể có được. WeChat có hơn 1 tỷ người dùng trong khi dịch vụ taxi Didi Chuxing có 500 triệu người dùng. Nhà cung cấp thứ hai này hiện có thể dự đoán thời gian và địa điểm mọi người sẽ muốn đi du lịch với độ tin cậy 85% trước 15 phút. Các thuật toán tương tự này có tiềm năng xây dựng các dịch vụ công dự đoán[3].

Vai trò trung tâm của khu vực tư nhân trong việc thúc đẩy ĐMST

Vai trò trung tâm của lĩnh vực công nghệ là một trong những yếu tố đặc trưng cho ĐMST dịch vụ công và vai trò quan trọng của khu vực tư nhân trong đó. Nhiều chính phủ thích tự xây dựng các dịch vụ của họ, nhưng Trung Quốc đã sử dụng công nghệ của khu vực tư nhân của mình để tạo ra phần lớn các ĐMST dịch vụ công. Tuy nhiên, khu vực tư nhân là một trong những yếu tố đặc trưng tiêu biểu cho ĐMST dịch vụ công, và điều này cũng đặt ra vấn đề quyền riêng tư và niềm tin hàng đầu. Việc đặt khu vực tư nhân vào trung tâm của thúc đẩy ĐMST cũng khiến cho việc giám sát an ninh trở nên khó khăn hơn..

Như vậy, có thể thấy rằng cùng với việc phát triển về công nghệ thông tin, thế giới đã có những chuyển biến nhảy vọt về tăng trưởng, phát triển và văn minh. ĐMST đặc biệt là ĐMST đối với dịch vụ công ngày càng trở nên cấp thiết và là yếu tố được nhiều quốc gia quan tâm thực hiện. ĐMST dịch vụ công được thực hiện từ cấp trung ương, địa phương, xã hội dân sự và cả ở khu vực tư nhân.

 


[1] Evolution of Science, Technology and Innovation Policies for Sustainable Development, The Experiences of China, 2018

[2] [2] Evolution of Science, Technology and Innovation Policies for Sustainable Development, The Experiences of China, 2018

[3] The Three Year Action Plan to Promote the Development or New Generation Artifical Intelligence Industry (2018-2020) (in Chinese) (2017)

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành